Đề kiểm tra Văn lớp 7 – tiết 42 (Học kì I)

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Văn lớp 7 – tiết 42 (Học kì I), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò kiÓm tra V¨n líp 7 – tiÕt 42 (Học Kì I)
Thêi gian: 1 tiÕt

A: §Ò ra:

I.Trắc nghiệm: ( 10 câu, mỗi câu 0,5điểm, tổng 5 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng nhất.
Các văn bản “Cổng trưởng mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê” giống nhau ở điểm nào?
A. Cùng viết theo thể kí
B. Cùng viết về tình cảm gia đình
C. Cùng là những văn bản nghị luận
D. Cùng viết về những đửa trẻ bất hạnh
2. Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về ca dao, dân ca?
A. Là những bài hát dân gian được truyền miệng.
B. Là những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian.
C. Là những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
D. Là những bài thơ dân gian được truyền miệng.
3. Bài “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận
B. Khúc ca khải hoàn
C. Áng thiên cổ hùng văn
D. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
4. Trong các bài thơ hoặc đoạn thơ sau, bài nào hoặc đoạn nào nói lên sự giao hoà tuyệt đối giữa tác giả với cảnh vật thiên nhiên?
A. Phò giá về kinh	C. Sau phút chia li
B. Bài ca Côn Sơn	D. Bánh trôi nước.
5. Trong những bài thơ Đường sau, bài nào giàu yếu tố tự sự hơn cả?
A. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
D. Xa ngắm thác núi Lư
6. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn để lại kết lại một câu: “Bạn đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn cao khiết , đậm đà.
A. Đúng	B. Sai
7. Nối ô bên trái với ô bên phải cho khớp giữa nội dung tư tưởng, tình cảm với những tác phẩm đã học.

Tên tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm
A. Cảnh khuya
1. Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
B. Rằm tháng giêng
2. Nỗi nhớ tiếc quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn giữa núi đèo hoang sơ, heo hút
C. Qua đèo ngang
3. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.
D. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
4. Nỗi sầu chia li của người chinh phụ
E. Sau phút chia li
5. Tình cảm quê hương tha thiết, đáng trân trọng pha chút xót xa ngậm ngùi lúc mới về quê.
8. Nối tên bài thơ ở cột A phù hợp với thể thơ ở cột B
A (tên bài thơ)
B (thể thơ)
1. Sông núi nước Nam
a. Ngũ ngôn tứ tuyệt
2. Phò giá về kinh
b. Thất ngôn tứ tuyệt
3. Bánh trôi nước
c. thất ngôn lục bát
4. Qua Đèo Ngang
d. Ngũ ngôn bát cú
5. Tĩnh dạ tứ
e. Lục bát

g. Song thất lục bát
II. Tự luận:
Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và trình bày cảm nhận của em về bài thơ đó.

B. Đáp án - biểu điểm 
§Ò kiÓm tra V¨n líp 7 – tiÕt 42 (học kì I)

I. Trắc nghiệm: - từ câu 1 đến câu 6: Mỗi câu 0,5điểm, tổng: 3 điểm
	- Câu 7: (1 điểm) nối A, B với 3; Cvới 2; D với 1; E với 4 
(Mỗi cặp đúng: 0,25 điểm)
	- Câu 8: (1 điểm) 1 và 3 với b; 2 và 5 với a; 4 với c.(mỗi cặp đúng o,2điểm)
II. Tự luận:
*Chép thuộc lòng bài thơ: đúng chính tả, rõ ràng, sạch, đẹp : 1 điểm
*Phần cảm nhận: 1, Yêu cầu cần đạt:
	- Nội dung: 
	a, Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang qua những vần thơ: thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng còn rất hoang sơ (thời điểm: chiều tà; cảnh thiên nhiên như dư thừa sự sống, con người xuất hiện ít ỏi, thưa thớt càng làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, cô liêu)
b, Tâm trạng nhà thơ: 
	+ Đó là nỗi nhớ nước, thương nhà, hoài niệm quá khứ, phủ nhận thực tại;
	+ Đó là tâm trạng buồn, nỗi cô đơn thầm lặng.
c, Tình cảm người viết chân thực
	- Hình thức: + Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
	+ Trình bày, chữ viết rõ ràng, đẹp, đúng chính tả.
	+ Diễn đạt trôi chảy, câu đúng ngữ pháp.
2, Biểu điểm: Đạt yêu cầu về nội dung: 3,5điểm
	Đạt yêu cầu về hình thức: 1,5điểm.
 Đề kiểm tra 15 phút
Môn Ngữ Văn lớp 7 - Học Kì I

