Đề tài Những hình thức hoạt động ngoại khóa Văn học được tổ chức tại trường THPT Cò Nòi

doc21 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những hình thức hoạt động ngoại khóa Văn học được tổ chức tại trường THPT Cò Nòi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo sơn la
trường THPT Cò Nòi
==========







Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài : những hình thức hoạt động ngoại khoá văn học được tổ chức tại trường THPT Cò Nòi











Người thực hiện : Phạm Trung Sơn
Giáo viên trường THPT Cò Nòi




Mai Sơn, tháng 05 năm 2008


 **












































Mục lục

Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
 Phần nội dung
Chương I
Cơ sở lý luận của đề tài
I. Khái niệm, vai trò của hoạt động ngoại khoá văn học:
II. Đặc điểm vùng miền, lứa tuổi:
Chương II
Cơ sở thực tiễn của đề tài
I. Hoạt động ngoại khoá văn học - Một giải pháp hữu ích để nâng cao chất lượng dạy học văn:
II. Hoạt động ngoại khoá văn học - Một giải pháp hữu ích để khắc phục những hạn chế trong dạy học văn hiện nay:
Chương III
Nội dung của đề tài
 I. Các hình thức hoạt động ngoại khoá được tổ chức tại trường THPT Cò Nòi
II. Một số buổi tổ chức thực tế:
1. Các bước tiến hành một buổi ngoại khoá:
 2. Một vài buổi tổ chức cụ thể:
 3. Kết quả điều tra khảo sát thực tế:
Chương IV
GiảI pháp
 Kết luận
 Kiến nghị đề xuất



3
3
4
4
4



5

5
6


6

6


7




8


9

9
10
16


19

20

20
Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết môn Văn trong nhà trường phổ thông đã có một vai trò tích cực trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những “người công dân tốt, người lao động tốt người chiến sĩ tốt người cán bộ tốt”. Môn văn vừa là một môn khoa học cũng là một môn học có tính thẩm mỹ ( Vì văn học cũng là một loại hình nghệ thuật ).
Trong nhà trường THPT, văn chương là nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng ngôn từ. Cuộc sống hiện thực được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Việc tiếp nhận văn chương ở ngoài đời mang tính tự phát còn trong nhà trường mang tính tự giác. Bởi vậy vấn đề đặt ra ở đây dành cho những người giáo viên dạy văn là làm thế nào gây được hứng thú học văn ở học sinh. Để làm được điều này ta không thể không nhắc đến vai trò của các hình thức hoạt động ngoại khoá văn học được tổ chức cho học sinh.
Xuất phát từ những thực tiễn và yêu cầu đó, chúng ta càng thấy rõ hơn vị trí tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá văn học. Nó cũng đặt ra yêu cầu cấp bách là các nhà trường phải từng bước nâng cao trình độ của giáo viên dạy văn trong việc tổ chức điều khiển thực hiện hoạt động ngoại khoá văn học theo hướng lành mạnh bổ ích, hấp dẫn lôi cuốn góp phần nâng cao hơn nữa khả năng cảm nhận văn của học sinh, nâng cao hứng thú học tập cũng như chất lượng dạy và học môn văn ở trường THPT .
Nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã có sự nghiền ngẫm tích luỹ kinh nghiệm từ rất nhiều lần tổ chức các hoạt động ngoại khoá văn học cho học sinh các khối lớp tại trường THPT Cò Nòi. Tôi cũng hy vọng những việc mình đang làm sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Ngữ văn trong nhà trường và khơi dậy hứng thú học văn của học sinh.

