Đề cương Sinh học lớp 8 - Học kì II

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Sinh học lớp 8 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 8 HKII – năm học 2013-2014 
A. CHƯƠNG VII – BÀI TIẾT
	 Vai trò của bài tiết đối với cơ thể : 
	 Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng... để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.
	 Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. 
	 - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
 - Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận và ống thận.
B CHƯƠNG IX – THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 
	 Cấu tạo và chức năng của noron 
 a. Cấu tạo của nơron gồm:
 + Thân: chứa nhân.
 + Các sợi nhánh: ở quanh thân.
 + 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răngviê tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.
 b. Chức năng của nơron:
 + Cảm ứng(hưng phấn)
 + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).
 Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. 
 a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: 
 + Bộ phận trung ương gồm : não bộ và tủy sống.
 + Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.
 b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:
 + Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).
 + Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).
	Cấu tạo và chức năng của tủy sống.
 a. Cấu tạo ngoài: 
 - Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phàn phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.
 - Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.
 b. Cấu tạo trong: 
 - Chất xám nằm trong, (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.
 - Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
	 Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? 
 - Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
 - Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:
 + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng 
 + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương 
 - Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.
 => Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.
 Cơ quan phân tích thị giác. 
 a. Cấu tạo của mắt :
 Gồm 3 lớp : Màng cứng (phía trước là màng giác), màng mạch( có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen) và màng lưới( chứa tế bào thụ cảm thị giác gồm tế bài nón và tế bào que).
	 b. Cấu tạo của màng lưới : 
 + Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
 + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
 + Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.
 Các tật của mắt : 
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị : là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
Viễn thị : là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
 Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? 
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập
Là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
Có tính chất loài và di truyền được
Có tính chất cá thể và không di truyền được
Có tính bền vững, tồn tại suốt đời
Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu không được củng cố.
Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. 
Trả lời các kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện. 
Trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tuỷ sống
Trung ương thần kinh nằm ở lớp vở đại não
VD: Phản xạ khóc, cười, chớp mắt, trời năng nóng cơ thể tiết mồ hôi....
VD: Qua ngã tư thấy đèn đỏ dừng xe trước vạch kẻ...
 Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người.
 - PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.
 - Ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống.
 - Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
 - Ở người: học tập, rèn luyện các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là kết quả của sự hình thành và ức chế PXCĐK.
C CHƯƠNG X – NỘI TIẾT
 Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết ?
Đặc điểm so sánh
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Giống nhau
Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
Khác nhau:
- Kích thước lớn hơn.
- Sản phẩm : enzim, chất dư thừa. 
- Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài.
- Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh.
- Kích thước nhỏ hơn.
- Sản phẩm : hoocmon
- Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu.
- Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh.
 Vai trò và tính chất của hoocmon : 
 Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
 - Tính chất của hoocmon: 
 + Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.
 + Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
 + Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài.
 - Vai trò của hoocmon: 
 + Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
 + Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
 Tuyến yên 
 - Tuyến yên nằm ở nền sọ, có liên quan tới vùng dưới đồi.
 - Gồm 3 thuỳ: truỳ trước, thuỳ giữa, thuỳ sau.
 - Chức năng:
 + Thuỳ trước: Tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự trao đổi glucozơ, chất khoáng.
 + Thuỳ sau: tiết hoocmon điều hoà trao đổi nước, sự co thắt các cơ trơn (ở tử cung).
 + Thuỳ giữa; chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.
 - Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh.
 Tuyến giáp :
 - Tuyến giáp nằm trước sụ giáp của thanh quản, nặng 20 – 25 gam.
 - Tiết hoocmon tirỗin (có thành phần chủ yếu là iốt), có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào.
 - Bệnh liên quan đến tuyến giáp: bệnh bướu cổ, bệnh bazơđô (nguyên nhân, hậu quả SGK).
* Nguyên nhân: 
+ Bệnh Ba za đô: Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoóc môn làm tăng cường quá trình TĐC, tăng tiêu dùng O2 ,nhịp tim tăng, bướu cổ lồi mắt.
 + Bệnh bướu cổ: Nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu iốt tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến, gây bệnh bướu cổ.
* Hậu quả:
 Bệnh Bazađô: Người bệnh trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng mất ngủ, sút cân nhanh.
Bệnh bướu cổ : Trẻ em chậm lớn, trí thông minh kém, phát triển, . Người lớn hoạt động TK giảm sút, trí nhớ kém, 
 - Tuyến giáp và tuyến cận giáp có vai trò trao đổi muối canxi và photpho trong máu.
 D.CHƯƠNG XI – SINH SẢN 
Ý nghĩa của việc tránh thai
- Ý nghĩa của việc tránh thai:
+ Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
+ Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần, vị thế xã hội.
Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
- Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong vì :
+ Tỷ lệ sẩy thai, đẻ non cao
+ Con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao.
- Nạo thai ở tuổi vị thành niên có thể gây dính buồng tử cung, tắc vòi trứng à vô sinh
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Muốn tránh thai cân nắm vững các nguyên tắc:
	+ Ngăn trứng chín và rụng.
	+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng.
	+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Phương tiện sử dụng tránh thai:
	+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.
	+ Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng.
HIV/AIDS	
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65).
: Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người
- AIDS là thảm hoạ của loài người vì: Tỉ lệ tử vong rất cao. Không có văcxin phòng và thuốc chữa. Lây lan nhanh.
Các con đường lây truyền và cách phòng tránh
a. Con đường lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đường máu, mẹ truyền sang con...
b. Cách phòng tránh:
	- Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục.
	- Sống lành mạnh.
	- Quan hệ tình dục an toàn.
 * Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS:
 + Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền.
 + Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng.
 + Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con.

File đính kèm:

  • docde cuong SINH HOC 8 HK 2 20132014.doc
Đề thi liên quan