Đề kiểm tra học kì II năm học 2011 – 2012 môn: Sinh học 7 - Trường TH & THCS Hoàng Châu

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2011 – 2012 môn: Sinh học 7 - Trường TH & THCS Hoàng Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ubnd huyện Cát Hải
trường TH & tHcs hoàng châu
đề kiểm tra học kì II
Năm học 2011 – 2012
Môn : SINH HọC 7 
Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra:..
Phần I. Trắc nghiệm khách quan(3đ). 
Câu 1. Dùng các từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống hoàn thành các câu sau:
Thụ tinh trong, tiến hoá, vô tính, hữu tính
 Trong sự tiến hoá các hình thức sinh sản thì sinh sản (1).. có ưu thế hơn so với sinh sản (2)., nên sức sống của cơ thể con được sinh ra cao hơn hẳn cơ thể bố, mẹ. Tuỳ theo mức độ (3). mà sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở: (4)., đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng và con.
Câu 2. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trong mỗi câu sau:
A. Chỉ những động vật thuộc lớp Thú mới đẻ con thai sinh, chăm sóc con, nuôi con bằng sữa mẹ.
B. Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác bừa bãi, săn bắt động vật quý hiếm, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
C. Thú mỏ vịt có mỏ dẹp, sống vừa ở nước, vừa ở cạn, có tuyến sữa và đẻ con. 
D. Cần bảo vệ: mèo, diều hâu, cú vọ, rắn sọc dưa vì chúng là những động vật ăn chuột, giúp bảo vệ mùa màng.
Câu 3. Nối mỗi ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Cột B
KQ
1. Thỏ
2. Lợn
3. Thú có túi
4. Tê giác
a. là động vật hằng nhiệt thuộc bộ móng Guốc chẵn, ăn tạp. Sống thành đàn.
b. ăn thực vật bằng cách gặm nhấm. Cấu tạo ngoài, các giác quan , chi và cách thức di chuyển thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
c. là động vật hằng nhiệt thuộc bộ Guốc lẻ, ăn thực vật không nhai lại.
d. đẻ con, có con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động.
e. có tứ chi, thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo cây.
1 - 
2 - 
3 - 
4 - 
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1(3,5đ). Thế nào là đấu tranh sinh học? Nêu những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học .
Câu 2 (1,5đ). Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống.
Câu 3 (2,5đ). Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ?
Hướng dẫn chấm kiểm tra học kì II
môn: sinh học 7 
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3điểm) 
Câu 1 (1 điểm – mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm)
	(1) – hữu tính ; (2) – vô tính ; (3) – tiến hoá ; (4) – thụ tinh trong
Câu 8 (1 điểm – điền đúng mỗi câu cho 0,25 điểm)
A. Đ	B. Đ	C. S	 	D. Đ	
Câu 9 (1 điểm – mỗi ý nối đúng cho 0,25 điểm). 
1 – b ; 2 – a ; 3 – d ; 4 - c
II Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3,5 điểm) 
* Biện pháp đấu tranh sinh học: là sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại. 	(0,5 điểm)
* Những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học .
- Ưu điểm: (mỗi ý được 0,5 điểm)
+ Sử dụng đấu tranh sinh học đã đem lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột.
+ Không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích và sức khoẻ con người.
- Nhược điểm: (mỗi ý được 0, 5 điểm)
+ Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.
+ Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển. 
+ Một loài thiên địch vừa có thể có lợi vừa có thể có hại. 
Câu 2: ( 1,5 điểm) 
Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống:
- Bộ lông mao dày, xốp. 	(0,25 điểm)
- Chi trước ngắn, chi sau khoẻ. 	(0,25 điểm)
- Tai rất thính có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía. 	(0,5 điểm)
- Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm.	 (0,5 điểm)
Câu 3 (2 điểm)
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học: 
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị , làm mất môi trường sống của động vật. (0,75 điểm)
- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu,việc khai thác chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí và giao thông trên biển. (0,5 điểm)
* Một số việc cần làm để bảo vệ đa dạng sinh học: 
- Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi.	 (0,25 điểm)
- Cấm săn bắt , buôn bán động vật.	 (0,25 điểm)
- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. 	 (0,25 điểm)
Ma trận đề kiểm tra học kì II
Môn: Sinh 7
Mức độ nhận thức
Chủ đề
Tổng
Lớp thú
Sự tiến hoá của động vật
Động vật và đời sống con người
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Nhận biết
4
1
4
9
1,0
1,5
1,0
3,5
Thông hiểu
4
1
5
1,0
3,5
4,5
Vận dụng
1
1
2,0
2,0
Tổng
8
1
4
2
15
2,0
1,5
1,0
5,5
10
 Người ra đề	Duyệt đề 
Lê Thị Hằng	Trần Thị ánh Tuyết	

File đính kèm:

  • docde KT HKII sinh hoc 7doc.doc
Đề thi liên quan