II- Mục đích nghiên cứu 

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích :
Góp phần hoàn thiện nâng cao chất lượng môn văn trong nhà trường phổ thông, giải quyết sự thiếu hụt về kiến thức mà giờ chính khoá không đủ thời gian cung cấp. Đồng thời nó cũng giúp các em tìm hiểu sâu hơn các tác phẩm văn học, các giai đoạn văn học, các nhà thơ nhà văn tiêu biểu...giúp các em rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề đặc biệt là trước tập thể.
Tạo điều kiện để các em phát triển các sở thích cá nhân, các năng lực hoạt động nghệ thuật, khả năng cảm nhận thế giới ngôn từ, qua đó nâng cao thành tích học tập môn văn.
Về phía người nghiên cứu, đây là một cơ hội để làm giàu thêm vốn tri thức của bản thân, rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá văn học và là cơ hội đề thẩm định năng lực của cá nhân.

III - Phạm vi nghiên cứu 

Nghiên cứu đề tài: “ Những hình thức hoạt động ngoại khoá văn học được tổ chức tại trường THPT Cò Nòi” này chúng tôi khảo sát trong phạm vi khối lớp 10,11 và lớp 12 của trường THPT Cò Nòi 
Phạm vi nghiên cứu: Thông qua các hình thức hoạt động ngoại khoá đã được tổ chức cho học sinh, đối chiếu đánh giá qua các lần tổ chức, lấy ý kiến đóng góp nhận xét của học sinh trước và sau khi tổ chức từ đó rút ra những bài học bổ ích trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá văn học.

IV- Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp chính:
Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh, điều tra thực tế
Thực hành cụ thể qua các buổi tổ chức hoạt động ngoại khoá văn học
Phương pháp tổng hợp đối chiếu, so sánh, từ đó đưa ra những giải pháp, hoặc phương án cụ thể.

V- Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 10,11, 12 trường THPT Cò Nòi 

	













Phần nội dung
[
Chương I

Cơ sở lý luận của đề tài

I. Khái niệm, vai trò của hoạt động ngoại khoá văn học:
1) Khái niệm:

Trong số các loại hình nghệ thuật, văn học nghệ thuật là loại hình khó định nghĩa nhất, cũng vì văn học có vai trò to lớn trong xã hội nên các nhà nghệ thuật đã tách văn học thành một lĩnh vực riêng. Người ta thường nói “Văn học” và “Nghệ thuật” như bảy loại hình nghệ thuật gộp lại, còn văn học được sánh vai với bảy loại hình nghệ thuật đó. Theo đó hoạt động ngoại khoá văn học cũng không phải là hoạt động phụ thuộc hay cụ thể hoá môn học, lại càng không phải chỉ gắn với môn ngữ Văn. Hoạt động ngoại khoá văn học không đạt việc giảng dạy bộ môn lên hàng đầu mà nó là một hoạt động mang tính tự giác, thể hiện sự sáng tạo, khả năng riêng cuả học sinh qua đó góp phần nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập môn văn của học sinh.

2) Vai trò :
Thực tiễn đã cho ta thấy rõ ràng rằng hoạt động ngoại khoá văn học có vai trò góp phần tạo nên lối sống văn hoá khả năng hưởng thụ nghệ thuật có văn hoá cho học sinh. Qua đó học sinh phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, giáo dục và thẩm mỹ. Hoạt động ngoại khoá văn học giúp học sinh phát huy tính năng động sáng tạo, tính tích cực trong các hoạt động xã hội, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tạo điều kiện cho các thiên hướng sở thích cá nhân phát triển. Chính nhờ hoạt động ngoại khoá văn học mà nhiều em tìm được con đường đi đúng đắn cho tương lai của mình.
Hoạt động ngoại khoá văn học cúng góp phần lành mạnh hoá đời sống, bài trừ những thị hiếu văn hoá không lành mạnh, những văn hoá phẩm đồi truỵ ra khỏi cộng đồng, chống lại các chiêu bài của bọn phản động nước ngoài đang tìm cách thâm nhập vào giới thanh thiếu niên.
Về lâu dài, Hoạt động ngoại khoá văn học giúp học sinh nắm sâu sắc hơn các đơn vị kiến thức trong các giờ chính khoá, định hướng thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, góp phần vào việc hình thành nhân cách cho học sinh.
Như vậy, hoạt động ngoại khoá văn học sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Ngữ văn trong nhà trường và khơi dậy hứng thú học văn của học sinh.


