Đề kiểm tra học kì II môn: Lí khối: 6 - Đề 1 đến đề 15

doc31 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Lí khối: 6 - Đề 1 đến đề 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lí Khối: 6
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( _6 điểm )
Chọn phương án đúng trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm ).
Câu 1/ Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc :
 A. Đóng ngắt tự động mạch điện. 	 C. Đo nhiệt độ của chất rắn bất kỳ. 
 B. Đo nhiệt độ của của chất lỏng . D. Đo trọng lượng của vật . 
Câu 2/ Trong suốt thời gian sôi , nhiệt độ của chất lỏng :
 A.Thay đổi . B. Không thay đổi. C. Luôn luôn tăng. D.Luôn luôn giảm.
Câu 3/ Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng ?
 A. Trọng lượng chất lỏng tăng 	 	C. Khối lượng chất lỏng tăng 
 B. Thể tích chất lỏng tăng . D. Thể tích chất lỏng giảm
Câu 4/Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng ?
 A. Chất: khí ,rắn ,lỏng. 	 C. Chất: khí, lỏng ,rắn
 B.Chất : rắn ,khí , lỏng D. Chất: rắn, lỏng ,khí 
Câu 5/ Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật :
 A .Tăng . B. Không thay đổi . C. Giảm. D .Thay đổi.
Câu 6 / Trong các hiện tượng sau đây , hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
 A. Đúc một cái chuông đồng. C. Đốt một ngọn đèn dầu. 
 B. Đốt một ngọn nến. . D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. 
Câu 7/ Để đo thân nhiệt người ta dùng loại nhiệt kế nào ?
 A. Nhiệt kế y tế. B .Nhiệt kế rượu. C.Nhiệt kế dầu D. Nhiệt kế thuỷ ngân	
Câu 8/ Khi dùng ròng rọc động ta có lợi gì ?
A. Hướng của lực kéo 	C. Không có lợi gì . 
 B. Lực kéo và hướng của lực kéo D. Lực kéo vật . 
Câu 9/ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :
A. Sự đông đặc . B.Sự ngưng tụ. C. Sự nóng chảy. D. Sự bay hơi .
Câu 10/ Trong điều kiện nào thì khi tăng nhiệt độ, nước sẽ co lại chứ không nở ra ?
 A . Nhiệt độ của nước dưới 00 C. 	C. Nhiệt độ của nước từ 00 C đến 40C. 
 B. Nhiệt độ của nước trên 40 C. D . Nhiệt độ của nước là1000 C.
Câu 11/ Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là :
 A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi . C. Sự đông đặc. D .Sự nóng chảy.
Câu 12/ Các chất nào khác nhau nở vì nhiệt giống nhau ?
 A. Chất lỏng B. Chất rắn. C. Chất khí 	D. Cả ba chất trên .
II.TỰ LUẬN:(4đ)
 Câu 1 : Hãy nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí .
 Câu 2: Hãy tính : 400C, 65 0C ứng bao nhiêu 0F ?
 Câu 3: Hãy tính : 680F ứng bao nhiêu 0C ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I : ( 6điểm )
1.A	2.B	3.B	4.D	5.B	6.C	7.A	8.D	9.C	10.C	11.A	12.C
PHẦN II : ( 4 điểm )
Bài/câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 :
1,5 đ
-Nêu đúng mỗi ý (0,5đ)- Gồm 3 ý.
Câu 2 :
-Tính : 400C ra đúng 1040F
 650C ra đúng 1490F
1đ
!đ
Câu 3 :
-Tính :680Fra đúng 200C
0,5đ
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lí Khối: 6
Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 	 ( 7 điểm )
 Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm )
Câu 1):Trong các loại máy cơ đơn giản sau đây,máy nào chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực?
a) Mặt phẳng nghiêng b) Đòn bẩy c) Ròng rọc cố định d) Ròng rọc động
 Câu 2): Tốc độ bay hơi của một chất lỏng:
 a) Chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng . b) Chỉ phụ thuộc vào gió 
 c) Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ d) .Phụ thuộc vào cả ba yếu tố trên
Câu 3):Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
 a).Chất khí nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi.
 b).Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 c).Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng,chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 d). Khi đun nóng chất khí thì khối lượng riêng giảm.
