Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học lớp 9 - Mã đề thi 209 (đề chính thức)

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học lớp 9 - Mã đề thi 209 (đề chính thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐẦO TẠO
QUẢNG TRỊ
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 THCS 
MÔN: SINH VẬT
Khoá ngày: 05/5/2008
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 209
Câu 1: Một số đặc trưng của quần thể được đề cập trong Sinh học lớp 9 là:
A. Thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
B. Mật độ quần thể, tỉ lệ giới tính.
C. Tỉ lệ giới tính, mật độ quần thể và thành phần nhóm tuổi.
D. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây không thuộc nhóm động vật biến nhiệt?
A. Cá rô phi, Tôm đồng, Cá thu.	B. Cá voi, mèo, chim bồ câu.
C. Thằn lằn bóng đuôi dài, Tắc kè, Cá chép.	D. Cá sấu, Ếch đồng, Giun đất.
Câu 3: “Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể” là ý nghĩa sinh thái của thành phần nhóm tuổi nào sau đây của quần thể sinh vật?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.	B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Cả A, B và C.	D. Nhóm tuổi sinh sản.
Câu 4: Cho chuỗi thức ăn như sau: 
Lúa 	 Châu chấu	 Ếch 	Rắn 	Đại Bàng	VSV.
Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A. Châu chấu.	B. Ếch.	C. Lúa và Đại bàng.	D. Đại bàng và VSV.
Câu 5: Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức.
B. Tăng nguồn nước.
C. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản.
D. Tăng diện tích trồng trọt.
Câu 6: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
A. Dinh dưỡng.	B. Nơi chốn.	C. Hợp tác.	D. Nguồn gốc.
Câu 7: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở con lai F1 vì:
A. Con lai F1 có nhiều điều kiện hơn về dinh dưỡng so với các thế hệ sau.
B. Hiện tượng phân li tạo các thể đồng hợp làm giảm ưu thế lai kể từ thế hệ F2 trở đi.
C. A và B đúng.
D. Con lai F1 tiếp nhận nhiều nguyên liệu di truyền từ bố mẹ hơn so với con lai ở thế hệ khác.
Câu 8: Giữa các cá thể cùng loài thường có những mối quan hệ nào sau đây?
A. Cá thể này ăn cá thể khác.	B. Cộng sinh và cạnh tranh.
C. Cả B và C.	D. Hỗ trợ và cạnh tranh.
Câu 9: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số cá thể sống sót thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất?
A. Diệt vong.	B. Hồi phục.
C. Phân tán.	D. Sinh sản với tốc độ nhanh.
Câu 10: Những yếu tố của môi trường sống tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật được gọi là:
A. Con người.	B. Nhân tố vô sinh	C. Nhân tố sinh thái	D. Nhân tố hữu sinh
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
B. Tiếng ồn của các loại động cơ.
C. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh.
D. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe.
Câu 12: Cho năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Cỏ 	 Châu chấu 	Vi khuẩn	 Gà 	Trăn .
B. Cỏ 	 Trăn 	 Châu chấu Vi khuẩn	 	 Gà.
C. Cỏ 	 Châu chấu 	Trăn 	Gà 	Vi khuẩn.
D. Cỏ 	 Châu chấu 	Gà 	Trăn 	Vi khuẩn.
Câu 13: Tài nguyên tái sinh gồm:
A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước.
B. Tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất.
C. Tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước.
D. Tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật.
Câu 14: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Trồng nhiều cây xanh.
B. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.
D. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.
Câu 15: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là:
A. Tăng tần số trao đổi chéo trong giảm phân của các cá thể trong quần thể.
B. Sự đa hình về kiểu gen.
C. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng thể đồng hợp trong quần thể.
D. Tăng tần số đột biến gen.
Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?
A. Các chất thải không được xử lí.
B. Các chất thải được thu gom nhưng lại không được xử lí.
C. Các chất thải không được thu gom.
D. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách.
Câu 17: Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng nào?
A. Cây tự thụ phấn.	B. A và B đúng.
C. Cây có kiểu gen đột biến nhân tạo.	D. Cây giao phấn.
Câu 18: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
A. Hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn.
B. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
C. Môi trường nước không bị ánh sáng mặt trời đốt nóng.
D. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
Câu 19: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa 2 loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là:
A. Vật ăn thịt – con mồi	B. Kí sinh.
C. Ức chế cảm nhiễm.	D. Cạnh tranh.
Câu 20: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?
A. Động đất.	B. Nước thải không được xử lí.
C. Khí thải của các phương tiện giao thông.	D. Tiếng ồn của các loại động cơ.
Câu 21: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Tỉ lệ nhóm tuổi.	B. Độ đa dạng.	C. Tỉ lệ giới tính.	D. Mật độ.
Câu 22: Nhược điểm của chọn lọc cá thể là:
A. Ứng dụng không có hiệu qủa trên các tính trạng có hệ số di truyền thấp.
B. Chỉ có hiệu qủa trên đối tượng cây trồng mà không có hiệu quả trên vật nuôi.
C. Công phu, tốn kém nên khó áp dụng rộng rãi.
D. Hiệu quả đưa đến không cao bằng chọn lọc hàng loạt.
Câu 23: Phương pháp lai kinh tế có ý nghĩa:
A. Củng cố một tính trạng nào đó mà con người ưa thích.
B. Tận dụng ưu thế lai trong sản xuất.
C. Tạo ra các dòng thuần chủng để làm giống.
D. Cải thiện một giống lai nào đó.
Câu 24: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường.
B. Thảm thực vật bị phá huỷ cũng không ảnh hưởng gì đến khí hậu.
C. Việc săn bắt động vật hoang dã hiện nay không ảnh hưởng đến số lượng loài sinh vật trong tự nhiên và không làm mất cân bằng sinh thái.
D. Nhiều hoạt động của động vật có hại đối với môi trường tự nhiên.
Câu 25: Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp một số cá thể Rắn hổ mang, Cú mèo và Lợn rừng trong rừng mưa nhiệt đới.
B. Các cá thể Rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
C. Tập hợp một số cá thể Cá chép, Cá rô phi, Cá mè sống chung trong một ao.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố ở Đông Bắc Việt Nam.
Câu 26: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi nhưng cũng không bị hại là đặc điểm của mối quan hệ:
A. Cạnh tranh.	B. Kí sinh.	C. Cộng sinh.	D. Hội sinh.
Câu 27: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Do khoa học và kĩ thụât phát triển, người ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo ở hầu hết các giống vật nuôi.
B. Trong chăn nuôi, tạo ưu thế lai bằng phương pháp cho giao phối giữa hai vật nuôi thuộc hai dòng thuần khác nhau.
C. Trong trồng trọt, dùng phương pháp lai khác thứ có thể tạo ưu thế lai để tạo giống mới.
D. Ưu thế lai thế hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau.
Câu 28: Khoảng nhiệt độ nào sau đây được gọi là giới hạn chịu đựng của cá Rô phi?
A. Từ 5oC đến 42oC.	B. Từ 30oC đến 42oC.
C. Từ 5oC đến 30oC.	D. Ngoài khoảng 5oC đến 42oC.
Câu 29: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm gọi là gì?
A. Hiện tượng hỗ trợ giữa các loài.	B. Hiện tượng hội sinh giữa các loài.
C. Hiện tượng cạnh tranh giữa các loài.	D. Hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 30: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực / cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở là:
A. 50/50	B. 70/30	C. 75/35.	D. 100/100
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docKiem tra ky 2 Sinh 9 De 6.doc
Đề thi liên quan