Đề ôn số 18(v 5-6)

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn số 18(v 5-6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ ÔN SỐ 18(v 5-6)
 Câu 1 Phân biệt nghĩa của “ngọt” trong các trường hợp sau: 
“Cam ngọt”, “canh ngọt”, “nói ngọt”, “dao sắc ngọt”, “rét ngọt”.
Câu 2 “Gà của cô Hoa có bộ lông màu mã tía, cổ bạnh, mào hạt đậu”.
Hãy xác định số lượng vị ngữ của câu trên theo những cách hiểu khác nhau. Tại sao có thể xác định được như vậy? (có hai cách hiểu khác nhau).
Câu 3 Chỉ ra từ dùng hay trong câu thơ sau và giải thích vì sao dùng từ như thế lại hay.
“Đồng quê chan chứa
	Những lời chim ca”
(“Con chim chiền chiện” - tập đọc lớp 2)
 Câu 4 Nêu sự khác nhau về nghĩa và về từ loại của “hay” trong các câu sau:
Học hay cày giỏi.
Anh đã hay tin gì chưa?
Mẹ đi hay con đi?
 Câu 5 Nêu nghĩa và từ loại của ba từ cân trong câu 2 sau:
Bác bán cho tôi 5 cân gạo. Cân của bác cân đúng đấy chứ ạ ?
Câu 6 Hổ mang bò vào rừng.
Câu trên có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ và nêu nghĩa của câu theo hai cách hiểu đó. Giải thích vì sao có thể hiểu theo hai cách như vậy.
 Câu 7 Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.
	Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.
 BTVN:
Bài 1:Tìm chủ ngữ có trong các câu sau:
	Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
(Nguyễn Phan Hách, Đường đi Sa Pa)
Bài 2:Tìm ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau 
	Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
(Vân Long, Qua những mùa hoa)
Bài 3:
	Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phiến nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.
(Tô Hoài, Mua rào)
a/ Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.
b/ Nêu tác dụng của việc dùng từ láy có trong đoạn văn
Bài 4:: Đọc các dòng thơ sau: 
 “Ăn ở có trước có sau
Ăn nói lễ phép mai sau nên người
Từ ăn thú vị lắm cơ
Nói ăn mà vẫn biết là không ăn.”
	Em hãy tìm năm từ phức trở lên có tiếng ăn mà có nghĩa không phải là ăn.(VD: ăn ở, ăn nói)
Bài 5: §äc vµ nªu nh÷ng ®iÒu em c¶m nhËn ®­îc qua ®o¹n th¬ trong bµi ca dao sau: 
 Con ong lµm mËt yªu hoa
 Con c¸ b¬i, yªu n­íc; con chim ca, yªu trêi.
 Con ng­êi muèn sèng con ¬i
 Ph¶i yªu ®ång chÝ, yªu ng­êi anh em. (Tiếng ru-Tố Hữu) 
Bài 6: Phân biệt sự khác nhau về nghĩa của các từ:
“xấu xí” và “xấu xa”.
“nho nhỏ” và “nhỏ nhen”.
























 Đề ôn số 18 (V5-6)
Bài 1:
	Tìm chủ ngữ có trong các câu sau:
	Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
(Nguyễn Phan Hách, Đường đi Sa Pa)
Bài 2:
	Tìm ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và chỉ ra những từ ngữ được thể hiện phép tu từ đó.
	Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
(Vân Long, Qua những mùa hoa)
Bài 3:
	Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phiến nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.
(Tô Hoài, Mua rào)
a/ Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.
b/ Nêu tác dụng của việc dùng từ láy có trong đoạn văn
Bài 4:: Đọc các dòng thơ sau: 
 “Ăn ở có trước có sau
Ăn nói lễ phép mai sau nên người
Từ ăn thú vị lắm cơ
Nói ăn mà vẫn biết là không ăn.”
	Em hãy tìm năm từ phức trở lên có tiếng ăn mà có nghĩa không phải là ăn.(VD: ăn ở, ăn nói)
Bài 5: §äc vµ nªu nh÷ng ®iÒu em c¶m nhËn ®­îc qua ®o¹n th¬ trong bµi ca dao sau: 
 Con ong lµm mËt yªu hoa
 Con c¸ b¬i, yªu n­íc; con chim ca, yªu trêi.
 Con ng­êi muèn sèng con ¬i
 Ph¶i yªu ®ång chÝ, yªu ng­êi anh em. (Tiếng ru-Tố Hữu) 
Bài 6: Phân biệt sự khác nhau về nghĩa của các từ:
“xấu xí” và “xấu xa”.
“nho nhỏ” và “nhỏ nhen”.

Bài 7: Tả một người thân mà em yêu quý



 
 Đề ôn số 19 (V5-6)
Bài 1: Phát hiện câu đơn, câu ghép và chỉ rõ thành phần Trạng ngữ, Chủ ngữ, Vị ngữ trong các câu sau:
Sáng sớm, bà con trong thôn xóm đã nườm nượp đổ ra đồng.
Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên tôi đi đánh giậm, úp cá, đơm tép.
Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
d.Cô giáo em đang giảng bài.
 e Anh bộ đội vai đeo súng.
g Quyển sách bạn cho tôi mượn rất dễ đọc.
h .Mọi người đều lắng nghe ca sĩ Thanh Lam hát.
Bài 2:Trong các câu sau:
Đây là bạn tôi.
Ba em là giáo viên.
Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam.
Thì giờ là vàng ngọc.
Bộ phận in đậm (sau từ “là”) là bổ ngữ hay vị ngữ?
 Bài 3 Trần Đăng Khoa viết trong bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“ Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe đổ cơn mưa giữa trời
... Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngôi em nghe”.
Giọng đọc diễn cảm của thầy đã có tác dụng đối với tác giả như thế nào? Tình cảm chủ yếu của tác giả qua bài thơ này là gì? Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên 
Bài 4: Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) của những từ sau và chỉ ra từ nào là từ ghép tổng hợp, từ nào là từ ghép phân loại: niềm vui, vui chơi, vui tươi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.
bài 5: Nêu nghĩa và từ loại của ba từ cân trong câu 2 sau:
Bác bán cho tôi 5 cân gạo. Cân của bác cân đúng đấy chứ ạ ?
Bài 6: Hổ mang bò vào rừng.
Câu trên có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ và nêu nghĩa của câu theo hai cách hiểu đó. Giải thích vì sao có thể hiểu theo hai cách như vậy.
Bài 7: Em hãy chỉ ra từ không cùng nhóm với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau và giải thích vì sao từ đó không cùng nhóm:
anh hai, chị gái, thầy giáo, em gái.
Yêu thương, kính trọng, dễ thương, quý mến.
Nắng nôi, nứt nẻ, nồng nàn, nóng nảy/
Đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đứng đắn.
Lạnh gáy, lạnh ngắt, lạnh nhạt, lạnh toát.
Bài 8: 
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá vàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
(Đoàn Giỏi)
Đoạn văn trên nói gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn.
Xác định các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của 4 câu đầu trong đoạn văn trên.
Cấu tạo ngữ pháp của câu cuối trong đoạn văn có gì đặc biệt?
Bài 9: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi câu của đoạn văn sau:
Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ máu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.

Bài 10: Tả .............................................................................................................................
.

..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docde thi(2).doc