Câu 4):Khi làm muối,người ta đã dựa vào hiện tượng nào?
 a). Bay hơi b). Ngưng tụ c) Đông đặc d).Cả 3 hiện tượng trên.
Câu 5): Giới hạn đo của nhiệt kế y tế là
a). -300C đến 1300C	c) -200C đến 500C
 b) 350C đến 420C	d) 00C đến 1000C
Câu 6) Nhiệt độ 00C trong nhiệt giai Xenxiút ứng với nhiệt độ  trong nhiệt giai Farenhai?
a). 1800F	b). 1000F	c). 1,80F	d). 320F
Câu 7). Nhiệt độ cơ thể của người bình thường là:
a). 350C	b). 370C	c). 420C	d). Câu A, B, C đều sai
Câu 8) Trong các chất dưới đây, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất?
a). Rắn	b). Lỏng	c). Khí d)Cả 3 chất nở bằng nhau.
Câu 9) . Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
a) Vỏ bóng bàn bị nóng mền ra và bóng phồng lên.
b). Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra.
c) Nước nóng tràn vào trong bóng.
d) Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra.
Câu 10) Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng ?
 a). Thể tích chất lỏng tăng . c). Khối lượng chất lỏng tăng 
 b). Trọng lượng chất lỏng tăng	 d).Thể tích chất lỏng giảm
Câu 11):Trong các hiện tượng sau đây ,hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy:
 a) .Bỏ một cục đá vào một cốc nước . b). Đốt một ngọn đèn dầu.
 c). Đốt một ngọn nến . d). Đúc một cái chuông đồng. 
Câu 12) Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc :
 a). Đóng ngắt tự động mạch điện. 	 c). Đo nhiệt độ của chất rắn bất kỳ. 
 b). Đo nhiệt độ của của chất lỏng . d). Đo trọng lượng của vật . 
Câu 13)Một bình thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt, hỏi phải mở nút bằng cách nào?
a). Hơ nóng nút	c). Hơ nóng cả nút và cổ lọ
b). Hơ nóng cổ lọ	d). Hơ nóng đáy lọ
Câu 14). 800C là nhiệt độ sôi của chất nào trong các chất sau đây :
a). Ê te	b). Thuỷ ngân	c). Rượu	`	d). Băng phiến
Phần 2 : TỰ LUẬN ( 3 điểm )
Câu 15)Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc ? (2đ)
Câu 16) Em hãy xác định 60C tương ứng với bao nhiêu độ F ? (1đ)
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1 : ( 7 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Ph.án đúng
c
d
b
a
b
d
b
c
d
a
b
a
b
d
Phần 2 : ( 3 điểm )
Câu 15): Trả lời đúng mỗi ý ghi 1đ (cả câu 2đ)
Câu 16);Tính toán rõ ràng và đúng ghi 1đ.
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lí Khối: 6
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:(mỗi câu 0,5 điểm )
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
Khối lượng của chất lỏng tăng
Trọng lượng của chất lỏng tăng
Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ thấp đến cao sau đây cách nào đúng nhất?
Rắn ,khí, lỏng
Rắn, lỏng, khí
Khí, lỏng, rắn
Khí, rắn, lỏng
Câu 3: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh, nút bị chặt.Hỏi phải mở nút bằng cách nào sau đây?
Hơ nóng nút
Hơ nóng cổ lọ
Hơ nóng đáy lọ
Hơ nóng cả nút và đáy lọ
Câu 4: Nước đang tan ở nhiệt độ:
00C
320C
00C hoặc 320C
Một nhiệt độ khác
Câu 5: 500C ứng với:
	A.500F
	B. 1000F
	C. 1220F
	D. 1250F 
Câu 6: Sự đông đặc là sự chuyển thể:
Rắn sang lỏng
Lỏng sang rắn
Lỏng sang hơi
Hơi sang lỏng
Câu 7:Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước
Đốt một ngọn nến
Đúc một cái chuông đồng
Đột một ngọn đèn dầu
Câu 8: Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng?
