Đề kiểm tra chất lượng học kì II. Môn ngữ văn 6. Thời gian làm bài : 90 phút

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II. Môn ngữ văn 6. Thời gian làm bài : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Kiểm tra chất lượng học kì II.
Môn Ngữ Văn 6.
Thời gian làm bài : 90 phút.
Đề 1:
I/ Trắc nghiệm:( 3 điểm): Khoang vào đáp án đúng cho mỗi yêu cầu sau:
 Đoạn văn: 
 Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng, Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.
1/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào:
a/ Tre Việt Nam b/ Lòng yêu nước.
c/ Lao xao. d/ Cô Tô.
2/ Văn bản đó của tác giả nào?
A/ Nguyễn Tuân. b/ I-li-a Ê - ren- bua.
c/ Duy Khán. d/ Thép Mới.
3/ Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là?
a/ Tự sự. b/ Miêu tả.
c/ Biểu cảm. d/ Nghị luận.
4/ Cảnh mặt trời mọc trên biển qua đoạn văn trên là một bức tranh như thế nào?
a/ Duyên dáng, mềm mại. c/ Dịu dàng , bình lặng
b/ Rực rỡ và tráng lệ. d/ Hùng vĩ, lẫm liệt.
5/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn?
a/ So sánh. c/ Nhân hóa.
b/ Hoán dụ. d/ ẩn dụ.
6/ Có mấy hình ảnh so sánh trong đoạn văn?
a/ Một. c/ Ba.
b/ Hai. d/ Bốn.
7/ Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?
a/ Mặt trời. b/ Trường thọ
c/ Đầy đặn. d/ Ngọc trai.
8/ Câu văn: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” là kiểu câu nào:
a/ Câu miêu tả.
b/ Câu tồn tại.
c/ Câu trần thuật đơn có từ “là”.
9/ Vị ngữ trong câu có cấu tạo là:
a/ Cụm danh từ.
b/ Cụm động từ.
c/ Cụm tính từ.
d/ Là động từ.
10/ Câu văn nào có chủ ngữ được cấu tạo là động từ:
a/ Hương là một bạn gái chăm ngoan.
b/ Bà tôi đã già rồi.
c/ Đi học là hạnh phúc của trẻ em.
d/ Mùa xuân mong ước đã đến.
II/ Tự luận:
Câu1( 1 điểm): Đặt một câu văn miêu tả. Sau chuyển câu đó thành câu tồn tại .
Câu 2 (6 điểm): Tả lại cảnh sân trường vào một giờ ra chơi.


Đề 2: 
I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm) : Khoanh vào đáp án đúng cho mỗi yêu cầu sau:
1/ Thế nào là tác phẩm thuộc loại hình tự sự?
a/ Là tác phẩm miêu tả cảnh vật, con người trong cuộc sống.
b/ Là tác phẩm trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về một vấn đề trong cuộc sống.
c/ Là tác phẩm tái hiện lại bức tranh đời sống hiện thực qua lời của người kể chuyện.
d/ Là tác phẩm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của người viết về cảnh vật, con người , cuộc sống.
2/ Trong những văn bản sau, văn bản nào không thuộc thể kí?
a/ Cây tre Việt Nam.
b/ Bức tranh của em gái tôi.
c/ Cô Tô.
d/ Lòng yêu nước.
3/ Yếu tố nào thường không có trong thể kí?
a/ Cốt truyện. b/ Nhân vật.
c/ Sự việc. d/ Lời kể.
4/ Dòng nào ghi đầy đủ những yếu tố thường có trong truyện:
a/ Cốt truyện, nhân vật.
b/ Nhân vật. lời kể.
c/ Lời kể, cốt truyện.
d/ Cốt truyện, nhân vật, lời kể.
5/ Câu văn nào là câu tồn tại:
a/ Chim hót líu lo.
b/ Những đóa hoa râm bụt thi nhau khoe sắc.
c/ Trên đồng ruộng, những cánh cò bay lượn trắng phau.
d/ Trên đồng ruộng trắng phau những cánh cò.
6/ Bài thơ “ Mưa”được miêu tả theo trình tự nào?
a/ Trước và trong cơn mưa.
b/ Từ ngoài đồng về nhà.
c/ Từ trên trời xuống mặt đất.
d/ Trong và sau cơn mưa.
7/ Loài vật nào không được nhắc đến trong bài thơ “ Mưa”?
a/ Mối. c/ Mèo.
b/ Gà. d/ Kiến.
8/ Dòng nào ghi đầy đủ những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Mưa”?
a/ Nghệ thuật nhân hóa.
b/ Thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn.
c. Ngôn ngữ chính xác sinh động.
d/ Thể thơ tự do, giàu phép nhân hóa, ngôn ngữ sinh động.
9/ Hai câu thơ: 
 Vì sao ? Trái đát nặng ân tình.
 Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh. có sử dụng nghệ thuật gì?
a/ Nhân hóa. b/ So sánh.
c/ ẩn dụ. d/ Hoán dụ.
10/ Trong các câu sau, câu nào không dùng nghệ thuật hoán dụ:
a/ Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác.
b/ Miền Nam đi trước về sau.
c/ Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thủy.
d/ Hình ảnh Miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.
II/ Tự luận:
Câu1( 1 điểm): Tìm một câu thơ đã học có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ. Chỉ rõ hình ảnh ẩn đụ đó?
Câu2 (6 điểm): Tả lại hàng phượng vĩ và tiếng ve vào mùa hè.