II. Đặc điểm vùng miền, lứa tuổi:
Trường THPT Cò Nòi là một trường mới thành lập được 5 năm, tỉ lệ học sinh dân tộc chiếm 42,6 %. Chủ yếu là học sinh dân tộc Thái và H’mông. Khả năng giáo tiếp lĩnh hội các kiến thức văn học cũng như khả năng trình bày trước tập thể của các em là rất kém do đa số các em ở vùng sâu vùng xa chưa đi đây, đi đó nhiều, khả năng tiếp thu chậm, nhiều em gia đình còn rất khó khăn các em phải dành nhiều thời gian để phụ giúp gia đình, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình...
Tuy vậy, các em lại có điểm thuận lợi là đang thích tìm hiểu khám phá, tiếp cận những cái mới lạ. Vì thế nếu cũng lượng kiến thức ấy mà tìm được cách tiếp cận truyền tải phù hợp thì chắc chắn các em sẽ có hứng thú. Một điều khó khăn nữa là khả năng cảm nhận các vấn đề văn học của học sinh Trường THPT Cò Nòi cũng như học sinh miền núi còn yếu mà lượng thời gian ở trên lớp thì có hạn. Bởi thế nếu chỉ trông chờ vào lượng thời gian chính khoá thì sẽ có một lượng kiến thức nhất định không đến được với các em.
Cùng học một loại sách nhưng chắc chắn các em học sinh ở vùng núi sẽ không thể cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc như các em ở đồng bằng, thành phố....mà các sách tham khảo ở miền núi lại không có nhiều, vậy nên vai trò của người giáo viên dạy văn trở nên hết sức quan trọng. Các thầy các cô phải tận dụng thòi gian để truyền đạt kiến thức cho các em và phải có kế hoạch bù đắp những thiếu hụt về kiến thức trình độ do đặc điểm vùng miền mang lại , một trong những giải pháp cho vấn đề đó là tổ chức các hoạt động ngoại khoá văn học.


Chương II

Cơ sở thực tiễn của đề tài


Môn văn trong nhà trường phổ thông có trọng trách và sứ mệnh cao cả, đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ ở người học sinh. Trong quá trình giáo dục toàn diện của mỗi cá nhân, môn văn có vai trò quan trọng, mà như trong bài nói chuyện “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói : “Trong một bài văn, có thể dạy bao nhiêu cái hay, cái đẹp khác nữa, trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống ...” có nghĩa là khả năng giáo dục của môn văn là mênh mông, rộng khắp không những giáo dục con người về tư tưởng, lẽ sống, về nhận thức, mà còn giáo dục con người về cả mặt tình cảm, lý trí, hướng cho học sinh biết cảm nhận cái đẹp, thưởng thức cái đẹp và sáng tạo cái đẹp theo qui luật của nó, phát huy được óc sáng tạo, liên tưởng và tưởng tượng hình thành nên một thế giới tinh thần phong phú với cảm quan trong sáng, hướng tới cái thiện, cái cao cả, cái tốt đẹp.
Trong khuôn khổ thời gian ở trên lớp có hạn, người giáo viên không thể truyền đạt đến học sinh hết tất cả những điều mà nhà văn muốn nói và thể hiện ở trong tác phẩm của mình. Cách tốt nhất để học sinh có thể nắm bắt được tác phẩm một cách toàn diện là giáo viên chúng ta phải dành thời gian ngoài giờ chính khoá để bổ sung các đơn vị kiến thức còn thiếu cho học sinh. Thế nhưng sẽ là phản khoa học nếu những kiến thức đó không được học sinh hưởng ứng nhiệt tình tham gia. Do đó giáo viên phải chọn được những hình thức phù hợp, các cách thể hiện thú vị thông qua các hoạt động ngoại khoá để vừa nâng cao húng thú học tập môn Văn vừa nâng cao kiến thức văn cho học sinh.