1. Chép thuộc lòng 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (bản dịch)
2. Hai bài thơ trên được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Trước cách mạng tháng 8, khi Bác Hồ mới về nước.
B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp (1946-1954)
C. Thời gian Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam.
D. Những năm đầu hoà bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
3. Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (phiên âm) được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
D. Ngũ ngôn bát cú
4. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ trên là gì?
A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị cao.
D. Gồm cả ba yếu tố trên.
5. Hai bài thơ cho ta thấy Bác là người như thế nào?
A. Yêu thiên nhiên tha thiết, đặc biệt là yêu trăng.
B. Yêu nước thật sâu nặng.
C. Có phong thái ung dung, lạc quan.
D. Cả ba đáp án trên.
6. Vẻ đẹp hai câu đầu của bài “Cảnh khuya” là:
A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hoá.
B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động.
C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi.
D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp.
7. Câu cuối bài “Rằm tháng giêng” gợi nhớ đến câu cuối trong bài thơ nào sau đây:
A. Phong Kiều dạ bạc	D. Vọng Lư sơn bộc bố
B. Tĩnh dạ tứ	C. Hồi hương ngẫu thư
B. Đáp án - biểu điểm Đề kiểm tra 15 phút
Môn Ngữ Văn lớp 7 - Học Kì I

- Câu 1: Chép đúng, đẹp cả hai bài thơ (4 điểm)
Mỗi bài 2 điểm, có ghi rõ tác giả
- Từ câu 2 à câu 7 : mỗi câu 1 điểm.
Câu
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
B
D
D
B
A

Đề kiểm tra học kì I
Môn: Ngữ Văn lớp 7. Thời gian : 90 phút

I. Trắc nghiệm: (10 câu, mỗi câu đúng: 0,5điểm; Tổng: 5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.
Đoạn văn:
… “Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào… Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…”
(Trích Ngữ văn 7 - Tập I)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Một thứ quà của lúa non: Cốm
B. Sài Gòn tôi yêu.
C. Cổng trường mở ra
D. Mùa xuân của tôi.
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Thạch Lam
B. Vũ Bằng
C. Minh Hương
D. Lí Lan.
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả ;	B. Tự sự ;	C. Biểu cảm;	D. Nghị luận
4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tình yêu nồng nhiệt, say đắm đối với Sài Gòn của tác giả.
B. Cảnh sắc Sài Gòn một buổi nắng sớm.
C. Cảnh sắc Sài Gòn khi đêm về khuya.
D. Cảnh sắc Sài Gòn lúc tinh sương.
5. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
A. 1;	B. 2;	C. 3 ;	D. 4
6. Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ ghép?
A. Phố phường	B. Náo động	C. Thanh sạch 	D. Thưa thớt
7. Đoạn văn trên, tác giả sử dụng thành công phép tu từ nào?
A. Nhân hoá	B. So sánh	C. Hoán dụ	D. Điệp ngữ
8. Trong các bài thơ sau, bài thơ nào không phải là thơ trữ tình trung đại Việt Nam?
A. Bánh trôi nước
B. Qua Đèo Ngang
C. Phong Kiều dạ bạc.
D. Bạn đến chơi nhà.
9. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?
A. Dấu đầu hở đuôi
B. Há miệng mắc quai
C. Người ta hoa đất
D. Non xanh nước biếc.
10. Nhận xét nào sau đây không đúng với nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
A. Là “Bà chúa thơ Nôm”
B. Là nhà thơ của phụ nữ.
C. Ngôn ngữ, đề tài thơ bình dị.
D. Phong cách thơ trang trọng, tao nhã.
II. Tự luận: Cảm nhận của em về đoạn trích “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi?
Đáp án - Biểu điểm đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 7:

I. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
C
A
D
D
D
C
C
D
II. Tự luận: Yêu cầu cần đạt:
1. Về nội dung:
a, Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên trong đoạn thơ: Nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ (giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên)
b, Cảnh tượng Côn Sơn với các chi tiết nổi bật:
	- Tiếng suối chảy rì rào
	- Đá rêu phơi
	- Thông mọc như nêm
	- Bóng trúc râm
Đó là một cảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp, trong sáng hoà hợp với tâm hồn thi sĩ của tác giả.
c, Tình cảm người viết là tình cảm chân thực: Tình yêu đối với cảnh vật và con người.
2. Hình thức: - Bài viết phải có bố cục rõ ràng
	- Trình bày, chữ viết, diễn đạt, ngữ pháp… tốt.
Biểu điểm: - Đạt các yêu cầu về nội dung (4 điểm)
ý a: 2;	ý b: 1;	ý c: 1
	- Đạt yêu cầu về hình thức: 1 điểm.
Đề kiểm tra 15 phút
Môn: Ngữ Văn 7 - Học kì I
Đề ra:

I. Khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng nhất:
1. Văn bản “Cổng trường mở ra” đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào?
A. Phấp phỏng, lo lắng	B. Thao thức, đợi chờ
C. Vô tư, thanh thản	D. Căng thẳng, hồi hộp
2. Tại sao người cha của En-ri-cô trong “Mẹ tôi” lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi?
A. Vì ở xa con nên phải viết thư.
B. Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con nên không nói trực tiếp.
C. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con.
D. Vì qua bức thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều cha nói được thấm thía hơn.
3. Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong văn bản “Cuộc chia tay cuả những con búp bê” là gì?
A. Xa người anh trai thân thiết	B. Xa ngôi nhà tuổi thơ
C. Không được tiếp tục đến trường	D. Gồm tất cả những ý trên
4. Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng…” là vẻ đẹp:
A. Rực rỡ và quyến rũ	B. Trong sáng và hồn nhiên
C. Trẻ trung và đầy sức sống	D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
II. Chép thuộc lòng bài ca dao “Công cha như núi ngất trời” và bày tỏ suy nghĩ ngắn gọn của em về bài ca dao đó.
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra 15 phút học kì I

I, Trắc nghiệm: (5 điểm)
Câu 1: C	Câu 2: D	Câu 3: D	Câu 4: C
(Mỗi ý đúng 1,25điểm)
II, Chép đúng, đẹp bài ca dao: (2 điểm)
	- Bày tỏ được suy nghĩ của mình về bài ca dao đó (3 điểm)
	- Bài ca dao đã dùng những hình ảnh chỉ các sự vật, hiện tượng to lớn, mêng mông, vĩnh hằng của thiên nhiên để diễn tả công lao, tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái.
	Qua đó nhắc nhở bổn phận của những bậc làm con: Ghi nhớ công lao của cha mẹ, giữ trọn đạo hiếu.
kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn 7 - Tiết 46 (Học Kì I)

§Ò ra:

1. H·y s¾p xÕp c¸c tõ ghÐp sau ®©y vµo b¶ng ph©n lo¹i: häc hµnh,nhµ cöa,xoµi t­îng,nh·n lång, chim s©u,lµm ¨n,®Êt c¸t,xe ®¹p,v«i ve,nhµ kh¸ch,nhµ nghØ.
Tõ ghÐp ®¼ng lËp

Tõ ghÐp chÝnh phô

2.S¾p xÕp c¸c tõ l¸y sau ®©y vµo b¶ng ph©n lo¹i: long lanh,khã kh¨n,vi vu,nhá nh¾n,ngêi ngêi,bån chån,hiu hiu,linh tinh,loang lo¸ng ,lÊp l¸nh th¨m th¼m,t¨m t¾p,san s¸t ,åm ép.
Tõ l¸y toµn bé

