Đề kiểm tra 15 phút - Môn: Sinh Học - Đề 2

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút - Môn: Sinh Học - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Tiến	Thứ.. ngày tháng 2 năm 2009
Họ và tên:	ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 9..	MÔN: SINH HỌC
Điểm
Lời thầy, cô phê
ĐỀ BÀI
Khoanh tròn vào đầu câu đúng trong các câu sau:
Câu 1: Các tác nhân vật lí được sử dụng để gây đột biến nhân tạo là:
a. Các tia phóng xạ, cônsixin	b. Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt
c. Tia tử ngoại, cônsixin	d. Sốc nhiệt, tia tử ngoại, cônsixin
Câu 2: Để gây đột biến ở thực vật bằng các tia phóng xạ, người ta không chiếu xạ chúng vào bộ phận nào sau đây?
a. Hạt nảy mầm, hạt phấn, bầu nhụy	b. Đỉnh sinh trưởng của thân cành
c. Mô rễ và mô thân	d. Mô thực vật nuôi cấy 
Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là gì:
a. Giao phấn xảy ra ở thực vật	
b. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật
c.Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
d. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau
Câu 4: Giao phối cận huyết là :
a. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ	
b. Lai giữa các cây con có cùng kiểu gen
c. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố hoặc mẹ của chúng
Câu 5: Hiện tượng không xuất hiện khi cho vật nuôi giao phối cận huyết là:
a. Sức sinh sản ở thế hệ sau giảm	b. Con cháu xuất hiện các đặc điểm ưu thế so với bố mẹ
c. Xuất hiện quái thai, dị hình	d. Tạo ra nhiều kiểu gen mới trong bầy đàn
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây không phải là của ưu thế lai?
a. Con lai xuất hiện nhiều quái thai, dị hình	
b. Con lai sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh
c. Con lai chống chịu tốt với các điều kiện môi trường	
d. Con lai có năng suất cao hơn bố mẹ
Câu 7: Nguyên nhân di truyền chủ yếu của hiện tượng ưu thế lai là do:
a. Con lai F1 sinh ra mang nhiều cặp gen hơn bố mẹ	
b. Con lai F1 tập trung được nhiều gen trội có lợi của bố và mẹ
c. Con lai có nhiều cặp gen đồng hợp hơn bố mẹ
d. Con lai có ít cặp gen dị hợp hơn bố mẹ
Câu 8: Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn lọc giống là:
a. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo	
b. Chọn lọc các thể và chọn lọc hàng loạt
c. Chọn lọc có chủ định và chọn lọc không chủ định	
Câu 9: Nhược điểm của chọn lọc hàng loạt là:
a. Chỉ dựa vào kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen	b. Không có hiệu quả	khi áp dụng trên vật nuôi
c. Không có hiệu quả trên các cây tự thụ phấn	d. cả 3 điều trên
Câu 10: Chọn lọc cá thể áp dụng cho đối tượng nào sau đây?
a. Cây tự thụ phấn 	b. Những cây có thể nhân giống bằng cành, củ, mắt ghép
c. Vật nuôi	d. Cả 3 đối tượng trên
Trường THCS Tân Tiến	Thứ.. ngày tháng 2 năm 2009
Họ và tên:	ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 9..	MÔN: SINH HỌC
Điểm
Lời thầy, cô phê
ĐỀ BÀI
Khoanh tròn vào đầu câu đúng trong các câu sau:
Câu 1: Đặc điểm của tia tử ngoại là:
a. Tác dụng mạnh	b. Xuyên qua các lớp mô và tác dụng kéo dài
c. Không có khả năng xuyên sâu	d. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng
Câu 2: Tác dụng của tia tử ngoại là:
a. Gây đột biến gen	b. Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến gen
c. Gây đột biến gen và đột số lượng NST	d. Gây đột biến đa bội và đột biến dị bội
Câu 3: Biểu hiện của thoái hóa giống là:
a. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng	b. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
c. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên	d. Con lai có sức sống kém dần
Câu 4: Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là:
a. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt	b. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ
c. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con	d. Con thường sinh trưởng, phát triển tốt hơn bố mẹ
Câu 5: Thoái hóa giống dẫn đến thế hệ sau có biểu hiện:
a. Sức sống kém dần	b. Sinh trưởng và phát triển chậm, chống chịu kém
c. Nhiều tính trạng xấu có hại được bộc lộ	d. Tất cả các ý trên
Câu 6: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện lai giữa:
a. Các cơ thể khác loài	b. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
c. Các cá thể được sinh ra từ 1 cặp bố mẹ	d. Hoa đực và hoa cái trên cùng 1 cây
Câu 7: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phương pháp lai nào sau đây?