Đề Văn 6
Phần I: Trắc nghiệm :Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trớc ý em cho đúng nhất.
... “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nớc ầm ầm đổ ra biển ngày đêm nh thác, cá nớc bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống nh ngời bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Tuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thớc, trông hai bên bờ, rừng đớc dựng lên cao ngất nh hai dãy trờng thành vô tận”.
Câu 1: Đoạn văn trên đợc viết theo phơng thức biểu đạt nào?
A. Tự sự C. Nghị luận
B. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Võ Quảng C. Đoàn Giỏi
B. Tạ Duy Anh D. Tô Hoài
Câu 3: Đoạn văn trên viết với mục đích gì?
A. Kể việc C. Giải thích vẻ đẹp vùng Năm Căn
B. Cản nghĩ về vùng Năm Căn D. Tả cảnh sông nớc Năm Căn
Câu 4: Vị trí quan sát của ngời viết là ở:
A. Trên bờ C. Từ xa
B. Trên thuyền D. Từ ngoài nhìn vào
Câu 5: Từ nào dới đây có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu văn?
“Cây đớc mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia................ lấy dòng sông.”
“Đớc thân cao vút, rễ ngang mình, trổ xuống ngàn tay ............... đất nớc.”
A. Bao C. Bọc
B. Ôm D. Phủ
Câu 6:Trong các từ sau, từ nào là từ Hán – Việt ?
A. Khoẻ mạnh C. To lớn
B. Mạnh mẽ D. Hùng dũng
Câu 7: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
A. Xó xỉnh C. Xoa xuýt
B. Xoa dịu D. Dìu dịu
Câu 8: Trong câu ca dao: “Đôi ta nh lửa mới nhen”, từ “đôi” thuộc loại từ nào?
A. Lợng từ C. Số từ 
B. Danh từ chỉ đơn vị
Câu 9: Chọn các từ chống – trống, chẻ – trẻ, dảnh – rảnh điền vào chỗ trống cho phù hợp trong các câu sau:
A. tuổi ................ C. .................... tre
B. ................. mạ D. phòng...............
Câu 10: Biện pháp tu từ đợc sử dụng trong câu thơ “Em thấy cơn ma rào, Ướt tiếng cời của bố” là gì?
A. Nhân hoá C. So sánh
B. ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 11: Nếu tách câu văn: “Tròn trĩnh, phúc hậu nh lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” Ra khỏi văn bản, thì câu văn là loại câu nào?
A. Thiếu cả chủ ngữ - vị ngữ C. Đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ
B. Thiếu vị ngữ D. Thiếu chủ ngữ
Câu 12: Câu văn: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.” là loại câu nào?
A. Câu miêu tả B. Câu tồn tại
C. Câu giới thiệu sự vật, sự việc.
Phần II: Tự luận:
Câu 1: Cho câu văn: “ Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.” Hãy xác định:
a) Chủ ngữ : ..........................................................................................................................
b) Vị ngữ : .............................................................................................................................
c) Trạng ngữ : .......................................................................................................................
Câu 2: Tả quang cảnh sân trường trong buổi ra chơi. 