Vì khối lượng của vật tăng
Vì thể tích của vật tăng
Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích giảm
Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích thay đổi
Câu 9: Để làm đông đặc rượu người ta có thể thực hiện bằng cách:
Làm lạnh rượu đến -1170C
Làm lạnh rượu đến 00C
Làm lạnh rượu đến -500C
Cả 3 câu trên đều sai
Câu 10: Khi làm muối người ta đã dựa vào hiện tượng:
Bay hơi
Ngưng tụ
Đông đặc
Cả 3 hiện tượng trên
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
Sương mù
Mây
Sương đọng trên lá
Hơi nước
Câu 12: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
Nước trong cốc càng nhiều
Nước trong cốc càng ít
Nước trong cốc càng nóng
Nước trong cốc càng lạnh
Câu 13: Trong quá trình sôi của chất lỏng điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ của chất lỏng?
Nhiệt độ luôn luôn tăng
Nhiệt độ luôn luôn giảm
Nhiệt độ luôn luôn không thay đổi
Nhiệt độ tăng hoặc giảm
Câu 14: 800C là nhiệt độ của chất nào sau đây
ête
thủy ngân
rượu
băng phiến
Phần 2: TỰ LUẬN
Bài 1: (1 điểm)
Giải thích tại sao các giọt sương chỉ được tạo ra vào ban đêm?
Bài 2: (1 điểm)
Tính xem 680F ứng với bao nhiêu 0C? 
Bài 3:(1 điểm)
Thế nào là sự bay hơi?Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM:
Phần 1: (7 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Ph.án đúng
D
C
B
C
C
B
D
C
A
A
D
C
C
C
Phần 2: (3 điểm)
Bài 1: 
Vào ban đêm trời lạnh ,hơi nước trong không khí gặp lạnh tạo thành các giọt sương.
Bài 2: 
200C
Bài 3:
SGK trang 84
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lí Khối: 6
 I/ Trắc nghiệm ( 7 điểm )
 Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Khi nung nóng vật rắn thì.
 a. Khối lượng của vật tăng b. Khối lượng của vật giảm
 c. Khối lượng riêng của vật tăng d. Khối lượng riêng của vật giảm
Câu 2. Trong 3 chất rắn, lỏng, khí, cách sắp xếp nào sau đây là theo thứ tự từ chất dãn nở về nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở về nhiệt ít nhất. 
 a. Khí, lỏng, rắn b. Lỏng, khí, rắn
 c. Rắn, lỏng, khí d. Khí, lỏng, rắn
Câu 3. Khi tăng nhiệt độ của nước từ 0oC đến 4oC, phát biểu nào sau đây là đúng?
 a. Trọng lượng của nước tăng b. Trọng lượng của nước giảm
 c. Trọng lượng riêng của nước tăng d. Trọng lượng riêng của nước giảm
Câu 4. Khi rót nước nóng ra khỏi phích ( bình thủy ), rồi cho đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức nào của em đã học? 
 a. Sự nở vì nhiệt của chất rắn b. Sự nở vì nhiệt của chất khí
 c. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng d. Sự sôi
Câu 5. Hiện tượng nở vì nhiệt được ứng dụng bên trong dụng cụ nào sau đây?
 a. Bàn là điện b. Quạt điện
 c. Mô tơ điện d. Các máy cơ đơn giản
Câu 6. Chất lỏng nào sau đây có thể dùng để chế tạo nhiệt kế.
 a. Nước thông thường b. Thủy ngân
 c. Nước có pha màu đỏ d. Ête
Câu 7. 59oF ứng với bao nhiêu oC. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau
 a. 91oC b. 59oC c. 270C d. Một giá trị khác
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?
 a. Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể hơi
 b. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
 c. Trong quá trình nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật luôn giảm dần
 d. Các phát biểu a, b, c đều sai
Câu 9.Trong các đặc điểm sau,đặc điểm nào không phải là của sự ngưng tụ?
a. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng b. Có sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
c. Có thể nhìn thấy được bằng mắt thường
d. Xảy ra khi nhiệt độ đạt đến một giá trị xác định
Câu 10. Trong quá trình sôi của chất lỏng, điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ chất lỏng
 a. Nhiệt độ luôn tăng b. Nhiệt độ luôn giảm
 c. Nhiệt độ không thay đổi d. Nhiệt độ thay đổi liên tục, lúc tăng, lúc giảm
Câu 11. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
 a. Nhiệt kế thủy ngân b. Nhiệt kế y tế
 c. Nhiệt kế rượu d. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được
Câu 12. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
 a. Khối lượng b. Trọng lượng
 c. Khối lượng riêng d. Cả khối lượng và khối lượng riêng 
Câu 13: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi độ lớn của lực?