Tõ l¸y bé phËn

3. Nèi ®¹i tõ ë cét A víi néi dung ë cét B cho phï hîp:
A. B
a. Bao giê 1.Hái vÒ ng­êi vµ vËt
b. MÊy 2 .Hái vÒ ho¹t ®éng ,tÝnh chÊt,sù viÖc
c. ThÕ nµo 3 Hái vÒ sè l­îng
d. Ai 4.Hái vÒ thêi gian
 4. T×m nh÷ng tõ H¸n ViÖt cã chøa nh÷ng yÕu tè sau:
a.hoµi : 
b.chiÕn:
c.mÉu:
d.hïng:
5.H·y g¹ch ch©n nh÷ng tõ H¸n ViÖt trong nh÷ng c©u sau:
a. Phô n÷ ViÖt Nam giái viÖc n­íc ,®¶m viÖc nhµ.
b.Hoµng ®Õ ®· b¨ng hµ.
c. C¸c vÞ b« l·o cïng vµo yÕt kiÕn nhµ vua.
d. C¸c chiÕn sÜ h¶i qu©n rÊt anh hïng.
e. Hoa L­ lµ cè ®« cña n­íc ta.
6.Trong c¸c dßng sau ,dßng nµo cã sö dông quan hÖ tõ,gach ch©n quan hÖ tõ ®ã:
a.võa tr¾ng l¹i võa trßn b. b¶y næi ba ch×m
c.tay kÎ nÆn d.Gi÷ tÊm lßng son
7. C©u sau m¾c lçi g× vÒ quan hÖ tõ?
Qua bµi th¬ “Qua §Ìo Ngang” cho ta thÊy t©m tr¹ng c« ®¬n tr­íc thùc t¹i da diÕt nhí vÒ qu¸ khø cña n÷ sÜ Thanh Quan.
A.ThiÕu quan hÖ tõ
B .Thõa quan hÖ tõ
C. Dïng quan hÖ tõ kh«ng ®óng chøc n¨ng ng÷ ph¸p
D. Dïng quan hÖ tõ mµ kh«ng cã t¸c dông liªn kÕt
8. CÆp tõ nµo sau ®©y kh«ng ph¶i lµ cÆp tõ tr¸i nghÜa?
A.trÎ -giµ B. s¸ng- tèi C. sang-hÌn D. ch¹y -nh¶y
9. Tõ nµo sau ®©y ®ång nghÜa víi tõ “thi nh©n”?
A. Nhµ v¨n B.Nhµ th¬; C .Nhµ b¸o; D. NghÖ sÜ
10. T×m vµ gi¶i thÝch nghÜa cña c¸c tõ ®ång ©m trong bµi ca dao sau:
 Bµ giµ ®i chî CÇu §«ng
 Bãi xem mét quÎ lÊy chång lîi ch¨ng
 ThÇy bãi gieo quÎ nãi r»ng
 Lîi th× cã lîi nh­ng r¨ng ch¼ng cßn.
11.Ph©n tÝch c¸i hay cña viÖc dïng tõ tr¸i nghÜa trong bµi th¬
“Håi h­¬ng ngÉu th­” (H¹ Tri Ch­¬ng).
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra Tiếng Việt - Ngữ Văn 7
Tiết 46 (Học Kì I)

Câu 1: (1 điểm)
Từ ghép đẳng lập
Học hành, nhà cửa, làm ăn, đất cát, vôi ve;
Từ ghép chính phụ
Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ;

Câu 2: (1 điểm)
Từ láy toàn bộ
Ngời ngời, bồn chồn, thăm thẳm, hiu hiu, tăm tắp, san sát, loang loáng, ồm ộp;
Từ láy bộ phận
Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, linh tinh, lấp lánh;

Câu 3: (1 điểm)
Nối: a với 4; b với 3; c với 2; d với 1 (Mỗi cặp đúng 0,25 điểm)
Câu 4: (2 điểm) Mỗi yếu tố tìm đủ 5 từ (0,5điểm)
Câu 5: (1 điểm) Gạch đúng các từ Hán - Việt:
a, Phụ nữ; b, Hoàng đế, băng hà; c, bô lão, yết kiến; d, chiến sĩ, hải quân, anh hùng; e, cố đô 
(Gạch đúng mỗi từ 0,1điểm)
Câu 6: (0,5 điểm)
Phương án trả lời: A; Gạch đúng từ “lại”.
Câu 7: (0,5 điểm) đáp án B
Câu 8: (0,5 điểm) đáp án D
Câu 9: (0,5 điểm) đáp án B
Câu 10: (1 điểm) phát hiện đúng các từ đồng âm: từ “lợi” trong các câu 2 và 4; giải nghĩa đúng.
Câu 11: (1 điểm) 
*Chỉ ra được các cặp từ trái nghĩa sau: (0,5 điểm)
- thiếu (trẻ) - lão (già)
- tiểu (nhỏ) - đại (lớn)
- li (đi) - hồi (trở lại
* Phân tích tác dụng: (0,5 điểm)
	+ Tạo nên sự đối lập tương phản
	+ Gây ấn tượng mạnh cho người đọc về thời gian xa cách quê nhà đã lâu, sự thay đổi về tuổi tác của tác giả.
	+ Khắc đậm tình quê, sự xót xa ngậm ngùi… (ở phần sau)

 

File đính kèm:

  • docBai KT Ngu van 7.doc
Đề thi liên quan