đề số 2
Phần I: Trắc nghiệm : Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý em cho đúng nhất.
Câu 1: Văn bản Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?
A. Bút kí
B. Hồi kí
C. Tuỳ bút chính luận
D. Tuỳ bút trữ tình
Câu 2: Trong các bài thơ dưới đây, bài nào là thơ bốn chữ?
A. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
B. Mưa (Trần Đăng Khoa)
C. Lượm (Tố Hữu)
D. Tre Việt Nam (Nguyễn Duy)
Câu 3: Khổ thơ sau đây chép thiếu một từ:
...Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình 
Bác vẫn ngồi ..................
Chòm râu im phăng phắc.
Em hãy tìm từ đúng nhất điền vào chỗ (...........) trong bốn từ dưới đây:
A. Trầm ngâm
B. Lặng yên
C. Suy tư
D. Đinh ninh
Câu 4: Các thể truyện và phần lớn các thể kí đều thuộc loại hình gì ?
A. Tự sự
B. Trữ tình
C. Kịch
D. Nghị luận
Câu 5: Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến:
A. Thể loại
B. Tính chất của nội dung văn bản
C. Kiểu văn bản 
D. Hình thức nghệ thuật của văn bản
Câu 6: Các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản nhật dụng?
A. Cây tre Việt Nam
B. Lòng yêu nước
C. Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
D. Lao xao
Câu 7: Trong câu “Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu” có mấy cụm danh từ?
A. Một cụm
B. Hai cụm
C. Ba cụm
D. Bốn cụm
Câu 8: Nhà thơ Viễn Phương đã dùng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ
D. ẩn dụ 
Câu 9: Nếu viết “Mảnh sân đã mấp mé.” Thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
D. Sai về nghĩa
Câu 10: Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?
A. Rì rào
B. Chi chít
C. Bất tận
D. cao ngất
Câu 11: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
A. Xó xỉnh 
B. Xoa dịu 
C. Xoa xuýt
 D. Dìu dịu
Câu 12: Muốn tả người cần có yêu cầu nào trong những yêu cầu dưới đây?
A. Xác định được đối tượng cần tả 
B. Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu
C. Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự
D. Cả A, B, C đều đúng
Phần II: Tự luận:
Câu 1: Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ ( ) cho những câu sau: 
- Giời chớm hè ( ) Cây cối um tùm ( ) Cả làng thơm ( )
- Con có nhận ra con không ( )
- Ôi thôi, chú mày ơi ( )
Câu 2: Em hãy viết một bài văn tả cảnh mưa rào mùa hạ ở quê em. 

Đề Kiểm tra chất lượng học kì II.
Môn Ngữ Văn 7.
Thời gian làm bài : 90 phút.

