Đề kiểm tra học kì II môn vật lý 8

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 4026 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MƠN VẬT LÝ 8
A. MA TRẬN ĐỀ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
NHẬN BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CƠ HỌC
3(1.5Đ)
1(0.5Đ)
1(0.5Đ)
5 2.5
NHIỆT HỌC
3(1.5Đ)
6(3.0Đ)
1(0.5Đ)
3(2.5)
13 7.5
TỔNG
6 3.0
8 4.0
4 3.0
18 10
B. ĐỀ BÀI:
I/. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(7điểm) :Chọn phương án trả lời đúng:
Câu 1: Cơ năng gồm hai dạng:
a. Thế năng và nhiệt năng c. Động năng và nội năng.
b.Động năng và thế năng d. Thế năng và nội năng
Câu 2: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 s. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Tính công suất của người kéo? Câu đúng là: 
70 w b. 71 w c. 72w d. 73 w
Câu3: Động năng của vật ở độ cao h = 1000m là:
a. 0 J b. 10J c. 100J d. 1000J
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là sai?
a. Nguyên tử là hạt rất nhỏ.
b. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
c. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
d. Phân tử và nguyên tử chuyển động không liên tục.
Câu 5: Vì sao vào mùa hè, nếu mặc áo tối màu đi ra đường ta cảm thấy người nóng hơn khi mắc áo sáng màu ?
a.Vì áo tối màu hấp thụ nhiệt tốt hơn.
b.Vì áo tối màu giúp đối lưu xảy ra dễ hơn.
c.Vì áo tối màu dẫn nhiệt tốt hơn.
d.Vì áo màu sáng và áo màu tối đều hấp thụ nhiệt như nhau.
Câu 6: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt không phải là bức xạ nhiệt:
a. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
 b. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người ngồi gần bếp lò.
 c. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
 d. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian xung quanh bóng đèn.
Câu 7: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng sau đây sẽ tăng:
a.Khối lượng của vật. c. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
b.Trọng lượng của vật. d. Nhiệt độ của vật.
Câu 8: Để đun sôi 800g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 200C, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để đun sơi nước là:
a.67.200KJ. b.268,8KJ. c. 67.2KJ. d. 2688000KJ. 
Câu 9: Vì sao khi dùng củi để đun nước thì thấy sau một thời gian ấm nóng lên và nước cũng nóng lên?
a.Vì củi bị đốt cháy có năng suất tỏa nhiệt.
b.Vì ấm bị đốt cháy có năng suất tỏa nhiệt.
c.Vì nước bị đun nóng có năng suất tỏa nhiệt.
d.Các vật trên đều có năng suất tỏa nhiệt.
Câu 10: Tại sao quả bóng bay dù được buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
a.Vì khi mới thổi không khí còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
b.Vì cao su đàn hồi nên sau khi thổi căng ra, nó tự động co lại.
c.Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua màng bóng cao su.
d.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên một số phân tử trong quả bóng có thể lọt ra ngoài.
Câu 11: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng trong trường hợp:
a.Khi bơm lốp xe, bơm nóng lên.
b.Nút đậy ống nghiệm có chứa nước bật ra khi nước được đun sôi.
c.Dòng nước chảy từ trên cao xuống làm quay tua bin của nhà máy thủy điện.
d.Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát nhiều lần vào mặt bàn.
Câu 12: Đun sôi một nồi nước cần 0,5kg than bùn. Nhiệt lượng tỏa ra của than bùn là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của than bùn là 14.106 J/kg 
a. 5.106 J b. 6.106 J c. 7.106 J d. 8.106 J
Câu 13: Một người công nhân làm việc trong 1 giờ để khuân vác hàng. Biết công của người đó thực hiện trong 1 giờ là 540.000J. Công suất của người công nhân đó:
a. 50W b. 100W c. 150W d.200W.
Câu 14: Vì sao nói dầu hỏa là nhiên liệu tốt hơn than đá?
a.Vì năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa lớn hơn năng suất tỏa nhiệt của than đá.
b.Vì năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa bằng năng suất tỏa nhiệt của than đa.ù
c.Vì năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa nhỏ hơn năng suất tỏa nhiệt của than đa.ù
d.Vì dầu hỏa có năng suất tỏa nhiệt, than đá thì không có năng suất tỏa nhiệt.
II: TỰ LUẬN
Câu 1: Nhiệt lượng thu vào của một vật để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Viết công thức nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên, Giải thích các đơn vị của các đại lượng trong công thức? (0,5 đ).
Câu 2: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa gì? (0.5 đ).
Câu 3: Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, giải thích ý nghĩa con số đó?(0.5đ) 
Câu 4: (1.5đ)Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 1000C vào 1 cốc nước ở 200 C. Sau 1 thời gian nhiệt độ của quả cầu và của cốc nước đều bằng 
250 C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là 880J/Kg.K, 4200J/Kg.K .
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 1 câu đúng 0.5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
b
c
a
d
a
c
d
b
a
d
b
c
c
a
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: 
-Nhiệt lượng của vật thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố(0.25đ)
+Khối lượng của vật.
+Độ tăng nhiệt độ.
+Chất cấu tạo nên vật.
-Công thức: Q = m.c.t (0.25đ)
Trong đó: +Q là nhiệt lượng vật thu vào(J)
	 +m là khối lượng của vật (kg)
 +t=t2-t1 độ tăng nhiệt độ oC hoặc oK
 +C là nhiệt dung riêng(J/kg.K)
Câu 2: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng lên 1oC cần truyền cho nước 1 nhiệt lượng 4200J. (0.5đ)
Câu 3: Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg nghĩa là 1kg dầu hỏa bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng 27.106 J. (0.5đ)
Câu 4: 
-Q1= c1.m1(t1-t)=880.0,15.(100-25)=9900(J) (0.5đ)
-Q2=c2.m2(t-t2)=4200.m2.5=21000(J) (0.5đ)
-Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q1=Q29900=21000.m2
(0.5đ)
 Đáp số: 0,47kg

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI II MON VAT LY 8.doc