I. Hoạt động ngoại khoá văn học - Một giải pháp hữu ích để nâng cao chất lượng dạy học văn:

Hai năm trở lại đây bộ giáo dục & đào tạo phát động trong toàn ngành cuộc vận động “hai không”. Năm học 2006 - 2007 có 2 nội dung là: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Sang năm học 2007 – 2008 thêm hai nội dung nữa là: “Không vi phạm tư cách nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp”. Cuộc vận động đang có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng dạy và học trong các nhà trường THPT phổ thông, từng bước đẩy lùi các tiêu cực trong ngành giáo dục.
Học sinh với tư cách là chủ thể tiếp nhận kiến thức cần một quá trình cũng như một sự chủ động trong việc lĩnh hội. Hoạt động ngoại khoá văn học là một trong những sân chơi để các em bày tỏ suy nghĩ, phát huy năng lực của mình cũng là nơi kiểm nghiệm khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Đồng thời nó cũng bù đắp những thiếu hụt về kiến thức mà trong giờ học chính khoá chưa cung cấp hết được.
Hoạt động ngoại khoá văn học cũng là để tạo hứng thú cho học sinh yêu thích học văn hơn mà trong văn học thì chỉ có yêu thích đam mê mới có kết quả tốt được.
Như vậy, Hoạt động ngoại khoá văn học góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
II. Hoạt động ngoại khoá văn học - Một giải pháp hữu ích để khắc phục những hạn chế trong dạy học văn hiện nay:
Chúng ta đều biết ngày nay nhiều học sinh không yêu Văn, không ham thích học văn, thậm chí nhiều em cho rằng môn Văn là một gánh nặng nhất là trong khi thi cử, kiểm tra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết do các em chưa ý thức hết tác dụng cuả việc học văn. Học văn không phải chỉ để thi cử mà học văn là để học làm người, học để đối nhân xử thế. Nhiều em cho rằng học Văn sau này khó có tương lai tốt đẹp nhất là về mặt tiền bạc, văn học không có nhiều sựu hấp dẫn vì khó hiểu khó tiếp thu. Nhiều khi nguyên nhân đến từ phía giáo viên. Các thầy các cô chưa tạo được hứng thú học văn cho các em khiến các em thấy môn văn nhạt nhoà như nhiều môn khác.....
Thực trạng trên đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải tìm cách tháo gỡ, phải làm sao cho các em ý thức được tác dụng cuả việc học văn, phải có ấn tượng sâu sắc với môn văn tức là phải có hứng thú học văn.
Qua nghiên cứu khảo sát tôi thấy Hoạt động ngoại khoá văn học chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Trước hết đến với Hoạt động ngoại khoá văn học các em đựoc tự bày tỏ suy nghĩ của mình, được thấy trách nhiệm của mình, được giao lưu học hỏi, củng cố kiến thức. Mặt khác các hình thức tổ chức sinh động kết hợp kịch, tìm hiểu kiến thức, hát, ngâm thơ...và khoa học công nghệ hiện đại làm cá em thích thú. Qua đó nhiều em tự nhiên thấy yêu văn và thích học văn.
Hoạt động ngoại khoá văn học cũng là một cách giúp các em có sân chơi bổ ích xa dời các tệ nạn xã hội các hoạt động vui chơi không lành mạnh...