 a. Ròng rọc cố định b. Ròng rọc động
 c. Mặt phẳng nghiêng d. Đòn bẩy
Câu 14: Trong điều kiện nào sau đây thì nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh?
 a. Nước trong cốc càng nhiều b. Nước trong cốc càng ít
 c. Nước trong cốc càng nóng d. Nước trong cốc càng lạnh
II/ Tự luận ( 3 điểm )
Bài 1. Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Em hãy nêu một phương án đơn giản để mở nút lọ khi nút bị kẹt. Giải thích.
Bài 2. Tính xem 250C tương ứng bằng bao nhiêu 0F và 1220F tương ứng bằng bao nhiêu 0C?
Họ Và Tên:
Lớp: 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
Môn: Vật Lý Khối: 6 Thời gian: (45ph)
ĐIỂM
LỜI PHÊ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Trả lời
A/ TRẮC NGHIỆM: (7đ)
 Em hãy đọc nội dung câu hỏi rồi điền chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng nhất vào bảng phía trên?
1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. 
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. 
2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây thì cách sắp xếp nào là đúng:
A. Lỏng, rắn, khí. B. Rắn, khí, lỏng
C. Lỏng, khí, rắn. D. khí, lỏng, rắn.
3. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ.
D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
4. Lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động so với lực kéo vật lên trực tiếp thì:
A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn
C. Bằng D. Nhỏ hơn hoặc bằng.
5. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau bảng mới khô vì:
A. Sơn trên bảng hút nước.
B. Nước trên bảng chảy xuống đất.
C. Gỗ làm bảng hút nước.
D. Nước trên bảng bay hơi vào không khí.
6. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ bóng bàn bị nóng mền ra và bóng phồng lên.
B. Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra.
C. Nước nóng tràn vào trong bóng.
D. Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra.
7/Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng?
A. Vì khối lượng của vật tăng B. Vì thể tích của vật tăng.
C. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm.
D. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật thay đổi.
8/Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín?
A. Thể tích của không khí tăng. B.Khối lượng riêng của không khí tăng.
C. Khối lượng riêng của không khí giảm
D. Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra
9/Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi dùng tay áp chặt vào một bình thuỷ tinh có nút chặt ?
A. Thể tích của không khí trong bình tăng. 
B. Khối lượng riêng của không khí trong bình tăng. 
C. Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.
D. Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra
10/Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
A. Để một cục nước đá ra ngoài nắng. B. Đốt một ngọn nến.
C. Đúc một bức tượng. D. Đốt một ngọn đèn dầu. 
11/Rượu nóng chảy ở -1170c. Hỏi rượu đông đặc ở nhiệt độ nào sau đây ?
A. 1170c B. -1170c
C. Cao hơn -1170c D. Thấp hơn -1170c 
12/Trong nhiệt giai farenhai 200c ứng với bao nhiêu độ 0F ?
A. 6,80F B.6800F
C. 680F D. 0,680F
13/Một thanh nhôm, một thanh đồng và một thanh sắt cùng chiều dài (nhiệt độ ban đầu như nhau). Nếu nung nóng cả ba thanh cho nóng lên cùng nhiệt độ thì thanh nào sẽ dài nhất ? 
A. Thanh đồng dài nhất 	 C. Thanh sắt dài nhất 
B. Thanh nhôm dài nhất 	 D. Ba thanh dài như nhau 
14/Trong điều kiện nào thì khi tăng nhiệt độ, nước sẽ co lại chứ không nở ra?
 A. Nhiệt độ của nước dưới 0o C B. Nhiệt độ của nước từ 0oC đến 4oC
 C. Nhiệt độ của nước trên 4oC D. Nhiệt độ của nước là 100oC
B/TỰ LUẬN:(3đ)
1/Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân mới đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao ? 
2/ Quan sát nước đá lấy từ tủ lạnh ra người ta thấy :
Nhiệt độ ban đầu của nước đá là -50c.
Thời gian từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh đến khi nước đá bắt đầu nóng chảy là 1 phút.
