Đề kiểm tra học kì 2 năm học: 2008- 2009 môn: sinh học 6

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 năm học: 2008- 2009 môn: sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở gd & đt quảng ninh
Phòng GD & ĐT huyện Hoành Bồ
đề kiểm tra học kì II
Năm học: 2008- 2009
Môn: sinh học 6
Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm)
Phân biệt lớp một lá mầm với lớp hai lá mầm? 
Cho các loại cây sau: Lúa, ngô, lạc, bưởi, táo, dừa. Hãy sắp xếp các loại cây trên vào lớp một lá mầm, hai lá mầm? 
Câu 2: (2,0 điểm)
Sự thụ tinh là gì? Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của cây rêu? Vì sao rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
Câu 4: (3,5 điểm)
	Nguyên nhân nào khiến cho đa dạng của thực vật ở Việt Nam bị giảm sút? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
	 ---------------------------------------
 Hướng dẫn chấm đề sinh học 6
Năm học 2008-2009
Câu
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1
2,5 điểm
* Phân biệt lớp một lá mầm với lớp hai lá mầm:
Lớp hai lá mầm
Lớp một lá mầm
*Đặc điểm
- Phôi có hai lá mâm
- Chủ yếu là thân gỗ,thân leo
 - Gân hình mạng
- Có 4 hoặc 5 cánh hoa
 - Rễ cọc
* Đặc điểm
- Phôi có một lá mầm
- Chủ yếu là thân cỏ,thân cột
 - Gân song song,hình cung
 - Có 3 hoặc 6 cánh hoa
 - Rễ chùm
* Phân loại:
Lạc, bưởi, táo.
Lúa, ngô, dừa
1
1
0,5
Câu 2
2 điểm
* Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực ( tinh trùng ) và tế bào sinh dục cái ( trứng) tạo thành hợp tử.
* Tại vì: Dấu hiệu của sinh sản hữu tính là sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và cái.
1,0
1,0
Câu 3
2,0 điểm
*Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm:
-Rễ giả có khả năng hút nước
-Thân ngắn, không phân cành
-Lá mỏng, nhỏ
-Thân và lá chưa có mạch dẫn
*Rêu chỉ sống được nơi ẩm ướt vì : Rêu chưa có mạch dẫn
0.25
0.25
0,25
0,25
1,0
Câu 4
3,5 điểm
- Nguyên nhân suy giảm đa dạng thực vật:
+ Nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi.
+ Sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật:
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn,...để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu cac loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân nhân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Tổng 
10 đ

File đính kèm:

  • docSinh 6.doc
Đề thi liên quan