a. Giao phối cận huyết	b. Lai kinh tế
c. Lai phân tích	d. Giao phối ngẫu nhiên
Câu 8: Phương pháp chọn lọc chỉ dựa trên kiểu hình mà không cần kiểm tra kiểu gen được gọi là:
a. Chọn lọc không có chủ định	b. Chọn lọc với quy mô nhỏ
c. Chọn lọc hàng loạt	d. Chọn lọc không đồng bộ
Câu 9: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, tiêu chuẩn của những con vịt được chọn phải là:
a. Vịt tăng trọng nhanh	b. con cái có đầu nhỏ, cổ dài, phần sau của thân nở
c. Có chân thấp, ăn nhiều	d. Có lông dài, đầu to, chân nhỏ
Câu 10: Nhược điểm của chọn lọc cá thể là:
a. Ứng dụng không có hiệu quả trên cây trồng	
b. Chỉ có hiệu quả trên cây trồng mà không có hiệu quả trên vật nuôi
c. Hiệu quả thu được thấp hơn so với chọn lọc hàng loạt
d. Công phu, tốn kém nên khó áp dụng rộng rãi
Trường THCS Tân Tiến	Thứ.. ngày tháng 2 năm 2009
Họ và tên:	ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 9..	MÔN: SINH HỌC
Điểm
Lời thầy, cô phê
ĐỀ BÀI
Khoanh tròn vào đầu câu đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tia tử ngoại thường được dùng để xử lí và gây đột biến ở:
a. Thực vật và động vật	b. Vi sinh vật, bào tử và hạt phấn
c. Vi sinh vật, mô động vật và thực vật	d. Động vật, vi sinh vật
Câu 2: Tác dụng của sốc nhiệt là:
a. Gây mất cặp nuclêôtit trong đột biến gen	b. Gây mất đoạn NST trong đột biến cấu trúc NST
c. Gây đảo đoạn NST	d. Thường gây đột biến số lượng NST
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây không phải là của thoái hóa giống:
a. Các cá thể có sức sống kém dần	b. Sinh trưởng kém, phát triển chậm
c. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường	d. Nhiều bệnh, tật xuất hiện
Câu 4: Hiện tượng xuất hiện ở thế sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là:
a. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường
b. Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình
c. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
d. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu
Câu 5: Trong chọn giống và sản xuất, việc ứng dụng của tự thụ phấn và giao phối gần nhằm mục đích:
a. Tạo ra các dòng thuần để dùng làm giống
b. Củng cố 1 tính trạng mong muốn nào đó ở vật nuôi và cây trồng
c. Phát hiện và loại bỏ những kiểu gen xấu ra khỏi quần thể
d. Cả 3 mục đích trên
Câu 6: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai rõ nhất ở thế hệ con lai:
a. Thứ nhất	b. Thứ hai
c. Thứ ba	d. Mọi thế hệ
Câu 7: Từ thế hệ F2 trở đi, ưu thế lai giảm dần và để khắc phục tình trạng này; đồng thời để duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp:
a. Nhân giống vô tính	b. Lai hữu tính
c. Giao phối ở vật nuôi	d. Giao phấn ở cây trồng
Câu 8: Phương pháp chọn lọc có sự kết hợp dựa trên kiểu hình lẫn kiểm tra kiểu gen là:
a. Chọn lọc có tổ chức và chọn lọc kiểu gen	b. Chọn lọc cá thể
c. Chọn lọc có chủ định và chọn lọc hàng loạt	d. Chọn lọc cá thể và chọn lọc đồng bộ
Câu 9: Đặc điểm về kết quả của chọn lọc hàng loạt là:
a. Kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến mức độ nào đó rồi dừng lại
b. Kết quả luôn cao và ổn định
c. Kết quả luôn thấp và ổn định
d. Kết quả chậm xuất hiện và ổn định
Câu 10: Hoạt động có ở chọn lọc cá thể mà không có ở chọn lọc hàng loạt là:
a. Có sự đánh giá kiểu hình ở đời con	
b. Có thể tiến hành chọn lọc 1 lần hay nhiều lần
c. Con cháu của các cá thể chọn giữ lại được nhân lên riêng rẽ theo từng dòng
d. Thực hiện được đối với cây tự thụ phấn và cây giao phấn

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA 15 PHUT SINH 9 HKII.doc
Đề thi liên quan