Đề kiểm tra học kỳ II khối 12 môn: Hoá

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II khối 12 môn: Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Tp HỒ CHÍ MINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (07-08)
Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU
KHỐI 12 MÔN : HOÁ
Thời gian làm bài : 45 phút
MÃ ĐỀ : 126
Ngày kiểm tra : 
 ĐỀ GỒM CÓ 3 TRANG
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH: .
LỚP :
C©u 1 : 
Nung 20g CaCO3 và hấp thu toàn thể khí CO2 tạo ra do sự nhiệt phân CaCO3 nói trên trong 0,5 lít dung dịch NaOH 0,56M. Tính nồng độ mol/ lít của muối cacbonat thu được. 
Cho Ca = 40 ; C = 12 ; O = 16 ; Na = 23.
A.
[Na2CO3] = 0,4M
B.
[Na2CO3] = 0,16M ; [NaHCO3] = 0,24M
C.
[NaHCO3] = 0,4M.
D.
[Na2CO3] = 0,12M ; [NaHCO3] = 0,08M.
C©u 2 : 
Để có được NaOH , có thể chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau :
1. Điện phân dung dịch NaCl.
2. Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn xốp.
3. Thêm một lượng vừa đủ Ba(OH)2 vào dung dịch Na2CO3.
4. Nhiệt phân Na2CO3 → Na2O + CO2 và sau đó cho Na2O tác dụng với nước.
A.
Chỉ có 1.
B.
Chỉ có 3, 4.
C.
Chỉ có 2
D.
Chỉ có 2 và 3.
C©u 3 : 
Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hidroclorua và hơi nước. Để thu được CO2 gần như tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua 2 bình chứa các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây ?
A.
NaHCO3 và H2SO4 đặc.
B.
Na2CO3 và NaCl.
C.
H2SO4 đặc và NaOH.
D.
H2SO4 đặc và Na2CO3.
C©u 4 : 
Khử hết m (g) Fe3O4 bằng khí CO thu được hỗn hợp A gồm có FeO và Fe. A hoà tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H2SO4 1M cho ra 4,48lít khí (đktc). Tính giá trị m và thể tích CO đã phản ứng với Fe3O4.
A.
11,6g ; 3,36 lít.
B.
5,8g ; 6,72 lít.
C.
23,2g ; 4,48 lít.
D.
23,2g ; 6,72 lít.
C©u 5 : 
Trong các phát biểu sau về phương pháp làm giảm độ cúng của nước :
1. Đun sôi ta chỉ loại được độ cứng tạm thời.
2. Có thể dùng Na2CO3 để loại cả hai độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
3. Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước .
4. Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.
 Chọn phát biểu đúng .
A.
Tất cả 1, 2, 3, 4.
B.
Chỉ có 1, 2, 4.
C.
Chỉ có 2.
D.
Chỉ có 1, 2, 3.
C©u 6 : 
Một khối nhôm hình cầu nặng 54g, sau khi tác dụng với một dung dịch H2SO4 0,5M (phản ứng hoàn toàn) cho ra một hình cầu có bán kính bằng ½ bán kính ban đầu. Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng . Cho : Al =27 
A.
1,5lít.
B.
5,25 lít.
C.
6 lít.
D.
3 lít.
C©u 7 : 
Trong 2 chất FeSO4 , Fe2(SO4)3 chất nào phản ứng được với KI, dung dịch KMnO4 ở môi trường axit ?
A.
FeSO4 và Fe2(SO4)3 đều tác dụng với KMnO4.
B.
FeSO4 tác dụng với KMnO4 ; Fe2(SO4)3 tác dụng với KI.
C.
FeSO4 và Fe2(SO4)3 đều tác dụng với KI.
D.
FeSO4 tác dụng với KI và Fe2(SO4)3 tác dụng với KMnO4.
C©u 8 : 
Muối Fe2+ làm mất màu tím của dung dịch KMnO4 ở môi trường axit cho ra Fe3+ ; còn Fe3+ tác dụng với I– cho ra I2 và Fe2+ . Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+ , I2 , MnO4– theo thứ tự độ mạnh giảm dần .
A.
MnO4– > Fe3+ > I2.
B.
I2 > Fe3+ > MnO4–.
C.
Fe3+ < I2 < MnO4–.
D.
MnO4– < Fe3+ < I2.
C©u 9 : 
Để phân biệt 3 hỗn hợp : Fe + FeO ; Fe + Fe2O3 ; FeO + Fe2O3 . Người ta có thể dùng những hoá chất nào dưới đây ?
A.
Nước clo và dung dịch NaOH.
B.
Dung dịch HNO3 và dung dịch NaOH.
C.
Dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
D.
Dung dịch HNO3 và nước clo.
C©u 10 : 
Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là :
A.
Đất sét.
B.
Quặng boxit.
C.
Cao lanh.
D.
Mica.
C©u 11 : 
Điện phân dung dịch chứa H2SO4 trong thời gian ngắn. pH của dung dịch biến đổi như thế nào khi ngừng điện phân ?
