Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014 (Đề 2)

doc6 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014 (Đề 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrƯờng THCS ........................................

Kiểm tra học kì Ii năm học 2013-2014
Họ và tên: ...............................................

Môn: ngữ văn 8
Lớp: ........

Thời gian: 90'

Đề số 2

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1 : 
Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào?
A.
Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận.
B.
Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
C.
Giải thích rõ ràng hơn vấn đề cần nghị luận.
D.
Làm cho vấn đề nghị luận rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Câu 2 : 
Bài thơ "Ngắm trăng" được sáng vào khoảng thời gian nào?
A.
1940-1941
B.
1942-1943 
C.
1943-1945
D.
1946-1947
Câu 3 : 
Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu văn: "ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa" ?
A.
Đay nghiến, sâu cay.
B.
Lạnh lùng, cay độc.
C.
Mỉa mai, châm biếm.
D.
Mỉa mai, sâu cay.
Câu 4 : 
"Minh nguyệt" có nghĩa là gì?
A.
Ngắm trăng
B.
Trăng soi 
C.
Trăng đẹp
D.
Trăng sáng
Câu 5 : 
Câu thơ thứ mấy trong bài "Đi đường" diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách?
A.
Câu thứ nhất
B.
Câu thứ hai
C.
Câu thứ ba
D.
Câu thứ tư
Câu 6 : 
Dòng nào nêu đúng nhất trật tự từ của câu: "Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân" (Ngô Tất Tố).
A.
Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.
B.
Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.
C.
Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.
D.
Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.
Câu 7 : 
Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A.
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)
B.
Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)
C.
Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)
D.
Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)
Câu 8 : 
Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài "Khi con tu hú"?
A.
Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.
B.
Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.
C.
Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời "cứ kêu".
D.
Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.
Câu 9 : 
Câu văn: "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không" nằm trong văn bản nào, ai là tác giả?
A.
"Nước Đại Việt ta" - Trần Quốc Tuấn
B.
"Nước Đại Việt ta" - Nguyễn Trãi
C.
"Hịch tướng sĩ" - Trần Quốc Tuấn
D.
"Chiếu dời đô" - Lý Công Uẩn
Câu 10 : 
Hai câu thơ sau thực hiện hành động nói nào?
"Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về"
A.
Điều khiển 
B.
Trình bày
C.
Bộc lộ cảm xúc
D.
Hỏi
Câu 11 : 
Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản thông báo?
A.
Nhà trường vừa đề ra một số quy định về việc bảo vệ môi trường và cần phổ biến rộng rãi quy định này cho học sinh toàn trường được biết.
B.
Với tư cách là thư ký của một đại hội Chi đội, em cần phải viết văn bản ghi lại nội dung của đại hội đó.
C.
Em vô ý làm mất sách của thư viện.
D.
Cô Tổng phụ trách Đội muốn biết tình hình công tác Đội của nhà trường.
Câu 12 : 
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Khi con tu hú"?
A.
Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
B.
Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
C.
Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.
D.
Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.

Phần iI: tự luận (7,0 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm)
	a/ Hai dòng thơ sau nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Hãy cho biết quê quán của nhà thơ đó!
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
	b/ Hai dòng thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ!
Câu 14: (5,5 điểm)
	 Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về văn bản “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn).
 
****************************************





























Trường THCS ...........................................

Kiểm tra học kì Ii năm học 2013-2014
Họ và tên: ...............................................

Môn: ngữ văn 8
Lớp: ........

Thời gian: 90'

Điểm: 




Lời phê của thầy, cô giáo:


Đề số 2

phiếu trả lời trắc nghiệm 

 
	Lưu ý: - Đối với mỗi câu trắc nghiệm, học sinh được chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜

01

07



02

08



03

09



04

10



05

11



06

12




 
Phòng GD&ĐT
Huyện Văn Lâm
--------šư›--------
Đáp án và biểu điểm môn Ngữ văn lớp 8
Học kì II - Năm học: 2013 - 2014

Đề số 2

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
	Mỗi câu trả lời ( tô ) đúng được 0,25 điểm.

01

07



02

08



03

09



04

10



05

11



06

12




Phần iI: tự luận (7,0 điểm)


Câu 13: (1,5 điểm)
	+ ý (a): (0,5 điểm)
	Cần trả lời chính xác các yêu cầu của câu hỏi:
	- Hai dòng thơ nằm trong bài "Quê hương" à (0,15 điểm)
	- Tác giả: Tế Hanh	à (0,15 điểm)
	- Quê Tế Hanh: Quảng Ngãi.	à (0,2 điểm)
	+ ý (b): (1,0 điểm)
	Yêu cầu: Tìm và chỉ ra được các biện pháp tu từ trong hai dòng thơ:
	- Nhân hóa: "rướn" à (0,25 điểm) 
	- So sánh: "cánh buồm" (Vật cụ thể hữu hình) với "mảnh hồn làng" (cái trừu tượng vô hình) à (0,25 điểm) 
ốHình ảnh 	cánh buồm trở nên sống động, mang một vẻ đẹp và ý nghĩa trang trọng, lớn lao. à (0,25 điểm) 
	- ẩn dụ tượng trưng: Cánh buồm no gió ra khơi chính là biểu tượng linh thiêng của làng chài à (0,25 điểm) 

Câu 14: (5,5 điểm)
I. Mở bài: (0,5 điểm)
	- Giới thiệu khái quát về Lí Công Uẩn và văn bản “Chiếu dời đô”
II. Thân bài: (4,5 điểm)
	a/ Hoàn cảnh ra đời của văn bản “Chiếu dời đô” à (0,75 điểm)
	b/ Giới thiệu nội dung chính của văn bản:
	 - Lấy dẫn trong sử sách để làm tiền để, thu phục nhân tâm, chuẩn bị lí lẽ cho phần sau.	à (0,5 điểm)
	 - So sánh với việc làm và kết quả của hai triều Đinh, Lê, phê phán hai triều đại này để tăng thêm tính khách quan cho quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La.	à (0,5 điểm)
	 - Khẳng định thành Đại La là nới tốt nhất để định đô bằng cách đưa ra những ưu thế của thành Đại La 
	+ Về lịch sử
	+ Về vị trí địa lí
	+ Về vị thế chính trị, văn hóa.
	à (0,75 điểm)
ố "Chiếu dời đô" phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất; đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.	à (0,5 điểm)
	c/ Giới thiệu nghệ thuật nổi bật của đoạn trích:
	 - Viết bằng văn xuôi cổ theo lối biền ngẫu	 	 à (0,25 điểm)
	 - Ngôn ngữ trang trọng, lời văn đẹp, giàu hình ảnh	 à (0,4 điểm)
	 - Nghệ thuật đối	 à (0,25 điểm)
	 - Lập luận chặt chẽ kết hợp hài hòa với các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.	à (0,6 điểm)
III. Kết bài: (0,5 điểm)
	- Nhận xét, đánh giá chung về tác phẩm.


File đính kèm:

  • docDE 2DAP AN KTRA KI 2 VAN 8 1314.doc