Chương III

Nội dung của đề tài
I- Các hình thức hoạt động ngoại khoá được tổ chức tại trường THPT Cò Nòi
Các hình thức hoạt động ngoại khoá văn học trong thực tế rất đa dạng, tuỳ từng điều kiện cụ thể chúng ta có thể vận dụng các loại hình phù hợp với khả năng cho phép. 
Để giúp cho các em học sinh lĩnh hội kiến thức được đầy đủ và có hiệu quả, tổ chuyên môn nhà trường đã tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh các khối lớp cụ thể:
- Hình thức ngoại khoá chuyên đề: Cùng nhau thảo luận về một vấn đề nào đó đang được nhiều người quan tâm, tạo điều kiện cho các em có khả năng trình bày trước tập thể, khả năng nghiên cứu sâu về một vấn đề, bồi dưỡng năng lực văn cho mình. Trong phạm vi một tập thể lớp, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh tranh luận về các cách hiểu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, viết bài và thảo luận về: “ Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam”. Thảo luận về : “Vẻ đẹp của ca dao, tục ngữ Việt Nam”...
- Tổ chức các sân chơi văn học:
+ Xem phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học: Làng Vũ Đại ngày ấy, Vợ chồng A Phủ; Các vở kịch như: Quan âm thi Kính, Hồn Trương Ba da hàng thịt...
+ Thi ngâm thơ, đọc diễn cảm, hát các bài thơ phổ nhạc
+ Thả thơ (Điền những từ còn thiếu vào các dòng thơ)
+ Diễn kịch do học sinh tự chuyển thể từ các tác phẩm văn học: “ Chí Phèo - Thị Nở, A Phủ và Mị, Mùa lạc, Hộ (Đời thừa)...
+ Hái hoa văn học, trả lời các câu hỏi có thưởng
+ Tổ chức tìm hiểu về văn học theo hình thức trò chơi: “Đường lên đỉnh Ôlimpia”, “đuổi hình bắt chữ” chuyển thể dưới dạng PowerPoint.
- Hình thức tổ chức đi tham quan dã ngoại các nơi mà các nhà văn nhà thơ đã sáng tác ra tác phẩm văn học, các di tích lịch sử, thắng cảnh...
- Tổ chức viết bài theo đề tài cho trước, giới thiệu các đầu sách hay để mọi người tìm đọc.
Tổ chức các buổi ngoại khoá cho một khối học sinh hoặc cả trường tham gia như: Năm học 2005 - 2006: “Vấn nạn ma tuý được phản ánh trong các tác phẩm văn học”. Năm học 2006 - 2007: Tìm hiểu về văn học dân gian “ Trở về nguồn cội”. Năm học 2007 - 2008: “Văn học Việt Nam 1945 - 1975”
Các hình thức này được học sinh tham gia khá sôi nổi, hào hứng. Khảo sát về hứng thú học văn yêu thích văn sau khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá văn học cao hơn nhiều trước khi tổ chức. Trước đó nhiều em chưa biết hoạt động ngoại khoá văn học là gì, có ý nghĩa gì nhưng sau khi được tham gia các em đã hiểu ra và thấy ham thích học văn hơn.
II. Một số buổi tổ chức thực tế:
1. Các bước tiến hành một buổi ngoại khoá:
- Lựa chọn hình thức và nội dung cuả buổi ngoại khoá
- Lựa chọn thời gian địa điểm thích hợp, xây dựng kế hoạch cụ thể: Luật chơi, đội thi, khách mời, phần thưởng...
- Phổ biến tới học sinh, giao việc cho học sinh, giám sát việc thực hiện của
học sinh.
	- Tổ chức ngoại khoá
	- Họp rút kinh nghiệm cho các buổi tổ chức sau
	2. Một vài buổi tổ chức cụ thể:
	a) Buổi hoạt động ngoại khoá văn học với chủ đề: “Trở về nguồn cội” thi tìm hiểu về văn học dân gian Việt Nam dành cho toàn bộ học sinh khối 10 - Trường THPT Cò Nòi.
	*) Kế hoạch tổ chức:
 Tổ Văn trường THPT Cò Nòi tổ chức buổi ngoại khoá Văn học mang tên:
"Trở về nguồn cội".
- Thời gian tổ chức : Sau tiết 3 chiều thứ 5, ngày 30 tháng 11 năm 2006.
- Địa điểm : Sân trường THPT Cò Nòi.
- Thành phần tham gia :
+ Đại biểu, Giáo viên chủ nhiện khối 10, Xung kích an ninh, Bảo vệ.
+ Toàn bộ học sinh khối 10.
Nội dung buổi ngoại khoá:
- ổn định tổ chức.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu ( Đ/c Sơn)
- Bài phát biểu về văn học dân gian: (Đ/c Dung)
- Thi tìm hiểu về "Văn học dân gian": 
Gồm 3 đội thi với 3 phần thi: ( Kết hợp với trình chiếu trên máy vi tính + Máy chiếu)
+ Khởi động: Trả lời nhanh các câu hỏi theo hình thức
 trắc nghiệm khách quan.
+ Biểu diễn trích đoạn "Xã trưởng Mẹ đốp"
+ Tăng tốc : Thi hát những bài hát mang âm hưởng dân gian.
+ Phần thi dành cho khán giả.
+ Về đích: Giải ô chữ.
Kinh phí: 
- Giải nhất: 70.000 đồng.
- Giải nhì: 50.000 đồng.
- Giải 3: 30.000 đồng.
- Quà cho khán giả: 7 phần quà trị giá 70.000 đồng.
- Hoa tươi, các chi khác: 50.000 đồng.
Tổng kinh phí: 270.000 đồng.

