Đề kiểm tra học kì I môn: ngữ văn - Lớp 6 (năm học: 2010 – 2011)

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn: ngữ văn - Lớp 6 (năm học: 2010 – 2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên :………………..........................
Lớp : 6A......
 đề kiểm tra học kì I
 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 
(Năm học: 2010 – 2011)

Điểm






Lời phê của cô giáo
Đề bài: 1

Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất.
1. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?
A. Là toàn bộ những sự việc được thể hiện trong tác phẩm;
B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm;
C. Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm;
D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.
2. Trong câu thơ sau đây: Dưới trăng quyên đã gọi hè.
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
 có bao nhiêu từ láy ? 
	A. Bốn từ	 C. Một từ
B. Ba từ	D. Hai từ
3. Hãy xác định xem dòng nào sau đây chỉ gồm toàn các từ láy?
A. Lom khom, vội vàng, khúc khích, tất tưởi, đi đứng.
B. Lom khom, sung sướng, khanh khách, lung linh.
C. Tươi tốt, lom khom, đẹp đẽ, tướng tá, đi lại.
D. Hoàng hôn, hậm hực, trò chuyện, léo nhéo, lừ đừ.
4. Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì?
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người;
B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh;
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử;
D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

5. Chủ đề của truyện “Con hổ có nghĩa” là gì?
A. Đề cao cái nghĩa của con hổ.
B. Phê phán những người sống không có tình nghĩa.
C. Đề cao đạo lí sống có ân nghĩa.
D. Cả ba ý đều sai.
6. Truyện “Em bé thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai?
A. Ngôi thứ ba, người kể giấu mặt.
B. Ngôi thứ nhất, người kể là sứ giả.
C. Ngôi thứ hai, người kể giấu mặt.
D. Ngôi thứ ba, người kể là viên quan.
7. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để gửi gắm bài học?
A. Tương phản C. ẩn dụ
B. So sánh D. Điệp ngữ

8. Mục đích chính của truyện cười là gì?
A. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán;
B. Phản ánh hiện thực cuộc sống;
C. Nêu ra các bài học giáo dục con người;
D. Đả kích một vài thói xấu.
9. Trong số các từ sau, từ nào là từ thuần Việt?
A. Sông núi C. Sơn hà
B. Giang sơn D. Hoàn gươm
10. Trong câu: “Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”, có mấy cụm động từ? (Yêu cầu: Gạch chân dưới các cụm ĐT ấy)
A. Một cụm C. Ba cụm
B. Hai cụm D. Bốn cụm

Phần II: tự luận (8,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi”!
Câu 2 (6, 0 điểm): Trong vai thầy Mạnh Tử kể lại chuyện “Mẹ hiền dạy con”.




Họ tên :………………..........................
Lớp : 6A......
 đề kiểm tra học kì I
 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 

Điểm






Lời phê của cô giáo
Đề bài: 2

Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất.
1. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để gửi gắm bài học?
A. Hoán dụ C. Tương phản
B. ẩn dụ D. So sánh
2. Trong câu: “Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”, có mấy cụm động từ? (Yêu cầu: Gạch chân dưới các cụm ĐT ấy)
A. Một cụm C. Ba cụm
B. Hai cụm D. Bốn cụm
3. Trong câu thơ sau đây: Dưới trăng quyên đã gọi hè.
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
 có một từ láy. Đúng hay sai? 
	A. Đúng	 B. Sai
4. Chủ đề của một văn bản là gì?
A. Là đoạn văn quan trọng nhất của một văn bản;
B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản;
C. Là nội dung cần được làm sắng tỏ trong văn bản;
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.

5. Mục đích chính của truyện cười là gì?
A. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán;
B. Phản ánh hiện thực cuộc sống;
C. Nêu ra các bài học giáo dục con người;
D. Đả kích một vài thói xấu.
6. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
A. Trường thọ C. Chài lưới
B. Tả Vọng D. Sính lễ
7. Dòng nào sau đây chỉ gồm toàn từ ghép?
A. Lom khom, vội vàng, khúc khích, tất tưởi, đi đứng.
B. Tươi tốt, bóng bẩy, đẹp đẽ, tướng tá, đi lại.
C. Hoàng hôn, hậm hực, trò chuyện, léo nhéo, lừ đừ.
D. Bánh chưng, bánh giầy, hoàng hôn, nương rẫy.
8. Truyện “Em bé thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai?
A. Ngôi thứ nhất, người kể là em bé.
B. Ngôi thứ nhất, người kể là sứ giả.
C. Ngôi thứ ba, người kể là cha em bé.
D. Ngôi thứ ba, người kể giấu mặt.
9. Chủ đề của truyện “Con hổ có nghĩa” là gì?
A. Đề cao cái nghĩa của con hổ.
B. Phê phán những người sống không có tình nghĩa.
C. Đề cao đạo lí sống có ân nghĩa.
D. Cả ba ý đều sai.
10. Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì?
A. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử;
B. Nhân vật là thần thánh hoặc là người;
C. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo;
D. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.

