Đề kiểm tra chất lượng kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Vật lý lớp 6

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh: ............................................................................ Lớp:............... 
Trường: ... ............................................................ ...............Ngày thi /12/2012.
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 10)
Câu 1. Công thức tính trọng lượng riêng là:
A. d = 
B. d = .
C. d = . 
D. m = D.V
Câu 2. Một vật có khối lượng 5kg thì vật đó có trọng lượng là:
A. 5N. 
B. 25N. 
C. 35N. 
D. 50N.
Câu 3. Phương và chiều trọng lực là:
A. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.
B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
C. Phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên. 
D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. 
Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực :
A. Có cùng chiều, nhưng có phương khác nhau, cùng tác dụng lên một vật.
B. Mạnh như nhau, có cùng phương, nhưng ngược chiều, cùng tác dụng lên một vật
C. Mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, cùng tác dụng lên một vật.
D. Có cùng phương, nhưng có chiều ngược nhau, cùng tác dụng lên một vật.
Câu 5. Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên cao, mặt phẳng nghiêng có tác dụng:
A. Làm giảm trọng lượng của vật.
B. Làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Giúp kéo vật lên với một lực lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Giúp kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
Câu 6. Khối lượng của một vật chỉ:
A. Lượng chất tạo thành vật.
B. Độ lớn của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Chất liệu tạo nên vật.
Câu 7. Độ chia nhỏ nhất của thước là: 
A. Độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
B.Độ dài giữa hai số liên tiếp trên thước
C. Số đo nhỏ nhất được ghi trên thước.
D. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
Câu 8. Lực đàn hồi có đặc điểm:
A. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm. 
B. Độ biến dạng giảm thì lực đàn hồi tăng.
C. Không phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
D. Độ biến dạng đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. 
Câu 9. Để đưa một xô cát có trọng lượng 300N lên cao theo phương thẳng đứng ta cần dùng lực kéo có cường độ ít nhất bằng:
A. 310N 
B.300N 
C.290N 
D.30N
Câu 10. Cách làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng là:
A. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
B. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. 
C.Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
D. Giảm chiều cao và tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng. 
Phần II. Tự luận (5điểm)
Câu 11. (3,5 điểm) Một quả cầu nhôm có thể tích bằng 4dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. 
a. Tính khối lượng của quả cầu nhôm. 
b. Tính trọng lượng của quả cầu nhôm. 
c. Tính trọng lượng riêng của nhôm. 
Câu 12. (1,5điểm) Hãy trình bày phương pháp đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ? 
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6
Phần I. Trắc nghiệm khách quan 5,0 điểm (Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
D
B
D
A
D
D
B
D
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 11.(3,5 điểm)
Tóm tắt
V = 4dm3 = 0,004 m3
D = 2700kg/m3
a. m =? 
b. P =?
c. d =?
Điểm
(0,25đ) 
a. Khối lượng của quả cầu 
m = D .V = 2700 . 0,004 = 10,8 (kg)
b. Trọng lượng của quả cầu: 
P = 10. m =10,8 . 10 =108 (N)
c.Trọng lượng riêng của nhôm là 
d = 10. D = 10 x 2700 =27000 ( N/ m3 ) 
(1,0đ)
(1,0đ)
(1,0đ)
Đáp số: 10,8 kg; 108 N; 27000 N/ m3 
(0,25đ) 
Câu 12. ( 1,5 điểm)
Nêu được:
B1 Đổ nước vào bình chia độ đọc thể tích V1 
(0,5đ) 
B2 Thả vật rắn vào thể tích V1 đọc thể tích V2 
(0,5đ) 
B3 Thể tích vật rắn V= V2 - V1 
(0,5đ) 

File đính kèm:

  • docDE THI LY 6 HOC KY I 1213.doc