*) Luật thi:
Gồm 4 phần thi
Phần 1: Khởi động:
Mỗi 1 đội thi được trả lời 1 bộ câu hỏi gồm 5 câu, được ra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ dành cho 1 câu hỏi là 10 giây.
Phần 2 : Vượt chướng ngại vật: 
Chướng ngại vật trong cuộc thi ngày hôm nay là một câu ca dao, là lời khuyên của cha ông ta với học trò. Có 6 câu hỏi gợi ý để cho các đội chơi tìm ra chướng ngại vật. Đáp án của các câu đó có thể là từ thuộc chướng ngại vật hoặc thể hiện ý của chướng ngại vật . Các đội thi trả lời các câu hỏi bằng cách ghi đáp án ra bảng. Các đội thi lần lượt chọn các câu hỏi .Trả lời đúng: đội lựa chọn câu hỏi được 20 điểm các đội còn lại được 10 điểm, trả lời sai không có điểm. Thời gian suy nghĩ cho 1 câu hỏi là 15 giây. Sau lượt lựa chọn thứ 3 các đội thi có quyền trả lời chướng ngại vật, nếu trả lời đúng được 60 điểm, nếu sai bị loại khỏi cuộc chơi . Sau 6 câu hỏi mà các đội thi vẫn chưa tìm ra chướng ngại vật thì sẽ có 1 gợi ý và 20 giây suy nghĩ cho các đội, trả lời đúng được 30 điểm.