 -Thời gian nước đá nóng chảy là 7 phút.
 -Thời gian từ khi nóng chảy hết đến khi nước có nhiệt độ 100C là 4 phút.
a/ Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b/ Đoạn nằm ngang, đoạn nằm nghiêng tương ứng với quá trình nào? 
ĐÁP ÁN 
Môn: Vật lý 6 (thời gian 45ph)
A.Trắc nghiệm(7đ).
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Trả lời
D
D
D
B
D
D
7
8
9
10
11
12
13
14
C
D
D
D
B
C
B
B
B. TỰ LUẬN(3đ)
1/ Thuỷ tinh nóng lên và nở ra trước do đó thoạt đầu mực thuỷ ngân tụt xuống một ít sau đó thuỷ ngân cũng nóng lên nở ra nhưng thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh nên mực thuỷ ngân dâng cao hơn mức ban đầu. (1đ)
2/
a/ Học sinh vẽ đúng đường biểu diễn (1đ)
b/ Đoạn nằm ngang ứng với quá trình nóng chảy. Đoạn nằm nghiêng của một phút đầu ứng với trình nước đá nóng lên. Đoạn nằm nghiêng sau ứng với quá trình nước nóng lên (1đ)
ĐỀ SỐ 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lí Khối: 6
Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 	 ( 7 điểm )
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm )
Câu 1 :
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đòn bẩy?
A
Mỗi đòn bẩy đều phải có 1 điểm tựa
B
Khi sử dụng đòn bẩy một cách hợp lí, ta sẽ được lợi về lực
C
Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy quay được quanh nó
D
Các câu A,B,C đều đúng
Câu 2 :
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A
Đốt một tờ giấy
B
Một ngọn nến đang cháy
C
Thả cục nước đá vào cốc nước
D
Đúc 1 cái tượng bằng vàng
Câu 3 :
Hiện tượng nở vì nhiệt được ứng dụng bên trong dụng cụ nào sau đây?
A
Bàn là điện
B
Quạt điện
C
Động cơ điện
D
Các máy cơ đơn giản
Câu 4 :
Chất lỏng nào sau đây có thể dùng để chế tạo nhiệt kế?
A
Nước thông thường
B
Thuỷ ngân
C
Nước có pha màu đỏ
D
Rượu
Câu 5 :
Một lọ thuỷ tinh đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào?
A
Hơ nóng nút
B
Hơ nóng cổ lọ
C
Hơ nóng đáy lọ
D
Hơ nóng nút và cổ lọ
Câu 6 :
Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? 
A
Khối lượng tăng
B
Trọng lượng tăng
C
Thể tích tăng
D
Khối lượng và trọng lượng tăng
Câu 7 :
 Chọn câu đúng khi nói về sự bay hơi và ngưng tụ?
A
Bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
B
Ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
C
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng
D
Tất cả các ý trên
Câu 8 :
Một hệ thống ròng rọc cho ta lợi 4 lần về lực, cần chọn hệ thống ròng rọc động nào dưới đây?
A
1 ròng rọc động
B
2 ròng rọc động
C
4 ròng rọc động
D
8 ròng rọc động
Câu 9 :
 Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi độ lớn của lực?
A
Ròng rọc cố định
B
Ròng rọc động
C
Mặt phẳng nghiêng
D
Đòn bẩy
Câu 10 :
Trong quá trình sôi của chất lỏng, điều nào sau đây nói đúng?
A
Nhiệt độ luôn tăng
B
Nhiệt độ luôn giảm
C
Nhiệt độ không thay đổi
D
Nhiệt độ thay đổi liên tục
Câu 11 :
 Đường kính quả cầu thay đổi như thế nào khi bị nung nóng?
A
Tăng lên 
B
Giảm đi
C
Không thay đổi
D
Tăng lên hoặc giảm đi
Câu 12 :
500C tương ứng với bao nhiêu 0F ?Hãy chọn kết quả đúng? 
A
180F
B
820F
C
1220F
D
Một giá trị khác
Câu 13 :
 Các chất nào khác nhau nở vì nhiệt giống nhau?
A
Chất rắn
B
Chất lỏng
C
Chất khí
D
Cả ba chất trên
Câu 14 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy?
