Đề kiểm tra môn: Sinh học 7 (tiết 18)

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn: Sinh học 7 (tiết 18), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn : Sinh học 7
(Tiết 18. Thời gian làm bài 45 phút)
I. mục tiêu
 - Đánh giá khả năng nắm kiến thức của học sinh qua các chương I, II, III.
 - Kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc phòng chống một số bệnh ở người
 - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh
II. hình thức
 - Tự luận
 - Trắc nghiệm
III. thiết lập ma trận
Ma trận
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I
Câu 2.1
0,5đ
Câu 1
1đ
Câu 5
1đ
3 câu
2,5đ
Chương II
Câu 2.5
0,5đ
Câu 2.2
0,5đ
Câu 4
2đ
3 câu 
2,0đ
ChươngIII
Câu2.6
0,5đ
Câu 3.1
1đ
Câu 2.3
0,5đ
Câu 2.4
0,5đ
Câu 3.2
2đ
5 câu
4,5đ
Tổng
3 câu
1,5đ
1 câu
1đ
4 câu
2,5đ
1 câu
2đ
1câu
1đ
1câu
2đ
11câu
10đ
Đề bài:
A.Trắc nghiệm(4đ)
Câu1(1đ): Ghép thông tin giữa cột A và B theo thứ tự hợp lí để được câu đúng.
A
B
1.Trùng sốt rét 
2.Muỗi Anôphen 
3.ĐVNS sống kí sinh có vòng đời 
4.Trùng kiết lị
a.trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng trung gian
b.kí sinh trong máu người
c. nuốt hồng cầu 
d. truyền bệnh sốt rét cho người
Câu 2: (3đ) Chọn ý trả lời đúng nhất
1. Hình thức sinh sản chủ yếu của động vật nguyên sinh là:
A. Phân đôi cơ thể C. Bằng bào tử
B. Mọc mầm D. Cả a,b,c
2. Câu nào sau đây không đúng
A.Thuỷ tức đã có tế bào tuyến tiết ra dịch tiêu hoá
B.Thuỷ tức có hệ thần kinh mạng lưới
C.Thuỷ tức đã có cơ quan hô hấp
D.Thuỷ tức đã có tế bào gai là cơ quan tự vệ và bắt mồi.
3. Muốn tránh cho trâu, bò, lợn không bị nhiễm sán lá gan hoặc sán bã trầu thì phải cắt vòng đời nào là hợp lí.
A. Diệt ốc đồng
B. Cho trứng sán không gặp nước bằng cách ủ phân trong hầm chứa được phủ kín
C. Rửa sạch rau cỏ để diệt trứng, diệt kén trước khi cho trâu, bò, lợn ăn.
D. Cả 3 ý đúng
4.Giun đốt đã xuất hiện những hệ cơ quan mới mà giun tròn chưa có là: 
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ tiêu hoá phân hoá rõ có enzim tiêu hoá.
C.Hệ thần kinh tập trung thành chuỗi hạch
D. Chỉ a và c 
E. Cả 3 ý đều đúng 
5. Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển
A. San hô B. Sứa
C. Hải quỳ D. San hô và hải quỳ
6. Điểm quan trọng để nhận biết giun đốt ngoài thiên nhiên là:
A. Cơ thể phân đốt
B.Có khoang cơ thể chính thức
C. Có hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
D. Cơ thể thuôn dài và phân đốt 
B.Tự luận(6điểm)
Câu 3(3đ):
1. Kể tên các loại giun, sán kí sinh đã học gây bệnh cho người và động vật ? 
2. Biện pháp phòng tránh giun, sán kí sinh đối với người?
Câu 4(2đ): Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 5(1đ): Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Đáp án - Biểu điểm
A. Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1(1đ): Mỗi ý ghép đúng 0,25đ
1b; 2d ; 3a ; 4c 
Câu 2(2đ): Mỗi ý chọn đúng 0,5đ
1A ; 2C ; 3D ; 4E ; 5 B ; 6A
B: Tự luận(6đ)
Câu 3(3,0đ)
* Kể tên ít nhất 8 loại (1đ) 
 Sán bã trầu, sán lá gan, sán lá máu, sán giây, giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun chỉ...
* Biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh ở người (2đ)
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
- Đặc biệt xử lí nguồn phân và nước trước khi tưới bón cho rau, củ, quả
- Tẩy giun sán định kì
Câu 4(2đ): Đặc điểm chung của ngành ruột khoang 
- Cơ thể đối xứng toả tròn
- Có ruột dạng túi
- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
Câu 5(1đ) Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:
- Do nhận thức và thói quen của người dân. VD: ngủ không nằm màn...
- Miền núi có môi truờng sống thuận lợi cho muỗi Anôphen (động vật trung gian truyền bệnh sốt rét) phát triển.

File đính kèm:

  • docde kiem tra sinh hoc 7(1).doc