Đề kiểm tra học kỳ II môn học Sinh học lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn học Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs nga thành
Thời gian 45’
Ngày .tháng 5 năm 20
đề kiểm tra học kỳ II môn : Sinh học
Lớp : 7
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
phần trắc nghiệm khách quan. (4đ)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm :
A. Chưa phân hóa 	B. Hình ống 	C. Hình mạng lưới 	D. Hình chuỗi hạch.
2. Mắt thằn lằn có mí cử động được giúp cho :
A. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và giúp cho phát hiện kẻ thù.
B. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và mắt không bị khô.
C. Bảo vệ mắt không bị khô và đánh lừa sâu bọ .
D. Bảo vệ mắt không bị tác động cơ học và giúp cho việc bắt mồi dẽ dàng.
3. Đặc điểm đặc trưng của hệ hô hấp bò sát là :
A. Chỉ hô hấp bằng phổi 	C. Hô hấp chủ yếu là qua da và một phần bằng phổi. 
B. Chỉ hô hấp qua da.	D. Hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da.
4. Hệ thần kinh của động vật có xương sống phát triển nhất ở :
A. Lớp bò sát và lớp Thú . 	B. Lớp Lưỡng cư và lớp Thú
C. Lớp Lưỡng cư và lớp Chim	D. Lớp Chim và lớp Thú.
5. Hình thức sinh sản của lớp Thú có đặc điểm :
A. Đẻ ra con và phát triển qua biến thái . 	B. Đẻ ra con và nuôi con bằng sữa
C. Đẻ ít trứng 	D. Đẻ nhiều trứng.
6. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là :
A. Màu lông nhạt có bướu mỡ, chân dài.	
B. Màu lông trắng, bướu mỡ, chân ngắn.
C. Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.
D. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài. 
7. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần :
A. Săn tìm động vật quý hiếm.
B. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình.
C. Nuôi để khai thác động vật quý hiếm.
D. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia.
8. Nơi có sự đa dạng sinh học ít nhất là :
A. Sa mạc 	B. Đồi trống 	C. Bãi cát 	D. Cánh đồng lúa.
II. tự luận (6 đ)
1. (2đ) Đa dạng sinh học là gì ? Theo em, làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta ?
2. (1đ) Đấu tranh sinh học thường sử dụng các mối quan hệ nào ? Cho ví dụ .
3. (1đ) Trình bày xu hướng tiến hóa của hệ hô hấp ở động vật có xương sống.
4. ((2đ) Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước. 
Hướng dẫn chấm môn : sinh học K7
Trắc nghiệm khách quan ( 4đ) 
Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 1 
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu8
B
B
A
D
B
A
D
A
Tự luận ( 6điểm)
(2đ) Đa dạng sinh học là hiện tượng phong phú về số loài, về các dạng trong một loài và nhiều dạng về môi trường sống. (0.5đ)
Muốn bảo vệ sự đa dạng sinh học phải ra sức tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa của đa dạng sinh học, thuyết phục người khác không săn bắn và buôn bán động vật, không phá rừng làm nương rẫy, đề phòng cháy rừng .(1.5đ)
(1đ) Đấu tranh sinh học thường sử dụng các mối quan hệ : 
Sử dụng thiên địch (sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại, sử dụng những thiên địch để trứng kí sinh vào các sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại )(0.5đ)
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại (0.25đ)
Gây vô sinh diệt động vật gây hại (0.25đ)
(1đ) Động vật có xương sống khi chuyển từ nước lên cạn đã chuyển từ kiểu hô hấp bằng mang (cá) sang kiểu hô hấp bằng da, bằng phổi (lưỡng cư ) và cuối cùng là kiểu hô hấp hoàn toàn bằng phổi .
(2đ) Những đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư thích nghi với đời sống ở nước :
- Đầu dẹp, nhọn gắn liền với thân, cổ ngắn, mắt mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có magnf bơi, da ẩm, dễ thấm nước. Thụ tinh ngoài, phôi phát triển có biến thái, nòng nọc có cấu tạo giống cá.

File đính kèm:

  • docsinh.doc