A
Mở nắp chai bằng cái khui
B
Cắt 1 tấm tôn bằng kéo
C
Nhổ 1 chiếc đinh bằng búa
D
Tất cả A,B,C, đều ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy
Phần 2 : TỰ LUẬN ( 3 điểm )
Bài 1 :(1,5đ)
Tính xem 320C ứng với bao nhiêu 0F?
Bài 2 :(1,5đ)
Khi phơi quần áo ướt, thường trải rộng ra và phơi ở những nơi có ánh nắng, có gió.Giải thích tại sao?
 ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1 : ( 7 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Ph.án đúng
D
A
A
B
B
C
D
B
A
C
A
C
D
D
Phần 2 : ( 3điểm )
Bài/câu
Điểm
Bài 1 : 
 Bài 2: 
320C = 00C+ 320C
 = 320F +(32.1,80F) = 89,60F
 0,5đ
 1đ
a. Trải rộng ra để xảy ra sự bay hơi nhanh hơn
0,75đ
b. Có ánh nắng, có gió làm tốc độ bay hơi càng nhanh hơn
0,75đ
ĐỀ SỐ 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lí Khối: 6
PHẦN I TRẮC NGHIỆM ( 7Đ )
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
Câu 1. Trong các câu sau đây, câu nào là đúng.
A. Ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có lực kéo tác dụng vật lên lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
Câu 2. Trong cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách nào là đúng:
A. Lỏng -khí - rắn. B. Rắn- lỏng –khí. 
C. Lỏng - rắn- khí D. Rắn –khí -lỏng
Câu 3: Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc:
A. Đóng ngắt tự động mạch điện B. Đo trọng lượng của vật
C. Đo nhiệt độ của chất lỏng D. Đo nhiệt độ chất rắn bất kì
Câu 4: Tại 4oC nước có
A.khối lượng lớn nhất B. Thể tích lớn nhất
C. Trọng lượng riêng lớn nhất D. Trọng lượng nhỏ nhất
Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?
A Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chât lỏng 
B Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.
C Khi sôi có sự chuyển từ lỏng sang hơi.
D khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng .
Câu 6: Khi chất khí trong bình kín nóng lên thì:
A. Khối lượng của chất khí thay đổi
B. Trọng lượng của chất khí thay đổi
C. Trọng lượng riêng của chất khí thay đổi
D. Cả khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng của chất khí thay đổi
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi:
A. Xảy ra ở bất kì ở nhiệt độ nào của chất lỏng
B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ
D. Chỉ xảy ra với một số ít chất lỏng
Câu 8: Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A Làm nóng nút thuỷ tinh
B. Làm lạnh cổ lọ thuỷ tinh
C. Làm nóng cổ lọ thuỷ tinh
D. Làm lạnh đáy lọ thuỷ tinh
Câu 9:Trong nhiệt giai Farennhai nhiệt độ của nước đá đang tan là:
 A 00C B 320F C 1000C D 2120F
Câu 10:Cho nhiệt độ nóng chảy của rượu là -1170C, của thuỷ tinh là 
-390C.Dùng nhiệt kế nào sau đây có thể đo nhiệt độ trong khoảng từ 
-500C đến 500C
A Nhiệt kế y tế. B Nhiệt kế thuỷ ngân 
C Nhiệt kế rượu D Cả 3 loại
Câu 11 Khi nung nóng một vật rắn , khối lượng riêng của vật giảm vì khi đó:
A. Khối lựơng của vật rắn giảm.
B. Thể tích của vật rắn giảm.
C. Khối lượng của vật không đổi, thể tích vật thay đổi.
D. Khối lượng vật không đổi, thể tích vật tăng.
Câu 12:Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy?
A. đun nhựa đường để trải đường . B. Hàn thiếc.
C. Bó củi đang cháy. D. Ngọn nến đang cháy.
Câu 13 : Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là :
A. Sự đông đặc B. Sự nóng chảy C. Sự ngưng tụ D. Sự bay hơi
Câu 14:Nước đựng trong cốc bay hơi càng chậm khi :
A. Nước trong cốc càng lạnh. B. Nước trong cốc càng nóng
C. Nước trong cốc càng ít D. Nước trong cốc càng nhiều 
 Phần II :Tự luận :
Câu 15. Hãy tính xem 400C, 650C, 200C ứng với bao nhiêu 0F.