Phần 3 : Tăng tốc: 
Các đội thi biểu diễn các bài hát mang âm hưởng dân ca, Ban cố vấn sẽ nhận xét và cho điểm, điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm.
Phần 4: Về đích: 
Các đội thi cùng nhau trả lời 5 câu hỏi. Đội nào phất cờ nhanh hơn đội đó giành được quyền trả lời. Mỗi 1 câu hỏi sẽ có 3 gợi ý. Trả lời ở gợi ý thứ nhất được 30 điểm, trả lời ở gợi ý thứ hai được 20 điểm, trả lời ở gợi ý thứ ba được 10 điểm. Thời gian dành cho mỗi 1 gợi ý là 10 giây.
*) Các bộ câu hỏi dành cho các đội thi:
Bộ1: Thạch sanh
1. Nụ cười của cô gái trong ca dao được so sánh với hình ảnh:
a) Mùa thu toả nắng	b)Hoa ngâu	c)Hoa sen	d)10 thang thuốc bổ
2. Theo em chi tiết tạo nên sự bất ngờ trong "tam đại con gà" là gì:
a)Thầy bảo học trò đọc khẽ	b)Xin thổ công của thầy đồ
c)Trò vâng lời thầy đọc to	d)Lý giải tam đại con gà của thầy đồ
3. "Vừa bằng cái nong cả làng đong không hết " là cái gì?
a)Cái ao	b)Cái hố	c)Cái giếng	d)Cái hồ
4. Câu tục ngữ "chuột sa chĩnh gạo" cùng nghĩa với câu nào sau đây:
a)Mèo mù vớ cá rán	b)Của như non ăn mòn cũng hết
c)Năng nhặt chặt bị	d)Kẻ cắp gặp bà già
5. Thể loại văn học dân gian nào mà nhân vật thường hoá thân:
a)Truyện cười	b)Cổ tích	c)Ngụ ngôn	d)Tục ngữ
Bộ 2: Thánh Gióng
1.. Vì sao văn học dân gian được gọi là văn học truyền miệng:
a)Vì nó là những sáng tác tập thể của nhân dân
b)Vì nó được sáng tác và lưu truyền trong nhân dân lao động
c)Vì truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền
d)Cả ABC đều đúng
2. Truyện Tấm Cám phản ánh ước mơ chủ yếu nào của nhân dân:
a)Về cuộc sống ấm no	b)Về sự hoá thân của con người
c)Về sự giúp đỡ của bụt	d)Về ước mơ công bằng xã hội
3. "Nắng ba năm ta không bỏ bạn
 Mưa một ngày bạn lại bỏ ta" Là cái gì?
a)Cái cày	b)Cái bừa	c)Cái gáo tát nước	d)Cái bóng
4. Cách sử dụng hình ảnh "cây cầu" nào dưới đây không nằm trong hệ thống những cây cầu còn lại:
a)Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang
b)Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
c)Gần đây mà chẳng sang chơi 
Để anh ngắt ngọn nồng tơi bắc cầu
d)Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang
5. Sự sáng tạo thế giới và con người được thể hiện rõ nhất ở thể loại nào:
a)Sử thi	b)Truyền thuyết	c)Cổ tích	d)Thần thoại
Bộ 3 : Sơn Tinh
1. Đặc trưng cơ bản của thi pháp văn học dân gian là gì?
a)Xây dựng nhân vật điển hình	b)Sự lặp lại của các mô tuýp
c)Nhiều tình tiết ly kỳ gay cấn	d)Nhiều chi tiết hư cấu tưởng tượng
2. Chuyện An Dương Vương - Mị Châu Trọng - Thuỷ thuộc chủ đề nào:
a)Nguồn gốc dân tộc	b)Tình yêu đôi lứa
c)Giải thích hiện tượng thiên nhiên	d)Dựng nước và giữ nước
3. "Năm ông cầm hai cây sào
Đuổi đàn cò trtắng chạy vào trong hang" Là hành động gì?
a)ăn cơm	b)Cày ruộng	c)Đánh cá	d)Bắt trộm
4. Câu nào sau đây là ca dao:
a)Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
b)Người về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
c)Người đâu gặp gỡ làm chi 
Trăm năm biết có duyên gì hay không
d)Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
5. Thể loại văn học dân gian nào chứa đựng các yếu tố lịch sử:
a)Thần thoại	b)Sử thi	c)Truyền thuyết	d)Ca dao
Câu hỏi khán giả
1. Câu hát ru "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
 Đêm năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm" Là câu hát ru của vùng nào?
a)Miền bắc	b)Miền Trung	c)Miền Nam
2.Tục ngữ không thể hiện điều gì ?
A. Trí tuệ dân gian	B. Tiếng nói trữ tình dân gian
C. Trí thức bách khoa dân gian	D. Triết lí dân gian
3. "Có con mà chẳng có cha
