Đề khảo sát chất lượng tháng 2 Tiếng việt Lớp 3

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng tháng 2 Tiếng việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 2
Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp 3
Thời gian làm bài: 40 phút
Họ và tên: .............................................................. Lớp: 3 .....
Em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Dân tộc nào dưới đây không phải dân tộc ít người
	A. Dân tộc Mường	B. Dân tộc Ba – na	C. Dân tộc Kinh
Câu 2: Dòng nào dưới đây không phải là tên tỉnh và thành phố nước ta
A.Hà Nội, Hải Phòng	B. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
C. Bắc Kinh, Thượng	D. Đắk, Kon Tum
Câu 3: Thế nào là cuộc họp tổ đạt kết quả tốt?
 A. Cuộc họp nhanh chóng kết thúc để mọi người đạt kết quả tốt
 B. Cuộc họp được nhiều người bàn bạc sôi nổi
 C.Cuộc họp có nhiều người đóng góp ý kiến và đưa ra một quyết định chung.
Câu 4: Câu “Quang bấm bóng sang cánh phải cho Vũ” có bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? là?
A.bấm bóng	B. bấm bong sang cánh phải
C. Quang bấm bóng	D. bấm bong sang cánh phải cho Vũ
Câu 5: Trong câu: “Xưa có một viên quan lớn đến hiệu may để may áo.” có mấy từ chỉ sự vật?
 A. 5 từ
B. 6 từ
C. 7 từ
D. Khác, đó là  từ
Câu 6: Bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì?” trong câu: “Quan bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách.” là:
 A. Quan bảo
 B. người thợ may may cho ông một chiéc áo thật sang để tiếp khách
 C. bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách
 D. để tiếp khách
Câu 7: Trong câu: “Quan bảo người thợ may may cho ông một chiếc áo thật sang để tiếp khách.” có bao nhiêu từ chỉ hoạt động?
A 3 từ
B/ 4 từ
C/ 5 từ
D/ 6 từ
B. Em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu 8: Với câu hỏi: “Các em bắt đầu học kì 2 khi nào?”, bạn trả lời thế nào?
Tuần trước, chúng em bắt đầu học kì 2.
Chúng em bắt đầu học kì 2 rất phấn khởi
Chúng em bắt đầu học kì 2 từ giữa tháng 1
Học kì 2 bắt đầu từ giữa tháng 1
Câu 9: Từ ngữ nào không đồng nghĩa với từ bảo vệ?
 A. giữ gìn	B. bảo ban	C. bảo quản	D. bảo vật
Câu 10: Từ nào đồng nghĩa với từ xây dựng?
 A. giữ gìn	B. kiến thức	C. kiến thiết	D. bảo vệ
Câu 11: Từ nào đồng nghĩa với từ tổ quốc?
 A. xây dựng	B. non sông	C. kiến thiết	D. bảo vệ
Câu 12: Từ nào viết sai chính tả?
 A. sinh sống	B. nước sôi	C. xinh đẹp	D. xinh sôi
Câu 13: Câu hỏi Ở đâu? có đặc điểm gì?
 A. Hỏi về đối tượng	B. Hỏi về thời gian.
 C. Hỏi về địa điểm	D. Hỏi về hành động
Câu 14: Bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong câu: “Từ bến Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.”
 A. Nhà Rồng	B. Bác Hồ
 C. Bến Nhà Rồng	D. ra đi tìm đường cứu nước
Câu 15: Từ nào chỉ người không phải trí thức?
 A. kĩ sư	B. nhà văn	C. giáo viên	D. lái xe
Câu 16: Hoạt động lao động nào không đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sang tạo?
 A. dạy học	B. khám bệnh	C. quét dọn vệ sinh	D. thiết kế
Câu 17: Câu “Mùa hè, anh quạt điện miệt mài quạt mát cho chúng em học bài” quạt điện được nhân hóa bằng cách nào?
Gọi sự vật bằng những từ ngữ vốn để gọi con người.
Tả sự vật bằng những từ ngữ vốn để tả người.
Đối xử với sự vật như đối xử với người
Cả A và B.
Câu 18: Cách viết tên riêng nào sau đây là đúng?
Viết hoa tất cả các chữ cái
Viết hoa các chữ cái đầu các tiếng tạo thành tiếng
Không viết hoa tên đệm
Câu 19: Dòng nào dưới đây viết đúng tên riêng
nguyễn văn hậu	B.NGUYỄN VĂN HẬU
C.Nguyễn văn Hậu	D.Nguyễn Văn Hậu
Câu 20: Câu hỏi Khi nào? dùng để hỏi cho bộ phận nào trong câu: Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.
Tối mai	B. Anh Đom Đóm	C. lại đi gác.
Câu 21: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Trong câu: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi là:
 A. Đất nước	B. Đất nước mình	C. đất nước mình bây giờ
Câu 22: Dòng nào kể đúng và đủ các từ chỉ các từ chỉ đặc điểm trong câu: “Quả sổ tròn đặc xịt như cái nắm tay treo trên cành xanh tươi”?
tròn, đặc, xịt, xanh tươi
tròn, đặc xịt, xanh tươi
tròn, đặc xịt, treo, xanh tươi
Câu 23: Dòng nào kể đúng và đủ các từ chỉ các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu: “Đàn bướm vàng dập dờn lúc bay, lúc lượn theo nhịp gió đùa vui cùng hoa ban”?
dập dờn, bay, lúc lượn
bay, lượn, đùa, vui
dập dờn, bay, lượn, đùa vui
bay, lượn, đùa
Câu 24. Từ nào trong các câu sau không chỉ trẻ em?
	A. thiếu nhi	B. nhi đồng	C. thanh niên
Câu 25: Từ nào sau đây phù hợp với đặc tính của trẻ em?
	A. hồn nhiên	B. thong thả	C. trầm ngâm
Câu 26: Câu “Ông ngoại là thầy giáo đầu tiên của tôi.” thuộc kiểu câu nào?
Ai (cái gì, con gì) là gì?
Ai (cái gì, con gì) làm gì?
Ai (cái gì, con gì) như thế nào?
Câu 27: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện cách ứng xử không đúng?
Cháy nhà hàng xom bình chân như vại
Lá lành đùm lá rách.
Uống nước nhớ nguồn.
Câu 28: Câu “Nhà vua đã tặng các con ông nhiều sản vật hiếm.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai (cái gì, con gì) là gì?
Ai (cái gì, con gì) làm gì?
Ai (cái gì, con gì) như thế nào?
Câu 29: Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả:
	A. chái nhà, chạc cây, vững chãi	B. trái nhà, chạc cây, vững trãi
	C. chái nhà, trạc cây, vững trãi	D. trái nhà, trạc cây, vững trãi.
Câu 30: Câu hỏi Khi nào? có đặc điểm gì?
 A. Hỏi về đối tượng	B. Hỏi về thời gian.
 C. Hỏi về địa điểm	D. Hỏi về hành động

File đính kèm:

  • docHAC HAI DE KHAO THI LOP 3 MON TV.doc