Câu 16. Bỏ vài cục nước đá vào cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá , người ta lập được bảng sau:
Thời gian 
0
2
4
6
8
9
10
12
14
16
nhiệt độ 
-5
-3
-1
0
0
0
0
2
6
10
A Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?
B Xác định nhiệt độ ban đầu, nhiệt độ cuối của nước ?
ĐÁP ÁN:
1. Trắc nghiệm:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
ĐAP ÁN
A
B
A
C
A
C
A
C
B
C
D
C
C
A
2. Tự luận:
Câu 15 (1,5) 20oC== 68 0F
 40oC== 104 0F
 65oC== 149 0F
Câu 16 Vẽ đúng đồ thị :1đ
 Xác định nhiệt độ ban đầu, nhiệt độ cuối( 0,5đ)
ĐỀ SỐ 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lí Khối: 6
Phần trắc nghiệm :( 7 điểm ) Đánh dấu X trước câu trả lời đúng :
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn :
a/ Khối lượng vật tăng	b/ Khối lượng vật giảm 
c/Khối lượng riêng vật tăng	d/Khối lượng riêng vật giảm 
Câu 2 : Đường kính của một quả cầu thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi ?
a/ Tăng lên 	b/ Giảm đi 	c/ Không thay đổi 	d/ Tăng lên hoặc giảm đi 
Câu 3 : Phần lớn các chất đông đặc thì giảm thể tích , riêng các chất sau đây thì thể tích tăng :
a/ Thép, đồng, vàng 	b/ Đồng, gang, nước 	c/ Chì, kẽm, băng phiến d/ Vàng, bạc, chì
Câu 4: Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí :
a/ Đông đặc 	 b/ Ngưng tụ 	c/ Bay hơi 	d/ Cả a, b, c đều đúng 
Câu 5: Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước vì :
a/ Do nước thấm ra ngoài 	b/ Do nước bốc hơi bám ra ngoài 
c/ Do cốc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bên ngoài nên hơi nước trong không khí ngưng tụ :
d/ Cả a, b, c đều đúng 
Câu 6 : Một thanh nhôm, một thanh đồng và một thanh sắt cùng chiều dài ( nhiệt độ ban đầu như nhau ). Nếu nung nóng cả 3 thanh cho nóng lên cùng nhiệt độ thì thanh nào dài nhất ?
a/Thanh đồng	b/Thanh nhôm	c/Thanh sắt 	 d/ Ba thanh dài như nhau 
Câu 7 : Trong các cách sắp xếp các chất lỏng nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng ? 	a/ Nước, dầu, rượu	b/Rượu, dầu, nước
	c/ Nước, rượu , dầu 	d/ Dầu, rượu, nước
Câu 8: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây , cách nào đúng ?
a/ Rắn, khí, lỏng 	b/ Khí, rắn, lỏng	c/Rắn, lỏng, khí 	d/Lỏng, khí, rắn	
Câu 9 : Đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi khi ta đun nóng hoặc làm lạnh một khối chất lỏng?
a/Khối lượng	b/ Trọng lượng 	c/ Thể tích 	d/ Cả a, b đều đúng 
Câu 10: Trong quá trình sôi của chất lỏng , điều kiện nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ chất lỏng? 
a/ Nhiệt độ luôn luôn tăng 	b/ Nhiệt độ luôn giảm 
c/ Nhiệt độ không thay đổi 	d/ Nhiệt độ thay đổi liên tục, lúc tăng, lúc giảm
Câu 11 : Khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh dày , cốc dễ vỡ hơn vì : 
a/ Cốc dãn nở không đều 	b/ Cốc thủy tinh không chịu nóng 
c/ Cả a, b đều sai 	d/ Cả a, b đều đúng
Câu 12: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy ?
a/Nhiệt kế rượu 	b/ Nhiệt kế thủy ngân	c/ Nhiệt kế y tế 
d/ Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được 
Câu 13 : Băng kép co lại khi nào? 
a/ Làm lạnh 	b / Đốt nóng 	c/Làm lạnh hoặc đốt nóng 	d/ Một nguyên nhân khác
Câu 14 : Trong 

File đính kèm:

  • docBo de thi HK2 LY 6 18 de co dap an.doc
Đề thi liên quan