Đề kiểm tra học kỳ II Sinh 9 - Trường THCS Quán Toan

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II Sinh 9 - Trường THCS Quán Toan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT HỒNG BÀNG Ngày  tháng  năm 2014
TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học 9 (Thời gian: 45’)
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ứng dụng di truyền học
-Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống 
- Phương pháp tạo ưu thế lai.
-Biểu hiện của thoái hóa giống
-Tính được tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp ở quần thể tự thụ phấn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
4
1,0
10%
Môi trường và sinh vật
-Nhận biết một số nhân tố sinh thái của môi trường
- Phân biệt các nhóm sinh thái
-Mối quan hệ cùng loài và khác loài 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
2
0,5
5%
3
0,75
7,5%
Hệ sinh thái
Học sinh viết được các chuỗi thức ăn
Học sinh viết được lưới thức ăn.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
1,0
10%
2
3,0
30%
Con người, dân số và môi trường
-Khái niệm về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
-Hiểu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm và tác động lớn nhất của con người tới môi trường
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
2
2,0
20%
2
0,5
5%
4
2,5
25%
Bảo vệ môi trường
-Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên và các dạng tài nguyên. 
Cho ví dụ từng dạng tài nguyên thiên nhiên
-Biện pháp bảo vệ môi trường
-Hiểu cách vận dụng nội dung luật BVMT
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
1,0
10%
1
1,0
10%
3
0,75
7,5%
5
2,75
27,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
3,25
32,5%
8
4,5
45%
5
2,0
20%
1
0,25
2,5%
18
10,0
100%
NGƯỜI RA ĐỀ 	 	 TT CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU
PHÒNG GD& ĐT HỒNG BÀNG 	 Ngày  tháng  năm 2014
TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học 9
 Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề)
L­u ý: - §Ò kiÓm tra gåm 01 trang; Häc sinh lµm bµi ra tê giÊy thi.
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Viết lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau vào tờ giấy thi:
Câu 1. Biểu hiện của thoái hóa giống là:
A. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng
B. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ chúng
C. năng suất thu hoạch luôn được tăng lên
D. con lai có sức sống kém dần.
Câu 2. Kết quả về mặt di truyền khi cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là
A. giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể.
B. sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể.
làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen.
sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể.
Câu 3. Trong chăn nuôi, để tạo ưu thế lai người ta dùng phương pháp:
A. giao phối cận huyết.
B. lai phân tích.
C. lai kinh tế.
D. giao phối ngẫu nhiên.
Câu 4. Thế hệ xuất phát có kiểu gen 100% Aa, qua 2 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ thể đồng hợp lặn là:
A.25% 	B. 37,5% 	C. 75% 	D. 12,5%
Câu 5. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
A. đất, nước	B. trên mặt đất- không khí
C. đất , nước và sinh vật	D. trên mặt đất, không khí và sinh vật.
Câu 6. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
A. vô sinh	B. hữu sinh	C. hữu sinh và vô sinh	D. hữu cơ
Câu 7. Ví dụ nào sau đây là mối quan hệ cạnh tranh?
A. Khi gieo mạ quá dày có hiện tượng tự tỉa làm một số mạ chết sớm
B. Bầy sư tử bảo vệ vùng sống và cùng nhau bắt mồi
C. Tảo xanh và nấm làm thành cơ thể địa y.	
D. Dây tơ hồng sống trên hàng rào cây xanh
Câu 8. Nguồn gốc tạo ra tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường là do:
các xác chết động vật, rác bệnh viện bị phân hủy.
các vụ thử vũ khí hạt nhân.
các chất thải như phân động vật không được xử lí.
các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường.
Câu 9. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là:
đốt rừng lấy đất trồng trọt.
phát triển khu dân cư.
săn bắt động vật hoang dã.
phá hủy thảm thực vật.
Câu 10. Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần xóa bỏ hành vi:
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.	 C. Xả rác bừa bãi ra môi trường.
Du canh, du cư.	 D. Xóa bỏ nông nghiệp để xây dựng nhà máy
Câu 11. Những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết là:
A. Trồng cây gây rừng 	 C. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
B. Tiến hành chăn thả gia súc	 D. Làm nhà ở
Câu 12. Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường quy định:
A. có thể đưa trực tiếp ra môi trường
B. có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này sang nơi khác
C. các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
D. chôn vào đất.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 13 (3 điểm)
 	Cho quần xã sinh vật gồm các yếu tố sau: Cây cỏ, vi sinh vật, bọ ngựa, chuột, cầy, rắn, sâu ăn lá, đại bàng. Dựa vào kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng của các loài trên em hãy:
a) Liệt kê các chuỗi thức ăn từ quần xã sinh vật trên.
b) Hãy vẽ toàn bộ chúng vào một lưới thức ăn có ít nhất 2 mắc xích chung
Câu 14 (2điểm) 
a) Ô nhiễm môi trường là gì?
b) Nêu nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
Câu 15 (2 điểm) 
a) Tài nguyên thiên nhiên là gì? 
b) Hãy nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và cho ví dụ minh họa từng loại.
... Hết đề
PHÒNG GD& ĐT HỒNG BÀNG 	 Ngày  tháng  năm 2014
TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học 9
 Thời gian: 45’
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 Mỗi câu đúng 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.A
D
C
C
B
B,C
A
A,B
A,C
D
B,C,D
A
C
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
13
(3 đ )
a) Liệt kê 4 chuỗi thức ăn đúng 	
b)Vẽ một lưới thức ăn có ít nhất 2 mắt xích chung
2,0
1,0
14
(2đ)
* Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
* Nguyên nhân: 
- Do tự nhiên: thiên tai,núi lửa
- Do con người: chặt phá rừng, chiến tranh, xả rác, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, nhà máy hạt nhân
1
0,5
0,5
15
(2đ)
* Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người.
* Các loại tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên tái sinh (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
* Tài nguyên không tái sinh là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.	
* Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là dạng tài nguyên năng lượng vô tận, không mất đi sau quá trình sử dụng, ví dụ năng lượng mặt trời
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ky 2.doc
Đề thi liên quan