Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh học 8 - Trường THCS Ba Lòng

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh học 8 - Trường THCS Ba Lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BA LÒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8
 Năm học: 2012 - 2013
 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
 Họ và tên:.... Ngày kiểm tra.................Ngày trả bài............... 
Điểm
Nhận xét của thầy, cô giáo
bằng số
bằng chữ
ĐỀ CHẴN
Câu 1: (2,5 điểm) Máu có kháng nguyên A và B có truyền được cho nhóm máu O không? Vì sao?
Câu 2 : (2 điểm) Nêu các bước hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt.
Câu 3: (3,5 điểm) So sánh các hoạt tiêu hóa và tác dụng tiêu hóa của các hoạt động ở khoang miệng và ruột non.
Câu 4 : (2 điểm) Nêu cơ chế điều hòa thân nhiệt.
BÀI LÀM:
TRƯỜNG THCS BA LÒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8
 Năm học: 2012 - 2013
 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
 Họ và tên:.... Ngày kiểm tra.................Ngày trả bài............... 
Điểm
Nhận xét của thầy, cô giáo
bằng số
bằng chữ
ĐỀ LẼ
Câu 1: (2,5 điểm) Máu không có kháng nguyên A và B có truyền được cho nhóm máu O không? Vì sao?
Câu 2 : (2 điểm) Nêu các bước hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lòng ngực.
Câu 3 : (3,5 điểm) So sánh các hoạt tiêu hóa và tác dụng tiêu hóa của các hoạt động ở dạ dày và ruột non.
Câu 4 : (2 điểm) Nêu quá trình đồng hóa và dị hóa.
BÀI LÀM:
 Đáp án- Biểu điểm đề chẵn :
Câu 1 : (2,5 đ) - Máu có kháng nguyên A và B không thể truyền được cho nhóm máu O(1 đ)
- Vì nhóm máu O có kháng thể α và β nhưng máu cần truyền có kháng nguyên A và B nên bị kháng thể α và β làm kết dính hồng cầu. (1,5 đ)
Câu 2 :(2 đ) các bước hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay (ngón trỏ và cái).
- Tự hít vào một hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát vào miệng nạn nhân thổi vào hết sức (Lặp lại nhiều lần).
- Thổi liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.
Câu 3 : – Giống nhau: (1 đ)
+ Đều có các hoạt động vật lí như: tiết dịch, co bóp đẩy thức ăn
+ Có hoạt động hóa học tiết enzim amilaza phân giải tinh bột chính thành đường mantôzơ
- Khác nhau: (2,5 đ)
Các hoạt động
Dạ dày
Ruột non
Biến đổi lý học
- Tiết nước bọt
- Nhai.
- Đảo trộn thức ăn
- Tạo viên thức ăn
- Làm ướt và mềm thức ăn
- Làm thức ăn nhỏ, mềm và nhuyễn.
- Làm thức ăn thấm đều nước bọt.
- Tạo viên thức ăn vừa nuốt.
- Sự tiết dịch tụy, ruột, mật .
- Muối mật tách lipít thành các giọt nhỏ.
- Hoà loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch.
- Phân nhỏ thức ăn
Biến đổi hoá học
Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
Biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ
- Tinh bột và đường đôi chịu tác động của enzim.
- Protêin chịu tác động của enzim.
- Lipít chịu tác động của muối mật và enzim
- Biến tinh bột, đường đôi thành đường đơn.
- Biến protêin thành các axit amin.
-Biến lipít thành axit béo và glyxerin.
Câu 4 : (2 đ) - Cơ chế:
+ Khí trời nóng, lao động nặng mao mạch ở dưới da dãn ra để tỏa nhiệt và tăng tiết mồ hôi.
+ Khi trời rét: mao mạch dưới da co lại để giảm bớt sự thoát nhiệt đồng thời cơ chân lông co lại để giảm sự thoát nhiệt và gây phản xạ run nhằm sinh công và sinh nhiệt.
- Tất cả các hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ diễn ra dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Đáp án- Biểu điểm đề lẻ :
Câu 1 :(2,5 đ) - Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền được cho nhóm máu O(1 đ)
- Vì nhóm máu O có kháng thể α và β nhưng máu cần truyền không có kháng nguyên A và B nên không bị kháng thể α và β làm kết dính hồng cầu. (1,5 đ)
Câu 2 : (2 đ) các bước hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lòng ngực.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.
- Cầm hai cổ tay, dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân để ép không khí ra ngoài (Lặp lại nhiều lần).
- Làm liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.
Câu 3 : (3,5 điểm) – Giống nhau: (1 đ)
+ Đều có các hoạt động vật lí như: tiết dịch, co bóp đẩy thức ăn
+ Có hoạt động hóa học tiết enzim phân giải prôtêin
- Khác nhau: (2,5 đ)
Các hoạt động
Dạ dày
Ruột non
Biến đổi lý học
- Sự tiết dịch vị.
- sự co bóp của dạ dày.
- Hoà loãng thức ăn.
- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
- Sự tiết dịch tụy, ruột, mật .
- Muối mật tách lipít thành các giọt nhỏ.
- Hoà loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch.
- Phân nhỏ thức ăn
Biến đổi hoá học
Hoạt động của enzim pepsin
Phân cắt chuổi protêin thành các chuổi a.a ngắn
- Tinh bột và đường đôi chịu tác động của enzim.
- Protêin chịu tác động của enzim.
- Lipít chịu tác động của muối mật và enzim
- Biến tinh bột, đường đôi thành đường đơn.
- Biến protêin thành các axit amin.
- Biến lipít thành axit béo và glyxerin.
Câu 4 : (2 đ) -Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể từ các chất đơn giản và tích lũy năng lượng.
- Di hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

File đính kèm:

  • docDe thi HKI Sinh 8 20122013.doc
Đề thi liên quan