Đề tham khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh học

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 TRƯỜNG THCS LỚP 9 THCS VÒNG THỊ XÃ NĂM HỌC: 2013-2014
NGUYỄN VĂN LINH MÔN THI: SINH HỌC 
 THỜI GIAN: 150 PHÚT ( Không kể thời gian phát đề ) 
Câu 1: ( 2 điểm )
 Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta làm như thế nào ? Cho Ví dụ 
Câu 2: ( 2 điểm )
 Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật.
 Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?
Câu 3: ( 2 điểm )
 Hãy nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
Câu 4: ( 2 điểm )
 a. Đột biến số lượng NST là gì? Nêu tên và số lượng của các kiểu bộ NST bị đột biến.
 b. Trình bày sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Câu 5: ( 3,5 điểm )
 Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 603 cây thân cao, hoa đỏ; 199 cây thân thấp, hoa trắng.
 a. Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 b. Cho cây F2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai.
Câu 6: ( 3 điểm )
 Một tế bào trứng của một cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng. Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng trên có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tinh nguyên bào đều có nguồn gốc từ một tế bào mầm.
 1. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
 2. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân của tế bào mầm?
 3. Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra 91 NST đơn.
 a. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử ?
 b. Xác định số lượng NST ở trạng thái chưa nhân đôi của thế hệ tế bào cuối cùng.
Câu 7: ( 4 điểm )
 Một phân tử ADN có 8400 Nucleotit gồm 4 gen. Số lượng Nucleotit của từng gen lần lượt theo tỉ lệ : 1: 1,5 : 2 : 2,5
 1. Tính chiều dài của từng gen
 2. Trên mạch một của gen ngắn nhất có tỉ lệ : A : T : G : X = 1: 2: 3: 4
 Tính số lượng từng loại Nu trên từng mạch đơn và của cả gen.
 3. Gen dài nhất có 3900 liên kết Hiđro. Tính số lượng từng loại Nu của gen ?
 Câu 8: ( 1,5 điểm ) 
 Số liên kết Hiđro của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây: 
1. Mất một cặp Nucleotit
2. Thay cặp Nucleotit này bằng cặp Nucleotit khác. 
( Hết )
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 
( 2 điểm)
 Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta cho cá thể mang tính trạng trội đó lai với cá thể mang tính trạng lặn.
 Nếu kết quả lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử; còn kết quả lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử.
 VD: gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng.
- P: AA ( hoa đỏ ) x aa (hoa trắng ) F : 100% Aa ( hoa đỏ )
- P: Aa ( hoa đỏ ) x aa (hoa trắng ) F : 50% Aa ( hoa đỏ ) : 50% aa ( hoa trắng )
0,5
1,0
0,5
Câu 2
( 2 điểm)
- Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật thể hiện:
 + Đặc trưng về số lượng: Ví dụ Người có 2n = 46; Gà có 2n = 78
 + Đặc trưng về hình dạng: Ví dụ dạng hình que, hình hạt...
- Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ vì: 
 + Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra bộ NST đơn bội ở các giao tử .
 + Trong thụ tinh các giao tử mang bộ NST đơn bội kết hợp với nhau tạo nên hợp tử có bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài. 
 Sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 3
( 2 điểm)
- Bản chất hóa học của gen:
 + Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Tùy theo chức năng mà gen được phân thành nhiều loại, nhưng chủ yếu là gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.
 + Trung bình mỗi gen gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nuleotit có trình tự xác định. Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều gen.
- Chức năng của gen: 
 + Là nơi lưu giữ thông tin di truyền. Gen phân bố theo chiều dài của phân tử ADN. 
 + Nhờ có đặc tính tự nhân đôi nên ADN: thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể; Là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản; Duy trì các đặc tính của loài ổn định qua nhiều thế hệ. 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
( 2 điểm)
a. - Là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
