Đề kiểm tra khảo sát đầu năm năm học 2008 - 2009

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát đầu năm năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường ptdt nội trú
Tiên yên
đề kiểm tra khảo sát đầu năm
Năm học 2008 - 2009
	
Môn: ngữ văn 7
Thời gian làm bài : 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó chọn câu trả lời đúng nhất để ghi vào bài làm :
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. (Ngữ văn 6- Tập II – NXB GD)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A. Cô Tô
B. Động Phong Nha
C. Người thầy đầu tiên
D. Sông nước Cà Mau
2. Tác giả đoạn văn trên là ai ?
A. Thuý Lan
B. Nguyễn Tuân
C. Đoàn Giỏi
D. An-phông-xơ Đô-đê
3. Từ “đường bệ” trong câu : “Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”, có nghĩa là :
A. Cao và to
B. Lùn và béo
C. Vững vàng
D. Dáng vẻ to lớn, chững chạc, uy nghi
4. Đoạn văn trên mang lại cho em ấn tượng gì về cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả ?
A. Ngẫu nhiên
B. Chăm chú
C. Vui vẻ
D. Công phu, trân trọng
5. Cảnh mặt trời mọc trên biển qua đoạn văn trên là bức tranh như thế nào ?
A.Rực rỡ và tráng lệ
B. Dịu dàng và bình lặng
C. Duyên dáng và mềm mại
D. Hùng vĩ và lẫm liệt
6. Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh ?
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
7. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán-Việt ?
A. Tròn trĩnh
B. Quả trứng
C. Phúc hậu
D. Mâm lễ
8. Nếu viết “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ
D. Thiếu bổ ngữ
9. Trong hai câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. So sánh, ẩn dụ
B. ẩn dụ, nhân hoá
C. Nhân hoá, hoán dụ
D. Hoán dụ, so sánh
10. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào không phải viết đơn ?
A. Em bị ốm, không thể đến lớp được.
B. Em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
C. Em gây mất trật tự trong lớp, khiến cô giáo không hài lòng.
11. Trong các dòng sau, dòng nào đúng nhất khi nói về biện pháp tu từ hoán dụ ?
A. Miêu tả sự vật, hiện tượng bằng cách đối chiếu nó với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
B. Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
C. Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
12. Mục đích thông báo, giải thích, nhận thức thích hợp cho loại văn bản nào ?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Đơn từ
D. Nghị luận
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) giới thiệu về nhân vật Dế Mèn qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.
Câu 2. (5 điểm)
Em có dịp quan sát cảnh hoàng hôn ở quê em, hãy tả lại cảnh đó.

 Trường ptdt nội trú
Tiên yên
Hướng dẫn chấm kiểm tra khảo sát đầu năm
Năm học 2008 - 2009


Môn: ngữ văn 7

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
D
D
A
C
C
A
A
C
C
C

Phần iI. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Biết cách trình bày một đoạn văn từ 5-7 câu, giới thiệu được nhân vật Dế Mèn hùng dũng, đẹp đẽ, cường tráng về hình dáng; kiêu căng, tự phụ, xốc nổi trong tính cách. Chính tính cách ấy đã dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt và là nỗi ân hận suốt đời cho Dế Mèn.
 Câu 2. (5 điểm)
A. Nội dung
Đảm bảo được các ý sau đây:
1. Mở bài : Giới thiệu chung về cảnh hoàng hôn ở quê em và thời điểm quan sát.
2. Thân bài : 
- Tả bao quát toàn cảnh.
- Tả từng nét riêng của cảnh hoàng hôn và sự thay đổi của cảnh theo thời gian : ánh sáng, đường nét, màu sắc, cảnh vật, con người…(có thể chọn vị trí, góc độ phù hợp để tả : hoàng hôn trên sông quê, trên bãi biển, trên cánh đồng lúa, trên nương rẫy…)
3. Kết bài : Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.
B. Cho điểm
- Điểm 4-5 : Viết đúng kiểu bài văn miêu tả. Sắp xếp theo trình tự hợp lí các ý như yêu cầu về nội dung. Bài viết sâu sắc, có cảm xúc, miêu tả có hình ảnh.. Diễn đạt mạch lạc. Trình bày sach đẹp. Không mắc lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 2,75-3,75 : Viết đúng kiểu bài văn miêu tả. Đảm bảo tương đối đầy đủ các ý như yêu cầu. Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh. Diễn đạt mạch lạc. Trình bày sạch đẹp. Mắc một số rất ít lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 1,5-2,5 : Viết đúng kiểu bài văn miêu tả. Có một số ý cơ bản. Sắp xếp các ý chưa thật phù hợp . Bố cục đầy đủ. Trình bày chưa được sạch đẹp. Mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm từ 1,25 trở xuống : Không đạt được các yêu cầu như trên hoặc bài viết lạc đề.


_______________________Hết______________________



File đính kèm:

  • docDe KTKS CL dau nam van 7.doc
Đề thi liên quan