Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Yên Trấn

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 8 - Trường THCS Yên Trấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm tra môn sinh học Lớp 8
 Loại đề: TX 1 Tiết PPCT: 11 Thời gian làm bài: 15 phút.
Đề ra:
 Câu I: Ghép nội dung ở cột B với cột A sao cho phù hợp rồi ghi vào cột trả lời:
A
B
Trả lời
1. Sụn đầu xương
a. Chịu lực
1 - 
2. Sụn tăng trưởng
b. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già
2- 
3. Mô xương xốp
c. Giảm ma sát trong khớp
3-
4. Mô xương cứng
d. Phân tán lực, tạo ô chứa tuỷ
4-
5. Tuỷ xương
e. Xương dài ra
5-
g. Chịu lực, đảm bảo vững chắc.
Câu 2: Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
Câu 3: Vì sao người già khi ngã dễ bị gãy xương và khi xương bị gãy thì lâu hồi phục hơn ở trẻ em?
---- Hết-----
Đáp án đề TX 1:
Câu 1: 2,5 điểm Mỗi ý đúng được 0,5điểm.
	 1 – c, 2 – e, 3 – d, 4 – g, 5- b.
Câu 2: 3 điểm. Nêu được:
Thành phần chất hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. (1đ)
Thành phần chất vô cơ làm tăng độ cứng rắn của xương. ( 1điểm)
Xương vững chắc là cột trụ của cơ thể. (1 điểm)
Câu 3: (4,5 điểm)
Thành phần hoá học của xương người già, tỷ lệ chất cốt giao giảm => xương xốp giòn, dễ gãy.
ở người già sự phân huỷ xương nhanh hơn sự tạo thành => lâu phục hồi khi bị gãy.
- Hết-
Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm tra môn sinh học Lớp 8
 Loại đề: TX 2 Tiết PPCT: 30 Thời gian làm bài: 15 phút.
Đề ra:
 Câu I: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em chọn đúng:
Cấu tạo của ruột non:
Có 4 lớp: lớp màng, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
Trong niêm mạc có nhiều tuyến vị tiết dịch vị.
Trong niêm mạc có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và tế bào tiết chất nhầy.
Gồm a và c.
Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là:
Thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt lí học và hoá học.
Thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt hoá học.
Thức ăn chỉ được biến đổi về mặt lí học .
Thức ăn chỉ được biến đổi về mặt hoá học.
Những chất trong thức ăn được biến đổi ở ruột non là:
Gluxit, protêin, vitamin.
Gluxit, Lipit, protêin. 
Gluxit, Lipit, muối khoáng. 
Protêin, Gluxit, Lipit,vi tamin và muối khoáng. 
Vai trò của lớp cơ trên thành ruột non là:
Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hoá.
Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
Nhào trộn và nghiền nát thức ăn.
 Chỉ a và b đúng.
Gồm cả a, b và c.
Câu II: Một người triệu chứng thiếu axit ở dạ day thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể thế nào?
Câu III: Sản phẩm của các chất trong thức ăn sau quá trình tiêu hoá ở ruột non là gì?
---Hết ---
Đáp án đề TX 2.
Câu I : 4 điểm. Mỗi ý đúng cho 1 điểm 
	 1 –d, 2- b, 3 - b, 4 – d 
Câu II: (3điểm) Nêu được:
Do dạ dày thiếu axit nên môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp.
Câu III: (3điểm)
Sản phẩm của các loại thức ăn sau quá trình tiêu hoá ở ruột non:
- Tinh bột và đường đôi (gluxit) enzim	 đường đơn ( gluco) (1đ)
- Protêin 	enzim peptit enzim axitamin (1đ)
- Lipit enzim các giọt lipit nhỏ enzim axit béo và glixêin (1đ)
 --- Hết ----
Trường THCS Yên Trấn Kiểm tra 1 tiết. Môn Sinh học 8.
Loại đề : ĐK Tiết PPCT 18 -Thời gian làm bài: 45 phút
Đề ra:
Câu I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn đúng:
1.	Thành phần của 1 cung phản xạ gồm:
a.	Cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.
b.	Nơ ron hướng tâm, nơron litâm, nơ ron trung gian.
c.	Cơ quan thụ cảm, nơ ron trung gian, cơ quan phản ứng.
d.	Cả a và b
2.	Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
a.	Do làm việc quá sức, lượng oxi cung cấp thiếu, lượng axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ.
b.	Do lượng chất thải khí cácbonic quá cao.
c.	Cả a và b
3.	Xương dài ra được nhờ:
a.	Sự phân chia của tế bào xương. b. Sự phân chia của sụn tăng trưởng
c. Sự phân chia của sụn đầu xương. d. Cả a, b và c
4.	Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:
a.	Thực bào
b.	Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên
c.	Phá huỷ các tế bào nhiễm vi khuẩn, vi rút
d.	Chỉ a và b
e.	 Cả a, b, c
5.	Cấu tạo chung của các tế bào trong cơ thể:
a.	Màng, chất tế bào, nhân
b.	Màng, nhân và ti thể
c.	Màng, ti thể, trung thể, lưới nội chất.
Câu II: H•y ghép các nội dung ở cột B với cột A sao cho phù hợp rồi ghi vào cột trả lời:
A . Thành phần của máu 	B. Chức năng	Trả lời
1. Huyết tương	a. Tạo hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể	1 -
2. Hồng cầu	b. Chứa men tham gia vào quá trình đông máu.	2
3. Bạch cầu	c. Vận chuyển O2 và CO2	3
4. Tiểu cầu	d. Duy trì máu ở trạng thái lỏng	4
	e. Vận chuyển chất dinh dưỡng và chất tiết.	