Có lưỡi không miệng đó là vật chi"
a)Cái cuốc	b)Con dao	c)Cái bào	d)Cái cưa
4. Truyện cười có đặc điểm gần nhất với thẻ loại nào sau đây:
a)Tiểu thuyết	b)Phóng sự	c)Hài kịch	d)Tùy bút
5. Văn học dân gian được gọi là sách giáo khoa về cuộc sống là vì:
a)Nó cung cấp nhiều tri thức về tự nhiên và xã hội
b)Nó phát huy truyền thống yêu nước nhân đạo
c)Vì nó là kho tàng tiếng Việt phong phú
d)Cả ABC đều đúng
6. Sau khi thành vợ chồng việc tiên Dung và Chủ Đồng Tử không về cung mà ở lại tìm kế sinh nhai thể hiện điều gì?
a)Sự tự trừng phạt về việc làm trái ý cha
b)Tiên Dung lấy chồng thì phải theo chồng
c)Hạnh phúc chỉ thực sự có được từ cuộc sống lao động
d)Cuộc sống trên nhung lụa không thuộc về Chủ Đồng Tử và Tiên Dung
7. Trong các nhận định sau đây nhận định nào đúng:
a)Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi chữ viết ra đời
b)Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi văn học hiện đại ra đời
c)Văn học dân gian ra đời cùng với văn học viết và song song tồn tại đến ngày nay
d)Văn học dân gian ra đời từ rất sớm khi chưa có văn học viết và song song cùng văn học viết đến ngày nay
Vượt chướng ngại vật
*)Gợi ý 1: Đây là lời khuyên của cha ông ta với học trò?
1. Gồm 10 chữ cái: Tên một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du sử dụng rất thành công ca dao, tục ngữ. (Truyện kiều)
2. Gồm 3 chữ cái: Trong ca dao nếu như sông chỉ rộng có 1 gang thì cô gái sẽ sử dụng dải yếm làm gì để mời chàng trai sang chơi ? (Cầu)
3. Gồm 10 chữ cái: Trong bài hát nghề tôi yêu đã sử dụng cụm từ nào để chỉ nghề dạy học? (Kỹ sư tâm hồn)
4. Gồm 3 chữ cái: Từ còn thiếu bào câu ca dao sau
"............ nhau tâm trí hao mòn
........ đến thác vẫn còn ..............nhau"	
5. Gồm 7 chữ cái: Nêu tên của bài hát sau : ( Bụi phấn)
6. Gồm 5 chữ cái: Tên của bài thơ có đoạn thơ sau: ( ông đồ)
"Bao nhiêu người.............. 
...................phượng bay"
*) Gợi ý 2: Nó thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, gồm 14 tiếng.
Về đích: Ai nhanh hơn?
1. Đây là tên một loài hoa: (Tầm xuân)
- Xuất hiện trong ca dao có màu sắc không giống với thực tế
- Cây thường mọc hoang có 5 cánh cùng họ với hoa hồng
- Câu kết của bài ca dao có câu ấy là : "Chim vào lồng biết thuở nào ra"
2. Đây là một đồ vật của con người: (Nón)
- Thường dùng cho cắc cô gái
- Xuất hiện trong câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng
- Dùng che mưa che nắng
3. Đây có thể coi là một món ăn: (Hột chà là)
- Không phải là những lương thực thông dụng do con người trồng cấy lên
- Chỉ dùng trong những gia đình nghèo
- Thể hiện tình cảm của người con với mẹ già
4. Đây là cái gì: (Cái yếm)
- Thường có màu sắc đỏ thắm
- Trong ca dao nó được dùng để làm dây kéo thuyền, làm cầu bắc qua sông
- Là trang phục không thẻ thiếu của người phụ nữ xưa
5. Đây là cái gì: (Cái khăn)
- Trong ca dao nó dùng để chỉ nỗi nhớ của cô gái
- Nó được nhân hoá biết rơi xuống, vắt lên vai, chùi nước mắt.
- Câu kết của bài ca dao ấy là : "Lo vì một nỗi không yên một bề"
b) Buổi ngoại khoá văn học với chủ đề: “Văn học cách mạnh Việt Nam 1045 - 1975” dành cho học sinh khối 12 trường THPT Cò Nòi.
*) Kế hoạch tổ chức:
Tổ Văn trường THPT Cò Nòi tổ chức buổi ngoại khoá Văn học mang tên:
"Văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975”
- Thời gian dự kiến tổ chức : Sau tiết 3 chiều thứ 5, ngày 13 tháng 12 năm 2007.
- Địa điểm 

File đính kèm:

  • docCac hinh thuc hoat dong ngoai khoa tai truong THPT Co Noi.doc
Đề thi liên quan