Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Tản Lĩnh

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Tản Lĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:	Đề kiểm tra học kì II (2007_2008)
Lớp:	Môn: Ngữ văn 8
Trường THCS Tản Lĩnh	Thời gian: 90phút


Điểm
Lời phê của giáo viên





I/ Trắc nghiệm: (3 điểm: Mỗi câu đúng được 0,25đ)

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 
 “Trong tù không rượu cũng không hoa,
	Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” 
( Ngắm trăng_ Hồ Chí Minh)
Câu 1: Tập thơ “ Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp
 Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây ( Trung Quốc)
Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2: “Nhật kí trong tù” được sáng tác bằng chữ gì?
 Chữ Hán	C. Chữ quốc ngữ
Chữ Nôm	D. Chữ Pháp

Câu 3: Bài “ Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?
 Lục bát 	C. Song thất lục bát
Thất ngôn tứ tuyệt.	D. Thất ngôn bát cú

Câu 4: Trong những bài thơ sau của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh trăng?
Tin thắng trận	C. Cảnh khuya
Rằm tháng giêng	D. Chiều tối

Câu 5: “ Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” là kiểu câu gì?
Câu trần thuật	C. Câu cầu khiến
Câu nghi vấn	D. Cả A, B, C đều sai

Câu 6: “ Minh nguyệt” có nghĩa là gì?
Trăng sáng	C. Trăng soi
Trăng đẹp 	D. Ngắm trăng

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ ngắm trăng?
Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Câu 8: Hai câu thơ: “Nhân hướng song tiền khán mimh nguyệt- Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
ẩn dụ	C. So sánh 
Hoán dụ	D. Đối xứng

 Câu 9: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp ở bài thơ Ngắm trăng?
 Xao xuyến, bối rối	C. Buồn bã, chán nản	
 Mừng rỡ, niềm nở.	D. Bất bình, giận dữ

Câu 10: Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng? 
Một con người có tầm nhìn xa trông rộng.
Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường
Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan
Một con người giàu lòng yêu thương.

Câu 11: Câu thơ cuối “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
So sánh 	C. ẩn dụ.
Điệp từ	D. Nhân hoá.

Câu 12: Bài thơ Ngắm trăng được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A Tự sự + miêu tả.	C. Miêu tả+ biểu cảm
B Tự sự + biểu cảm.	D. Biểu cảm+ tự sự 

II/ Tự luận 
Câu1: tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó trong khổ thơ sau:
	“Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
	Người thuê viêt nay đâu?
	Giấy đỏ buồn không thắm; 
	Mực đọng trong nghiên sầu…”
(trích “Ông đồ” của Vũ Đình Liên)


 Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Phần đầu của Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
	Từng nghe
	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
	………………………………
	Việc xưa xem xét
	Chứng cớ còn ghi
đã đề cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca nền văn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt.”
 Hãy viết bài giới thiệu về tấc giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nhận xét trên.
 


 


File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ky 8.doc