 Câu III: Vẽ sơ đồ truyền máu giữa các nhóm sau:
	AB
	AB
 	O O B B
	A
	A
Câu IV: H•y giải thích tại sao máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch thì đông ngay?
Câu V: Nêu các biện pháp giữ gìn bộ xương ở lứa tuổi thiếu niên? 
	 	-- Hết--
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra 1 tiết môn sinh học 8:
Câu I: 2,5 điểm Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Câu	1	2	3	4	5
Đáp án	d	a	b	e	a
Câu II: 2,5 điểm Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Câu	1	2	3	4
Đáp án	e, d	c	a	b
Câu III: 1 điểm Vẽ đúng sơ đồ truyền máu:
	AB
	AB
 O O B B
 A
 A
Câu IV: (2điểm) Nêu được: 
-	Máu chảy trong mạch không đông vì: (1đ)
+ Tiểu cầu khi vận chuyển trong mạch không bị vỡ nhờ thành mạch trơn nhẵn.
+ Trên thành mạch có chất chống đông máu do 1 loại bạch cầu tiết ra.
-	Máu ra ngoài mạch đông ngay vì: ( 1đ)
Tiểu cầu va chạm vào bờ vết thương thì bị vỡ giải phóng enzim cùng với ion Ca+2 làm chất sinh tơ máu thành các tơ máu.
Các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu => cục máu đông
Câu V: (2điểm) Nêu được cách giữ gìn bộ xương;
-	Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
-	Thường xuyên TDTT, lao động vừa sức.
-	Tắm nắng để chống bệnh còi xương
-	Ngồi học đúng tư thế tránh bị cong vẹo cột sống.
-	Không mang vác vật nặng.
	 	 Hết
Trường THCS Yên Trấn Kiểm tra học kỳ. Môn Sinh học 8.
Loại đề : HK Tiết PPCT 35 -Thời gian làm bài: 45 phút
Đề ra:
Câu I: Cho các cụm từ: Luyện tim, Động mạch, hệ tuần hoàn, h•y điền vào chỗ trống (.....) trong các câu sau.
Tim khoẻ mạnh sẽ làm cho ..........(1)......... hoạt động tốt. Ta cần phải ...........(2).........và có chế độ sinh hoạt, ăn uống điều hoà, vệ sinh........(3).... làm cho cơ tim khoẻ, sinh công lớn, tăng sức co tim để tăng khối lượng máu đến .....(4).... mà không cần tăng nhịp đập .
Câu II. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn đúng:
1.	Chức năng cột sống là: 
A. Bảo vệ tim phổi. 
 B. Giúp cơ thể đứng thẳng; Gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực.
 C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động.
 D. Đảm bảo cho cơ thể vận động được dễ dàng.
2. Gặp người bị nạn g•y xương cần phải.
A. Nắn lại ngay chỗ xương bị g•y.
B. Chở ngay đến bệnh viện.
C. Đặt nạn nhân nằm yên.
D. Tiến hành sơ cứu.
3. Ruột non có những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
A. Dài 2,8 m-> đến 3 m.
B. Niêm mạc có nhiều nếp gấp, nhiều lông ruột và lông cực nhỏ.
C. Thành ruột non có lớp cơ trơn.
D. Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc.
E. Gồm A, B, và D.
G. Gồm A, B, và C.
4. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường tiêu hoá.?
A. Bệnh lao phổi, bệnh Sars .
B. Bệnh ho gà.
C. Bệnh thương hàn, bệnh tả, kiết lỵ tiêu chảy, bệnh về giun sán.
D. Hai câu a, b đúng.
Câu III. Sự trao đổi khí ở phổivà ở tế bào diễn ra như thế nào?
Câu IV. Phân biệt đồng hoá và dị hoá? Mối quan hệ giữa 2 quá trình này?
	-- Hết--
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra học kỳ I môn sinh học 8:
Câu I. 2 điểm. Mỗi chỗ điền đúng cho 0, 5 điểm.
Thứ tự các từ cần điền là.
1. Hệ tuần hoàn. 2. Luyện tim; 3. Luyện tim. 4. Động mạch.
Câu II. 2 điểm . Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
1, 
Câu	1	2	3	4
Đáp án	B	D	E	C
Câu III. (3 điểm) Nêu được: 
-	Sự TĐK ở phổi. (1,5 điểm)
+ Nồng độ oxi trong phế nang cao hơn trong máu -> oxi khuếch tán từ phế nang vào máu (0,75đ)
+ nồng độ cacbonic trong máu đến phổi cao hơn trong phế nang -> cacbonic khuếch tán từ máu vào phế nang. (0,75đ)
-	Sự TĐK ở tế bào( 1,5 điểm)
+ Nồng độ oxi trong máu đến tế bào cao hơn trong tế bào-> oxi khuếch tán từ máu vào tế bào (0,75đ)
+ Nồng độ cácbonic trong tế bào cao hơn trong máu đến tế bào --> cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu (0,75đ)
Câu IV ( 3 điểm) – Phân biệt được 
+ Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp nên những chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng trong các liên kết hoá học (1 đ)
 + Dị hoá: Là quá trình phân giải các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào (1 đ.)
 - Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá : đồng hoá và dị hoá là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất – chúng mâu thuẫn nhưng gắn bó chặt chẽ và tiến hành song song với nhau. Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hoá (1 đ.)
	 	 Hết

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Sinh hoc 8(2).doc
Đề thi liên quan