Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2013 – 2014 môn: Sinh học - Lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2013 – 2014 môn: Sinh học - Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học : 2013 – 2014
Môn: Sinh học - Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút.(không kể giao đề)
Câu 1: ( 2,0 điểm ) 
 	Nêu đặc điểm chung ngành Thân mềm?
Câu 2: ( 2,0 điểm ) 
Thủy tức có những hình thức sinh sản nào? Sự khác nhau của Thủy tức và San hô trong sinh sản mọc chồi?
Câu 3: ( 2 điểm ) 
Các loài giun, sán thường kí sinh gây hại gì cho người và vật nuôi? Cách đề phòng bệnh giun sán?
Câu 4: ( 3 điểm ) 
Cho các đại diện sau: Trùng roi xanh, san hô, giun móc câu, giun đất, trùng sốt rét, sán lá gan, giun chỉ, đỉa, mọt hại gỗ, ong mật, sứa sen, sán dây.
Hãy sắp xếp các đại diện vào các ngành động vật không xương sống đã học theo chiều tiến hóa của động vật ( Từ thấp đến cao ).
Câu 5: ( 1 điểm ) 
Trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ? Lấy 5 ví dụ về các động vật thuộc lớp sâu bọ?
........... Hết .........
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I 
 CAM LỘ Môn sinh 7 - Năm học 2013-2014
Câu 1: ( 2 điểm )
Nội dung trả lời 
Điểm
- Cơ thể mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi bao bọc cơ thể, có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hóa phân hóa 
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2: ( 2 điểm )
Nội dung trả lời 
Điểm
- Các * Hình thức sinh sản của thủy tức:
+ Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. 	 	 	
+ Sinh sản hữu tính.	 	
+ Tái sinh. 	
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
* Sự khác nhau của Thủy tức và San hô trong sinh sản mọc chồi:
 - Ở thủy tức, khi trưởng thành chồi tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể sống độc lập.
- Ở san hô chồi cứ tiếp tục dính với bố mẹ để tạo thành tập đoàn
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3: ( 2 điểm )
Nội dung trả lời 
Điểm
* Các loài giun, sán thường kí sinh gây hại cho người và vật nuôi:
 - Giun sán kí sinh trong nội quan của người và vật nuôi, chúng tranh dành lấy thức ăn hoặc hút hết các chất dinh dưỡng và tiết chất độc vào máu gây cho người bị mắc giun sán gầy ốm xanh xao , mất ngủ; vật nuôi bị gầy rộc, năng suất thấp . 
0,5 đ
* Để phòng tránh giun sán ký sinh, cần phải: 
- Rửa tay sạch trước khi ăn 
- Rửa sạch rau, củ quả, có thể ngâm nước muối trước khi ăn. 
- Không bón phân tươi cho rau. 
- Diệt động vật trung gian truyền bệnh. 
- Tẩy giun, sán theo định kì 
- Ăn chín uống sôi
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 4: ( 3 điểm )
Nội dung trả lời 
Điểm
- Ngành ĐVNS: Trùng roi xanh, trùng sốt rét
0,5 đ
- Ngành ruột khoang: San hô, sứa sen
0,5 đ
- Ngành giun dẹp: Sán lá gan, sán dây
0,5 đ
- Ngành giun tròn: giun chỉ, giun móc câu
0,5 đ
- Nhành giun đốt: Giun đất, đỉa
0,5 đ
- Ngành chân khớp: Mọt hại gỗ, ong mật
0,5 đ
( Học sinh nêu đúng 1 đại diện cho 0,25 điểm )
Câu 5: ( 1,0 điểm )
Nội dung trả lời 
Điểm
- Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực và bụng.
+ Đầu: có 1 đôi râu.
+ Ngực: 3 đôi chân & 2 đôi cánh. 
- Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái. 
- Ví dụ: Châu chấu, chuồn chuồn, ong mật, kiến, bọ rùa
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
.. HẾT ..

File đính kèm:

  • docDE SINH 7 KY I 1314.doc
Đề thi liên quan