Phần II: tự luận (8,0 điểm):
Câu 11 (2,0 điểm): Nêu ý nghĩa của truyện “ếch ngồi đáy giếng”!
Câu 12 (6,0 điểm): Trong vai thầy Mạnh Tử kể lại chuyện “Mẹ hiền dạy con”.





II. Đáp án – Biểu điểm:

Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Mỗi cõu trả lời đỳng được 0,2 điểm
Đề 1
Đề 2
Câu 1: B Câu 6: A
Câu 2: C Câu 7: C
Câu 3: B Câu 8: A
Câu 4: C Câu 9: A
Câu 5: C Câu 10: D

Câu 1: B Câu 6: C
Câu 2: D Câu 7: D
Câu 3: B Câu 8: D
Câu 4: D Câu 9: C
Câu 5: A Câu 10: A

Phần II: tự luận (8,0 điểm):
Câu 11 (2,0 điểm): 
*Đề 1: Nêu ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi”!
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
*Đề 2: Nêu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”!
- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 12 (6,0 điểm): (Chung cho cả hai đề)
*Đề bài: Trong vai thầy Mạnh Tử kể lại chuyện “Mẹ hiền dạy con”.
Đáp án – thang điểm:
1. Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo những yêu cầu cơ bản của kiểu bài văn tự sự.
- Có cấu trúc 3 phần: MB - TB – KB.
- Trình bày mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng. Không mắc lỗi chính tả.
- Truyện kể cần đảm bảo được các sự việc chính và sắp xếp hợp lí.
- Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện đã học bằng cách thay đổi ngôi kể - ở đây cần sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi” và kể được những suy nghĩ của bản thân. Có thể thay đổi một số chi tiết cho phù hợp.
2. Yêu cầu về nội dung:
* Bài viết đúng thể loại, có bố cục rõ ràng, bám sát các sự việc chính của chuyện:
* Dàn bài: 
A. Mở bài: 
- Hoàn cảnh nhớ mẹ: Ngày giỗ đầu.
- Tâm trạng: Rất xúc động.
- ấn tượng chung ban đầu: Nhớ mẹ, biết ơn và kính trọng mẹ. Nhớ những gì mẹ đã dạy thời thơ ấu.
B. Thân bài: 
1. Mạnh Tử kể chuyện mẹ dời nhà nhiều lần vì con:
- Ban đầu nhà gần nghĩa địa, Mạnh Tử bắt chước những trò đám ma: Đào, chôn, lăn, khóc. -> Mẹ nói: “Đây không phải là chỗ con ta ở được” -> Mẹ chuyển nhà.
- Khi nhà được chuyển đến gần chợ, Mạnh Tử bắt chước những trò buôn bán điên đảo -> Mẹ lại nói: “Đây không phải là chỗ con ta ở được” -> Mẹ lại dời nhà đến chỗ khác.
- Nhà chuyển đến gần trường học, Mạnh tử thấy chúng bạn cắp sách vở và học tập lễ phép, về nhà thường bắt chước theo. -> Lần này thì mẹ nói: “Đây mới là chỗ con ta ở được” -> Mẹ rất vui.
*Lúc ấy Mạnh Tử không hiểu được tại sao mẹ mình lại chuyển nhà nhiều lần như thế, còn bây giờ thì đã hiểu. Khi đã hiểu những việc làm của mẹ thì càng biết ơn và kính trọng mẹ hơn.
2. Mạnh tử kể chuyện mẹ dạy chữ tín:
- Mạnh Tử thấy hàng xóm giết lợn, về nhà hỏi mẹ.
- Mạnh Mẫu lỡ lời, bèn đi mua thịt lợn về cho con ăn.
- Mạnh Tử suy nghẫm lại hành động của mẹ, cảm ơn mẹ đã dạy cho mình sớm biết giữ chữ tín.
3. Mạnh Tử kể chuyện mẹ dạy bảo phải học hành chăm chỉ:
- Mạnh Tử trốn học, về nhà chơi.
- Mạnh Mẫu cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt, răn bảo con.
- Mạnh Tử thấm thía bài học mẹ dạy, từ đó tu chí học hành.
C. Kết bài: 
- Mạnh Tử tha thiết nhớ mẹ, nhớ đến công lao dạy dỗ của mẹ: Vì có sự dạy dỗ đó của mẹ nên bây giờ mình mới được như thế này. Hứa sẽ làm rạng danh gia đình, dòng họ.
- Đưa ra lời khuyên cho mọi người, nhất là các em HS.

3. Thang điểm:
- Điểm 5 - 6: Có giọng kể lưu loát, cảm xúc thực sự. Biết cách sử dụng triệt để ưu điểm của ngôi kể thứ nhất. Bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả.
- Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc. Biết cách sử dụng tương đối triệt để ưu điểm của ngôi kể thứ nhất. Trình bày tương đối rõ ràng, diễn đạt khá lưu loát, còn sai nhiều lỗi chính tả. 
- Điểm 1 - 2: Bài viết lan man, trình bày chưa khoa học, câu văn rườm rà, rời rạc. Nội dung bài viết còn đơn giản, sai nhiều lỗi chính tả diễn đạt. Hoặc sai lạc đề.

……………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDeDap an bai kiem tra Hoc ki I Van 6 20132014.doc