Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2
Đề kiểm tra cuối học kì I – Lớp 3(2008 - 2009) 
Môn: đọc(25 phút)
A. Đọc thầm đoạn văn sau:	Biển đẹp
	Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
	Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
	Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
	Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.
 Theo Vũ Tú Nam
Dựa vào nội dung bài trên, em khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
Bài văn trên tả cảnh biển vào lúc nào?
A. Buổi sớm	B. Buổi chiều	C. Cả sớm, trưa và chiều
2. Sự vật nào trên biển được miêu tả nhiều nhất?
A. Con thuyền	B. Cánh buồm	C. Mây trời
3.Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên?
	A. Mây trời	B. Mây trời và ánh sáng	C. Những cánh buồm
4. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
	A. Một hình ảnh	B. Hai hình ảnh	C. Ba hình ảnh
5. Tìm 5 từ (có trong bài văn trên):
A. Chỉ sự vật: ..
B. Chỉ đặc điểm: .
C. Chỉ hoạt động: 
6. Cho câu: Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
 a. Câu văn trên thuộc mẫu câu nào?...
 b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đó.
..
..
..
B. Hoàn thành các bài tập
7. Bộ phận in đậm trong câu: “Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ.” Trả lời cho câu hỏi nào dưới đây:
	A. Làm gì?	B. Thế nào?	C. Là gì?
8. Điền dấu chấm, hai chấm, hỏi chấm vào các ô trong đoạn văn sau và viết hoa các chữ đầu câu:
 Đôi mắt những con khỉ nhâng nháo nhìn khách chốc chốc, hai quai hàm lại nhai cầm cập, nhai không những con khỉ lại gãi lưng, gãi đùi rồi lại trố mắt lên nhìn khách như sốt ruột, chờ đợi khách điều gì bạn tôi bảo
- Những con khỉ đợi ta đấy
- Đợi gì hả 
- Đợi cho ăn
9. Điền r, d hay gi vào chỗ trống sau:
Mưa . ăng trên đồng
 Uốn mềm ngọn lúa
 Hoa xoan theo  ó
  ải tím mặt đường.
10. Em chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
 Cây mai cao trên 2 mét  (dáng, giáng, ráng) thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu  (giần, dần, rần) thành một .
(điển, điểm) ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cánh vươn đều, nhánh nào cũng .. (dắn, rắn, giắn) chắc.
Đề 2
Đề kiểm tra cuối học kì I – Lớp 3(2008 - 2009)
Môn: đọc(25 phút)
Đường vào bản
	Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu, về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
	Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng:
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
	a. Vùng núi	b. Vùng biển	c. Vùng đồng bằng
2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì? 
	a. Tả con suối	b. Tả con đường	c. Tả ngọn núi
3. Vật gì nằm ngang đường vào bản?
 	 a. Một ngọn núi	b. Một rừng vầu	c. Một con suối
4. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
	a. Một hình ảnh	b. Hai hình ảnh	c. Ba hình ảnh
5. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh? 
	Khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở câu em chọn:
Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.
Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp dày như ống đũa.
6. Dòng nào có các từ chỉ đặc điểm sau:
	a. Đường, trong veo, nước, đá, thảm hoa, sườn núi, san sát, dày.
	b. Trong veo, thoai thoải, san sát, thẳng tắp, dày, trắng xóa, gần xa.
	c. Thoai thoải, đón mừng, vượt, trắng xóa, trườn, lách, vươn, men, đưa, tiễn,.
7. Câu: Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
a. Câu văn trên thuộc mẫu câu nào?..........................................................................................................
b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu trên. ...................
...................
8. Em hãy đánh dấu chấm, dấu hai chấm, dấu hỏi vào thích hợp và viết hoa chữ đầu câu.
	Chị bảo em 
- Tối nay, trường chị tổ chức đốt lửa trại vui lắm đấy em đi xem cùng chị không
- Sao trường chị lãng phí vào những trò vô bổ thế tự dưng lại đi dựng trại lên rồi châm lửa đốt 
Em không thèm đi đâu.
Đề 3
Đề kiểm tra cuối học kì I – Lớp 3(2008 - 2009)
Môn: đọc(25 phút)
Đọc thầm đoạn văn sau: 	Con suối bản tôi
	Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
	Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ cũng chỉ đục có vài ba ngày. Để tiện đi lại, bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng, cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi. Mặt cầu rộng rãi, trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, những con cá lưng xanh lên thác, ngửa bụng trắng xóa, ăn “ghét đá”. Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối chảy qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy vì các già bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con cá mà ăn.
	Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác dài gần chừng trăm mét lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.
	Con suối đơn sơ bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao điều hữu ích. 
