Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ I) (tiết 18) môn: Sinh học 7

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ I) (tiết 18) môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HÀ 
TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HỌC KỲ I) (TIẾT PPCT: 18)
 MÔN	: SINH HỌC 7
ĐỀ SỐ 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mở đầu
1,0
1,0
0,5
0,5
Chương I: Ngành động vật nguyên sinh
1,0
1,0
2,0
2,0
Chương II: Ngành Ruột khoang
1,0
1,0
2,0
0,5
0,5
1,0
Chương III: Các ngành giun
1,0
1
2,0
2,0
6,0
1,0
2,5
1,0
1,0
5,5
Tổng
2,0
6,0
2,0
10,0
3,5
5,5
1,0
10,0
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6điểm).
Câu 1 (3điểm): Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các câu sau.
1. Đặc điểm giống giữa động vật với thực vật là:
A. Có cơ quan di chuyển.
B. Được cấu tạo từ tế bào.
C. Có lớn lên và sinh sản.
D. Cả B và C.
2. Loại tế bào làm nhiệm vụ che chở và bảo vệ cho thuỷ tức là:
A. Tế bào thần kinh.
B. Tế bào mô bì - cơ.
C. Tế bào hình túi.
D. Tế bào hình sao.
3. Ngành giun tròn gồm các đại diện:
A. Giun đỏ, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
B. Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
C. Giun đất, giun đỏ, rươi, giun rễ lúa.
D. Giun đũa, giun đỏ, giun móc câu, giun rễ lúa.
4. Ngành giun đốt gồm các đại diện sau đây:
A. Giun đỏ, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
B. Giun đũa, giun đất, giun móc câu, giun rễ lúa.
C. Giun đất, giun đỏ, rươi, đỉa.
D. Giun đũa, giun đỏ, giun móc câu, giun rễ lúa.
5. Vì sao khi trao đổi tinh dịch, 2 con giun đất chập đầu vào nhau:
A. Vì giun đất đơn tính, con d dực đưa tinh dịch vào con cái ở phần đầu.
B. Vì cơ quan sinh dục ở phía trước cơ thể.
C. Chập đầu vào nhau là tập tính của giun, khi giun trao đổi tinh dịch sẽ được thực hiện qua cơ quan sinh dục nằm ở phía sau đuôi.
D. Cả câu A, B đúng.
6. Vì sao khi mỗ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng của giun;
A. Mỗ ĐVKXS phải mỗ từ mặt lưng.
B. Nhờ xác định được mặt lưng, mặtbụng mà quan sát được cấu tạo bên ngoài của giun.
C. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục cái và lỗ sinh dục đực.
D. Câu A, B đúng.
Câu 2 (1điểm): Hãy hoàn thành vòng đời của sán lá gan:
 Trứng sán lá gan  (1) ấu trùng trong ốc
 .....(4).. ....(3) ..(2).
Câu 3 (2điểm): Hãy đánh chữ Đ (đúng) và chữ S (sai) vào ô vuông đầu câu của một số đại diện của ngành động vật nguyên sinh:
A. Trùng kiết lị và trùng sốt rét thích nghi cao với lối sống kí sinh.
B. Trùng sốt rét không có bộ phận di chuyển, còn trùng kiết lị có chân giả ngắn.
C. Trùng kiết lị kí sinh trong máu người, trùng sốt rét kí sinh ở thành ruột.
D. Trùng kiết lị chui vào kí sinh ở hồng cầu, trùng sốt rét nuốt hồng cầu. 
II. TỰ LUẬN (4 điểm).
Câu 1: (1,5 điểm): So sánh hình thức sinh sản vô tính ở thuỷ tức và san hô?
Câu 3: (2,5điểm): Đặc điểm chung của Giun đốt? Để nhận biết các đại diện của ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào? Vai trò thực tiễn của Giun đốt?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm).
Câu 1 (3 điểm): 1D, 2B, 3B, 4C, 5B, 6D (Mỗi ý đúng được 0,5điểm)
Câu 2 (1điểm): (1) Ấu trùng long (3) Kén sán
 (2) Ấu trùng có đuôi (4) Sán lá gan trưởng thành.
S
Đ
S
Đ
 (Mỗi ý đúng được 0,25điểm)
Câu 3 (2điểm): A. B. C. D. (Mỗi ý đúng được 0,5điểm)
II. TỰ LUẬN (4điểm).
Câu 1 (1,5điểm):
Hình thức sinh sản vô tính ở thuỷ tức và san hô hoàn toàn giống nhau. (0,5điểm)
Nhưng chỉ khác nhau ở chỗ: Ở thuỷ tức, khi trưởng thành chồi tách ra thành cơ thể sống độc lập; còn ở san hô chồi cứ tiếp tục dính với bố mẹ để tạo thành tập đoàn (1điểm)
Câu 3 (2,5điểm):
* Đặc điểm chung của Giun đốt (Mỗi ý đúng được 0,25điểm).
- Cơ thể phân đốt.
- Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức).
- Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ.
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển.
- Di chuyển nhờ chi bên, hoặc thành cơ thể.
- Ống tiêu hoá phân nhánh.
- Hô hấp qua da hay bằng mang.
* Để nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản: Cơ thể hình giun và phân đốt (0,25điểm).
* Vai trò thực tiễn của giun đốt (0,5điểm).
- Với vùng nông nghiệp: Cải tạo đất trồng, làm cho đất xốp, thoáng, màu mỡ đất; làm thức ăn cho cá và một số vật nuôi khác như vịt, ngan
- Với vùng biển: Rươi là thức ăn của người và cá.
 PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HÀ 
TRƯỜNG THCS HIẾU GIANG
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HỌC KỲ I) (TIẾT PPCT: 18)
 MÔN	: SINH HỌC 7
ĐỀ SỐ 2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mở đầu
1,0
1,0
0,5
0,5
Chương I: Ngành động vật nguyên sinh
1,0
1,0
2,0
2,0
0,5
2,5
Chương II: Ngành Ruột khoang
1,0
1,0
2,0
0,5
0,5
1,0
Chương III: Các ngành giun
1,0
1,0
1,0
3,0
2,0
2,0
2,0
6,0
Tổng
2,0
4,0
2,0
8,0
2,5
5,0
2,5
10,0
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6điểm).
Câu 1 (2điểm): Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng.
1. Hoạt động không có ở động vật là:
A. Sinh sản. C. Di truyền
B. Trao đổi chất. D. Tự tổng hợp chất hữu cơ
2. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật là:
A. Có diệp lục. C. Không có xenlulô.
B. Có hạt dự trữ. D. Có điểm mắt.
3. Hệ thần kinh của thuỷ tức thuộc dạng:
A. Thần kinh hình ống.
B. Thần kinh hạch.
C. Thần kinh lưới.
D. Thần kinh chuổi.
4. Điểm giống nhau giữa sứa, hải quỳ và san hô là:
A. Sống ở nước ngọt.
B. Sống cố định.
C. Đều có ruột khoang.
D. Sống di chuyển.
Câu 2 (2điểm): Hãy điền các cụm từ: Nước ngọt, nước lợ, đất ẩm, cống rãnh, sống tự do, sống kí sinh, sống tự do – chui rúc, sống bám kí sinh, sống cố định vào bảng dưới đây:

TT
 Sự đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Hình thức sống
1
Giun đất
2
Đỉa
3
Giun đỏ
4
Rươi
Câu 3 (2 điểm):
a. Hoàn thành vòng đời của giun đũa:
 Giun đũa trưởng thành Trứng giun .(1)
 (Ruột non người)
 ..(2)... Ấu trùng (ruột non)
b. Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
II. TỰ LUẬN (4 điểm).
Câu 1 (2điểm): Sán lá gan sống kí sinh cơ quan nào phát triển, cơ quan nào tiêu giảm? Vì sao?
Câu 2: (2điểm): Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm).
Câu 1 (2 điểm): 1D, 2A, 3C, 4C. (Mỗi ý đúng được 0,5điểm)
Câu 2 (điểm): (Mỗi ý đúng được 0,25điểm) 
TT
 Sự đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Hình thức sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Sống tự do, chui rúc
2
Đỉa
Nước ngọt
Sống cố định
3
Giun đỏ
Nước ngọt, cống rãnh
Cố định
4
Rươi
Nước lợ
Tự do
Câu 3 (2điểm):
a. Vòng đời giun đũa (1điểm).
 (1): Ấu trùng trong trứng (0,5 điểm).
 (2): Máu, gan, tim, ph ổi (0,5 điểm).
b. Biện pháp (1điểm).
- Ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, kết hợp vệ sinh cộng đồng.
- Nên tẩy giun từ 1 đến hai lần trong năm.
II. TỰ LUẬN (4điểm).
Câu 1 (2điểm).
* Cơ quan phát triển:
- Giác bám: Vì để bám vào vật chủ (0,5điểm).
- Cơ quan tiêu hoá (nhánh ruột): Để đồng hoá nhiều dinh dưỡng (0,5điểm).
- Cơ quan sinh dục: Để đẻ nhiều trứng, ấu trùng có khả năng sinh sản làm cho số lượng các thế hệ sau tăng lên, để bù tỉ lệ tử vong rất cao, chúng vẫn còn một tỉ lệ đáng kể tiếp tục tồn tại và phát triển (0,5điểm).
* Cơ quan tiêu giảm: Mắt và lông bơi -> do kí sinh, không di chuyển (0,5điểm)
Câu 2 (2điểm).
* Giống nhau: (0,5điểm)
	Đều chứa chất diệp lục trong tế bào nên có khả năng tổng hợp chất hữu cơ.
* Khác nhau: (1,5điểm).
Trùng roi
Thực vật
Điểm
Thuộc giới động vật
Thuộc giới thực vật
0,5
Có khả năng tự di chuyển bằng roi
Không có khả năng di chuyển
0,5
Có lối sống dị dưỡng
Không có lối sống dị dưỡng
0,5

File đính kèm:

  • docbai so 1 lop 7.doc
Đề thi liên quan