 - Thể dị bội : 2n +1, 2n – 1, 2n – 2 ( thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm, thể 0 nhiễm)
 - Thể đa bội : 3n, 4n, 
b. Sự khác nhau giữa thường biến và đột biết: 
Thường biến
Đột biến
- Những biến đổi ở kiểu hình
- Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
- Không di truyền; Biến đổi đồng loạt, có hướng xác định
- Thích nghi với điều kiện môi trường
- Những biến đổi trong vật chất di truyền
- Do tác nhân vật lí, hóa học, rối loạn trao đổi chất 
- Di truyền ; Riêng lẻ, không định hướng
- Có hại, có lợi hoặc trung tính
0.5
0,25
0,25
1,0
( Mỗi ý đạt 0,25)
Câu 5
(3,5 điểm)
a.
* Xác định quy luật di truyền :
- Theo giả thiết P thuần chủng thân cao, hoa đỏ lai với thân thấp, hoa trắng, F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ 
 è Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp
 Tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng
 F1 dị hợp tử về hai cặp gen
- Quy ước :Gen A quy định thân cao; gen a quy định thân thấp
 Gen B quy định hoa đỏ ; gen b quy định hoa trắng
 F1 giao phấn được F2 gồm 603 thân cao, hoa đỏ : 199 thân thấp, hoa trắng » 3 : 1 
 è F2 gồm 4 tổ hợp = 2 giao tử ♀ ´ 2 giao tử ♂ è mỗi cơ thể F1 dị hợp tử hai cặp gen đều cho hai loại giao tử nên hai cặp gen quy định chiều cao thân và màu sắc hoa liên kết hoàn toàn
 Vậy quy luật di truyền chi phối phép lai là: 
 - Trội lặn hoàn toàn ( Ở mỗi cặp gen)
 - Liên kết hoàn toàn (ở hai cặp gen)
* Viết sơ đồ lai
 - Xác định kiểu gen P : 
 Cây thân cao, hoa đỏ TC có kiểu gen là : 
 Cây thân thấp, hoa trắng có kiểu gen là : 
- Sơ đồ lai : 
PTC : ´ 
 thân cao, hoa đỏ thân thấp, hoa trắng
GP : 
F1 : KG : 100% 
 KH : 100% thân cao, hoa đỏ
F1 ´ F1 : ´ 
 thân cao, hoa đỏ thân cao, hoa đỏ
GF1 : , , 
 F2 : KG : 1 : 2 : 1 
 KH : 3 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng 
b. 
 Cây F2 mang hai tính trạng trội có KG là : và ( thân cao, hoa đỏ)
 Lai phân tích với cơ thể mang hai tính trạng lặn có kiểu gen KG là : (thân thấp, hoa trắng)
Sơ đồ 1 : PB : ´ 
 Thân cao, hoa đỏ Thân thấp, hoa trắng
 GB : 
 FB : (100% thân cao, hoa đỏ)
Sơ đồ 2 : PB ´ 
 Thân cao, hoa đỏ thân thấp, hoa trắng
GB : , 
FB : KG : 1 : 1 
 KH : 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 6
( 3 điểm)
1.
- Số tinh nguyên bào: 1048576 : 4 = 262144 (TB) 
- Số NST trong bộ 2n = 3145728 : 262144 = 12 (NST) 
2.
- Số đợt nguyên phân của tế bào mầm: 2k = 262144 = 218Þ k = 18 (đợt) 
- Môi trường cung cấp số NST : 12 (218-1) = 3145716 (NST) 
3.
a.
b.
- Số NST trong hợp tử là: 91: (23-1) = 13(NST) 
= 12 +1
- Hợp tử có dạng đột biến dị bội thể 2n + 1
- Cơ chế hình thành hợp tử: Do 1 tinh trùng ( trứng) có n = 6 NST kết hợp với 1 trứng ( tinh trùng ) có 
n = 7 NST (n + 1) tạo thành hợp tử có 2n + 1 = 13 NST
- Số NST ở thế hệ tế bào cuối cùng là: 13 x 23 = 104 (NST)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(4 điểm)
1. Chiều dài của từng gen:
 Theo đề bài suy ra số nu của từng gen lần lượt là: 
 + Ngen I = 8400: ( 1 + 1,5 + 2 + 2,5 ).1 =1200 
 => L = ( N/2).3,4 = 2040 A0 
 + N gen II = 1200.1,5 =1800 => L = 3060 A0 
 + N gen III =1200.2 = 2400 => L = 4080 A0
 + N gen IV =1200.2,5 = 3000 => L = 5100 A0
2.
* Số lượng Nu từng loại trên mạch đơn:
 Gen ngắn nhất là gen I. N =1200 => N/2 = 600 nu
Theo đề bài mạch 1 có tỉ lệ : A1 : T1 : G1 : X1 = 1: 2: 3: 4
 => A1 = 600 ( 1+2+3+4 ).1= 60 = T 2
 T1 = 60. 2 = 120 = A2
 G1 = 60. 3 = 180 = X2
 X1 = 60. 4 = 240 = G2
* Số lượng Nu từng loại của cả gen:
 A = T = A1 + A2 = 180
 G = X = G1 + G2 = 420
3. Số lượng từng loại Nu của gen dài nhất: 
Gen dài nhất là gen IV. N= 3000 nu
 Theo đề bài: N = 2A + 2 G = 3000
 H = 2A + 3G = 3900
Vậy suy ra: G = X = 900
 A = T = 600
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 8
(1,5 điểm)
Số liên kết hiđro ( H ) sẽ thay đổi trong các trường hợp sau:
- Mất cặp Nu: 
 + Nếu mất cặp A –T sẽ giảm 2 liên kết H
 + Nếu mất cặp G –X sẽ giảm 3 liên kết H
- Thay bằng cặp khác: 
 + Thay cặp A –T bằng cặp T - A hoặc G - X bằng X - G sẽ không thay đổi số liên kết H
 + Thay cặp A – T bằng cặp G - X sẽ tăng 1 liên kết H
 + Thay cặp G – X bằng cặp A - T sẽ giảm 1 liên kết H
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ

File đính kèm:

  • docDe tham khao ki thi chon HSG vong thi 2013 2014.doc