Đề 1:
I/ Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng cho mỗi yêu cầu sau:
1/ Thế nào là câu đặc biệt?
a/ Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
b/ Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
c/ Là câu chỉ có chủ ngữ.
d/ Là câu chỉ có vị ngữ.
2/ Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
a/ Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
b/ Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
c/ Hoa sim!
d/ Mưa rất to.
3/ Trạng ngữ là gì?
a/ Là thành phần chính của câu.
b/ Là thành phàn phụ của câu.
c/ Là một biện pháp tu từ.
d/ Là một trong số các từ loại của Tiếng Việt.
4/ Câu văn: “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào.” thì đâu là trạng ngữ?
a/ Dần đi ở từ năm chửa mười hai.
b/ Khi ấy.
c/ Đầu nó còn để hai trái đào.
5/ Khi tách trạng ngữ thành câu riêng, người viết nhằm mục đích gì?
a/ Làm cho câu ngắn gọn hơn.
b/ Để nhấn mạnh , chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
c/ Làm cho câu dễ hiểu.
6/ Trạng ngữ không dùng để làm gì?
a/ Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
b/ Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động nói đến trong câu.
c/ Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
d/ Chỉ chủ thể thực hiện hành động trong câu.
7/ Trong bài văn chứng minh, có cần đến lập luận giải thích.
a/ Đúng. b/ Sai
8/ Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” dùng phương thức lập luận chủ yếu là gì?
a/ Chứng minh.
b/ Giải thích.
c/ Phân tích.
9/ Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác?
a/ Chỉ vài ba món ăn đơn giản.
b/ Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
c/ Lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hạt nào.
d/ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại bao giờ cũng được sắp xếp tươm tất.
10/ Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác là cuộc sống thực sự văn minh?
a/ Vì đó là cuộc sống nghèo về vật chất.
b/ Vì đó là cuộc sống đơn giản.
c/ Vì đó là cuộc sống mà mọi người đều có.
d/ Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất , không vì riêng mình.
II/ Tự luận:
Câu 1:(1 đ) Đặt 1 câu chủ động. Sau đó chuyển đổi câu đó thành câu bị động.
Câu 2: ( 6 đ). Tục ngữ có câu: “ Lá lành đùm lá rách”
Hãy giải thích và chứng minh nội dung của câu tục ngữ trên.


Đề 2:
I/ Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng cho mỗi yêu cầu sau:
1/ Thế nào là câu bị động?
a/ Là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện hành động được nêu ở vị ngữ.
b/ Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động ở vị ngữ hứơng vào.
c/ Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ.
d/ Là câu có thể rút gọn thành phần phụ.
2/ Trong các câu sau câu nào là câu bị động.
a/ Mẹ đang nấu cơm.
b/ Lan được thầy giáo khen.
c/ Trời mưa to.
d/ Trăng tròn quá!
3/ Văn bản “ ý nghĩa của văn chương” là của tác giả nào?
a/ Hoài thanh.
b/ Hồ chí Minh.
c/ Phạm văn Đồng.
d/ Đặng Thai Mai.
4/ Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
a/ Là cuộc sống lao động của con người.
b/ Là tình yêu lao động của con người.
c/ Là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn loài , muôn vật.
d/ Do lực lượng thần thánh tạo ra.
5/ Văn bản “ ý nghĩa của văn chương”không giống với văn bản nào về phương thức biểu đạt?
a/ Sống chết mặc bay.
b/ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
c/ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
d/ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
6/ Tác phẩm “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết bằng thể loại nào?
a/ Bút kí.
b/ Tùy bút.
c/ Tiểu thuyết.
d/ Truyện ngắn.
7/Tại sao “ Sống chết mặc bay” được coi là một truyện ngắn hiện đại?
a/ Vì có cốt truyện phức tạp.
b/ Vì phản ánh hiện thực cuộc sống của thời hiện đại.
c/ Vì được viết bằng văn xuôi.
d/ Vì tác giả là người hiện đại.
8/ Giá trị nội dung của tác phảm “Sống chết mặc bay” là gì?
a/ Niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của dân.
b/ Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe dọa của người dân
c/ Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền.
d/ Cả a,b,c.
9/Hình thức ngôn ngôn nào không được nhà văn sử dụng khi viết truyện ?
a/ Ngôn ngữ nhân vật.
b/ Ngôn ngữ người dẫn truyện.
c/ Ngôn ngữ đối thoại.
d/ Ngôn ngữ thơ trữ tình.
10/ Dòng nào ghi đầy đủ nghệ thuật viết truyện của tác giả?
a/ Nghệ thuật tương phản.
b/ Nghệ thuật tăng cấp.
c/ So sánh và đối lập.
d/ Tương phản và tăng cấp.
II/ Tự luận:
Câu 1: Giải thích nội dung điều 2 trong “ Năm điều Bác Hồ dạy”:
 “ Học tập tốt, lao động tốt”. 


File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA CHAT LUONG NGU VAN 6.doc
Đề thi liên quan