A.
Giảm mạnh.
B.
Tăng nhẹ.
C.
Gần như không đổi.
D.
Tăng mạnh.
C©u 12 : 
Điện phân dung dịch chứa CuSO4 và MgCl2 có cùng nồng độ mol với điện cự trơ. Hãy cho biết những chất gì sinh ra tại catot và anot ?
A.
Catot: Cu, H2 ; Anot : Cl2, O2.
B.
Catot: Cu, Mg ; Anot : Cl2, O2.
C.
Catot: Cu, H2 ; Anot : chỉ có oxi.
D.
Catot: Cu, Mg ; Anot : Cl2, H2.
C©u 13 : 
Giải thích tại sao khi điều chế Al người ta dùng sự điện phân Al2O3 nóng chảy mà không dùng sự điện phân AlCl3 nóng chảy ?
A.
Sự điện phân AlCl3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại ( Al2O3 cho ra O2 )
B.
AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.
C.
AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên thăng hoa khi nung.
D.
Al2O3 cho ra nhôm tinh khiết.
C©u 14 : 
Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau đây ?
A.
Dùng CO hoặc H2 để khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao .
B.
Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn.
C.
Dùng kim loại K tác dụng với các dung dịch muối clorua tương ứng.
D.
Điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng.
C©u 15 : 
Để nhận biết 3 kim loại Na, Ba, Cu ; ta có thể dùng cặp thuốc thử nào sau đây ?
A.
H2O và H2SO4.
B.
H2O và HCl.
C.
H2O và HNO3.
D.
H2O và NaOH.
C©u 16 : 
Hấp thụ toàn bộ 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M sẽ thu được một lượng kết tủa là : (cho : Ca = 40 ; C = 12 ; O = 16)
A.
8g.
B.
10g.
C.
5g.
D.
6g.
C©u 17 : 
Chỉ dùng nước có thể phân biệt được những chất rắn mất nhãn nào dưới đây :
A.
Na2O ; Al2O3 ; Al ; FeO.
B.
ZnO ; CuO ; FeO ; Al2O3.
C.
Al, Zn, Ag và Cu.
D.
Al ; Al2O3 ; Fe2O3 ; MgO.
C©u 18 : 
Biết rằng Fe phản ứng với dung dịch HCl cho ra Fe2+ nhưng HCl không tác dụng với Cu . HNO3 tác dụng với Cu cho ra Cu2+ nhưng không tác dụng với Au cho ra Au 3+. Sắp các chất oxi hoá Fe2+, H+, Cu2+, NO3– , Au3+ theo thứ tự độ mạnh tăng dần ?
A.
H+ < Fe2+ < Cu2+ < NO3– < Au3+.
B.
NO3– < H+ < Fe2+ < Cu2+ < Au3+.
C.
Fe2+ < H+ < Cu2+ < NO3– < Au3+.
D.
H+ < Fe2+ < Cu2+ < Au3+ < NO3–.
C©u 19 : 
Tại sao miếng nhôm ( đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O rất chậm và khó nhưng lại khử nước dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh ?
A.
Vì Al có tính khử kém hơn kém hơn kim loại kiềm và kiềm thổ.
B.
Vì nhôm là kim loại lưỡng tính.
C.
Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm.
D.
Vì trong nước, nhôm tạo một lớp màng bảo vệ Al(OH)3 . Lớp màng này bị tan trong dung dịch kiềm mạnh.
C©u 20 : 
Cho dung dịch các muối : Ba(NO3)2 , K2CO3 và Fe2(SO4)3. Dung dịch nào không làm đổi màu quỳ tím, làm quỳ tím hoá xanh và hoá đỏ . Cho kết quả theo thứ tự trên .
A.
Ba(NO3)2 (tím) ; K2CO3 (xanh) ; Fe2(SO4)3 ( đỏ).
B.
Ba(NO3)2 (tím) ; Fe2(SO4)3 (xanh) ; K2CO3 ( đỏ)
C.
K2CO3 (tím) ; Ba(NO3)2 (xanh) ; Fe2(SO4)3 ( đỏ).
D.
Fe2(SO4)3 (tím) ; Ba(NO3)2 (xanh) ; K2CO3 (đỏ).
C©u 21 : 
Một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm A và B thuộc hai chu kỳ kế tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn có khối lượng 17g. Hỗn hợp này tan hết trong nước dư cho ra 6,72 lít khí H2 ( đktc). Xác định A và B và khối lượng mỗi kim loại theo thứ tự trên là : ( cho Li =7 ; Na = 23 ; K = 39.)
A.
Li, Na ; 5,6g và 11,4g.
B.
Na, K ; 4,6g và 12,4g.
C.
Li, Na ; 2,8g và 14,2g.
D.
Na, K ; 9,2g và 7,8g.
C©u 22 : 
Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 1,1M với 100ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A. Thêm 1,35g Al vào dung dịch A thì thể tích H2 bay ra là bao nhiêu ở đktc. Cho Al = 27
A.