	 Vi Hồng – Hồ Thùy Giang
	Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. Khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng:
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
a. Vùng núi	b. Vùng biển	c. Vùng đồng bằng
2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì? 
a. Tả con suối	b. Tả con đường	c. Tả thác nước
3. Mục đích già làng giữ cá để làm gì?
a. Để cá sinh sản	b. Để làm đẹp cho bản	c. Để câu lấy cá để ăn 	d. Cả hai ý b và c
4. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
	a. 2	b. 3	c. 4	d. 5
5. Ghi lại những câu văn có hình ảnh so sánh: 
.....................
.....................
B. Hoàn thành các bài tập
6. Bộ phận in đậm trong câu “Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết.”, trả
 lời cho câu hỏi nào?
	a. Là gì?	b. Thế nào?	c. Làm gì?
7. Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.
a. Câu văn trên thuộc mẫu câu nào? 
b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đó.
.....................
.....................
8. Tìm 5 từ có trong bài văn trên
Chỉ đặc điểm
Chỉ hoạt động
Chỉ sự vật
..
..
..
..
..
..
9. Điền dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy vào và viết hoa chữ đầu câu trong đoạn văn sau:
 Những luống hoa từ làng hoa Ngọc Hà hút no đủ sương đêm nay trả lại cho đời mùi hương thơm ngát những chú chim yến chim vẹt đủ màu sắc các lồng chim thả trên phố Bưởi 
reo vui chào mừng ngày mới cả những cô cậu cá vàng Quảng Bá sau một đêm ngủ yên giấc cũng bắt đầu nhảy múa trong sóng nước đón ánh nắng thu chan hòa.
 An Thanh Hương
Đề 4
Đề kiểm tra giữa kì I – Lớp 3(2008 - 2009)
Môn: đọc(25 phút)
Đọc thầm đoạn văn sau:	Chiều xuống
	Mặt trời đỏ lựng như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn. Cánh đồng vẫn lồng lộng gió. Đàn trâu no cỏ nghếch nhìn chúng tôi như chờ đợi. Mấy đứa chúng tôi kéo diều xuống trong sự tiếc rẻ. Tiếng những cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang xanh biếc nghe rất nhẹ và êm. Chúng tôi mỗi đứa ngồi chễm chệ trên lưng một con trâu trở về, vừa quấn lại dây diều vừa hẹn hò: “ Mai nhé!”.
	 Theo Nguyễn Nhung 
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1, Đoạn văn trên tả cảnh chiều xuống ở đâu?
a. Ven biển	b. Thành phố	c. Trên cánh đồng
2, Chi tiết nào trong bài cho biết trời sắp tối?
a. Cánh diều rơi xuống ruộng khoai.	B. Mặt trời đỏ lựng đang từ từ lặn.	 C. Đàn trâu no cỏ.
3. Đám trẻ chăn trâu cảm thấy thế nào khi chiều xuống?
	a. Thích thú	b. Buồn bực.	c. Tiếc rẻ.
4. Bức tranh được miêu tả trong đoạn văn nói lên điều gì?
a. Cảnh chiều xuống ở làng quê thanh bình.	 b. Hình ảnh con trân luon gắn với đồng quê.
c. Chơi diều trên cánh đồng rất thú vị.
5. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. Không có hình ảnh nào.	
b. Có một hình ảnh so sánh, là: 
c. Có hai hình ảnh so sánh, là:- 
- ............
6.Trong câu“ Mấy đứa chúng tôi kéo diều xuống trong sự tiếc rẻ.”, có thể thay từ tiếc rẻ bằng từ nào?
	a. Nuối tiếc	b. Mong đợi	c. Mệt mỏi
7. Bộ phận in đậm trong câu “ Đàn sếu nghếch nhìn chúng tôi như chờ đợi.”, trả lời cho câu hỏi nào?
	a. Là gì?	b. Làm gì?	c. Thế nào?
B. Hoàn thành các bài tập
8. Em đặt câu hỏi nào cho bộ phận in đậm?
a. Mặt trời đỏ lựng như một quả cầu lửa khổng lồ.
.......
b. . Mặt trời đỏ lựng như một quả cầu lửa khổng lồ.
.......
9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu phẩy vào thích hợp. Viết hoa chữ đầu câu.
Xem giờ
	Bố dạy con cách xem giờ bố chỉ vào chiếc đồng hồ và nói:
- Đây là kim giờ đây là kim phút, còn đây là kim giây. Con đã nhớ chưa Cô bé chớp mắt rồi hỏi: 
- Thế cái nào là một lát hả bố 
	 Theo Nụ cười thế giới
10. Điền gi, d, hoặc r vào chỗ trống:
	Đầu nguồn sông Ba là nơi đồng bào .ân tộc Ba – na sinh sống. Nơi đây có nhiều ừng  ậm, núi cao. Làng là của người Ba- na ở  ải ác ọc hai bên bờ sông. Những mái nhà  ông cao vút như muốn đua cùng ngọn núi.

File đính kèm:

  • docde KT doc L3rat hay.doc