1,344 lít.
B.
2,24 lít.
C.
1,68 lít.
D.
1,12 lít.
C©u 23 : 
Trong các chất sau : Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3 ; chất nào có cả 2 tính chất oxi hoá và khử, chất nào chỉ có tính khử ? cho kết quả theo thứ tự :
A.
Fe và FeSO4.
B.
Fe2(SO4)3 và FeSO4.
C.
FeSO4 và Fe.
D.
Fe và Fe2(SO4)3.
C©u 24 : 
Cho các phả ứng sau đây :
1. Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu. 
2. Cu + Pt2+ → Cu2+ + Pt.
3. Cu + Fe2+ → Cu2+ + Fe.
4. Pt + 2H+ → Pt2+ + H2 .
 Phản ứng nào có thể xảy ra ?
A.
1, 2 và 3.
B.
Chỉ có 1 và 2.
C.
Chỉ có 2 và 3.
D.
Chỉ có 3 và 4.
C©u 25 : 
Cho 2,8g bột sắt vào 200ml dung dịch chứa Zn(NO3)2 0,2M ; Cu(NO3)2 0,15M ; AgNO3 0,1M. Tính khối lượng chất rắn thu được. Biết : Fe = 56 ; Zn = 65 ; Cu = 64 ; Ag = 108.
A.
4,688g.
B.
2,32g.
C.
2,344g.
D.
4,64g.
C©u 26 : 
Cho các phát biểu sau :
1. Kim loại kiềm là kim loại có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại.
2. Một số kim loại kiềm nhẹ hơn nước.
3. Tất cả các kim loại nhóm IA và nhóm IIA đều phản ứng mạnh với nước.
4. Kim loại kiềm có tỷ trọng và nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn kim loại kiềm thổ cùng chu kỳ.
 Chọn các phát biểu đúng :
A.
Chỉ có 1 và 2.
B.
Chỉ có 2, 3 và 4.
C.
Chỉ có 1, 2 và 4.
D.
Chỉ có 1, 2 và 3.
C©u 27 : 
Một hỗn hợp gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B ( hoàn toàn không tác với dung dịch HCl ) và dung dịch C (hoàn toàn không có màu xanh của Cu2+). Tính khối lượng chất rắn B và % Al trong hỗn hợp X. Cho Al = 27, Fe = 56.
A.
23,6g ; %Al = 32, 53.
B.
24,6g ; %Al = 32,18.
C.
24,8g ; %Al = 31,18.
D.
25,7 g ; %Al = 33,14.
C©u 28 : 
A là hỗn hợp rắn gồm có : Na2O ; ZnO ; FeO ; và CuO. Cho A vào nước lấy dư, khuấy đều được dung dịch B và chất rắn D. Cho dung dịch HCl từ từ vào dung dịch B thì phải mất một thời gian mới thấy kết tủa E xuất hiện. Chất rắn D và kết tủa E là :
A.
D: ZnO và CuO ; E : Fe(OH)2 .
B.
D: FeO và CuO ; E : Zn(OH)2.
C.
D: ZnO và FeO ; E: Cu(OH)2 .
D.
D: ZnO , CuO và FeO ; E : Zn(OH)2 và Fe(OH)2
C©u 29 : 
Hoà tan hết 1 mol Fe vào dung dịch AgNO3 thì :
A.
Thu được 3 mol Ag.
B.
Thu được tối đa 3 mol Ag.
C.
Thu được 2mol Ag.
D.
Thu được tối đa 2 mol Ag.
C©u 30 : 
Hoà tan 2,3g Natri vào một lượng H2O dư được dung dịch A. Để trung hoà dung dịch A cần phải dùng bao nhiêu gam dung dịch HCl 14,6% . Cho : Na = 23 ; Cl = 35,5 ; H = 1.
A.
6,25g
B.
12,5g.
C.
25g.
D.
30g.
HẾT
 M«n hoa12 kt hoc ky2 (M· ®Ò 126)
L­u ý: - ThÝ sinh dïng bót t« kÝn c¸c « trßn trong môc sè b¸o danh vµ m· ®Ò thi tr­íc khi lµm bµi. C¸ch t« sai: ¤ ¢ Ä
- §èi víi mçi c©u tr¾c nghiÖm, thÝ sinh ®­îc chän vµ t« kÝn mét « trßn t­¬ng øng víi ph­¬ng ¸n tr¶ lêi. C¸ch t« ®óng : ˜
01
11
21
02
12
22
03
13
23
04
14
24
05
15
25
06
16
26
07
17
27
08
18
28
09
19
29
10
20
30
phiÕu soi - ®¸p ¸n (Dµnh cho gi¸m kh¶o)
M«n : hoa12 kt hoc ky2 
M· ®Ò : 126
01
11
21
02
12
22
03
13
23
04
14
24
05
15
25
06
16
26
07
17
27
08
18
28
09
19
29
10
20
30

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ky 2 nam hoc 0708(1).doc