Đề cương ôn thi môn Địa lí kinh tế xã hội

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn Địa lí kinh tế xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NHGIỆP MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI
Câu 1 : Nêu và chứng minh đặc điểm của sự gia tăng dân số trên thế giới 
1/. Sự gia tăng dân số 
a./ Dân số luôn luôn tăng :
- Từ số lượng rất ít ban đầu đến ngày nay đã trên 6 tỉ người 
- Trong bất kì mốc thời gian nào số dân ở thời điểm sau cũng cao hơn thời điểm trước
b./ càng về sau càng tăng nhanh
- Thời gian để dân số đạt từng tỉ người càng về sau càng ngắn 
- Thời gian để dân số tăng gấp đôi càng về sau càng ngắn
c./ mức độ gia tăng ở các khu vực không giống nhau 
- các nước phát triển tăng chậm
- các nước đang phát triển tăng nhanh
2./ Chứng minh
Năm
6000 năm TCN
3000-2000 năm TCN
Đầu CN
1650
1750
1820
1850
1900
1930
1950
1960
1975
1987
1990
1992
1999
số dân( triệu người)
5-10
20-40
230-250
550
700
1000
1200
1656
2070
2525
3037
4067
5000
5292
5420
6000
Ghi chú
Dân số phát triển chậm
Sau hàng triệu năm phát triển mới có tỉ người thứ nhất
Sau 110 năm tỉ người thứ 2
Sau 30 năm tỉ người thứ 3
Sau 15 năm tỉ người thứ 4
Sau 12 năm tỉ người thứ 5
 Các nước châu âu, hoa kỳ, nhật bản có dân số tăng chậm. 
Các nước châu á, phi, mỹ latinh, chiếm ¾ dân số TG có sự gia tăng nhanh chiếm 90% của toàn thế giới
câu 2. Sự khác biệt giưa quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển
1. Khái niệm đô thị hóa 
Đô thị hóa theo quan niệm rộng được hiểu là quá trình lịch sử nâng cao vai trò vị trí chức năng của các thành phố trong sự vận động và phát triển của xã hội 
Đô thị hóa theo quan niệm hẹp : là sự phát triển hệ thống thành phố đặc biệt là các thành phố lớn các trung tâm sức hút của vùng và thế giới
2. Sư khác biệt
- Khu vực phát triển
+ CN hóa trước, đô thị hóa sau
 + Qúa trình ĐTH diễn ra từ cuối thế kỉ XVIII
 + tốc độ phát triển hiện nay chậm
 + ít gặp những vấn đề thách thức
Khu vực đang phát triển
+ đô thị hóa trước, công nghiệp hóa sau
+ quá trình đô thị hóa mới diễn ra gần đây
+ tốc độ phát triển hiện nay nhanh
+ gặp phải nhiều vấn đề thách thức
Câu 3. Những thách thức của quá trình đô thị hóa ở khu vực các nước đang phát triển
ĐTH theo quan niệm rộng là quá trình lịch sử nâng cao vai trò , vị trí, chức năng của các thành phố trong sự vận động và phát triển của XH
ĐTH theo quan niệm hẹp : là sự phát triển hệ thống thành phố lớn, các` trung tâm sức hút của vùng và TG 
* Thách thức đối với các nước đang phát triển
Vấn đề giao thông
Mạng lưới đường sá, phương tiện xuống cấp
hệ thống điều khiển lạc hậu
Dễ gây tai nạn, ùn tắc
Vấn đề nhà ở
Không có điều kiện xây dựng nhà mới, tốc độ xây dựng mới không đáp ứng nhu cầu
Tiện nghi thiếu thốn mất vệ sinh
Vấn đề môi trường : không xử lí chất thải tốt dễ gây ô nhiễm MT
vấn đề giải quyết công ăn việc làm
Kinh tế và CN chưa phát triển nên ít có công ăn việc làm
Trình đọ6 lao động thấp nên khó sử dụng 
vấn đề quản lí trật tự trị an
Khó quản lí các dòng nhập cư bất hợp pháp
tệ nạn XH dễ xảy ra
câu 4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên 
Do thành phần của TNTN vô cùng phong phú và đa dạng cho nên khi nghiên cứu về tài nguyên đòi hỏi phải phân loại chúng . Xuất phát từ nhiều tiêu chuẩn khác nhau nên có nhiều cách phân loại TNTN nhưng chủ yếu theo 3 cách phân loại chính sau
1./ phân loại theo tính chất tự nhiên 
- TNTN là các thành phần và các yếu tố của lớp vỏ địa lí trái đất. Sự hình thành và phát triển phân bố của chúng tuân theo quy luật tự nhiên trong không gian và thời gian 
- Có thể phân loại theo những đặc điểm và tính chất tự nhiên
+ xuất phát từ các đặc điểm tự nhiên của các yếu tố lớp vỏ địa lí bao gồm các` quyển : khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển
+ phân loại TNTN thành các nhóm : khoáng sản, khí hậu, dộng vật, thực vật, đất đai
2. Phân loại tài nguyên theo tính chất kinh tế (hoặc sx)
* phân loại tài nguyên thiên nhiên theo đặc điểm sử dụng trong nền kinh tế quốc dân( trong lĩnh vực sản xuất vật chất và không sx vật chất). Bao gồm
+ TNTN dùng cho các ngành sx vật chất : CN, nông nghiệp
+ TNTN dùng cho lĩnh vực không sản xuất vật chất ( lĩnh vực tiêu dùng)cho tiêu dùng trực tiếp và tiêu dùng gián tiếp
VD. Trong CN sự phân hóa về công nghệ và sự phân hóa theo đặc điểm các loại tài nguyên được sử dụng có thể phân chia : tài nguyên dùng cho CN luyện kim đen, luyện kim màu , tài nguyên dùng cho CN hóa chất , tài nguyên dùng cho CN vật liệu xây dựng
* Phân loại tài nguyên theo mục đích sử dụng bao gồm
+ các tài nguyên sử dụng đơn thuần vào một mục đích 
VD. Khoáng sản sử dụng chủ yếu nhằm mục đích để chế biến
+ các tài nguyên sử dụng vào nhiều mục đích trong đó tài nguyên sử dụng tổng hợp( kết hợp) và tài nguyên sử dụng có tính chất thay thế nhau
Vd. Các tài nguyên khác như khí hậu, đất, nước, rừng có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào nhiều mục đích và khả năng kinh tế kĩ thuật của XH .có thể sử dụng thay thế lẫn nhau như thay thế rừng bằng diện tích đất nông nghiệp ở những vùng có điều kiện sx nông nghiệp nhằm sử dụng tốt nhất tài nguyên đất đai, khí hậu
3. Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo tính có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng tài nguyên
- TNTN không bị hao kiệt : là những vật thể hiện tượng tự nhiên mà số lượng và chất lượng của chúng trên thực tế không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể trong quá trình sử dụng chúng lâu dài
VD. năng lượng MT, gió, thủy triều, nhiệt trong lòng đất 
 - TNTN có thể bị hao kiệt nhưng không phục hồi được : là những tài nguyên trong quá trình sử dụng các dự trữ của chúng, còn việc bổ sung tài nguyên trên thực tế là không thể được 
VD . như khoáng sản
 - TNTN có thể bị hao kiết khôi phục được : là những tài nguyên có thể tái sx bởi quá trình tự nhiên khi sử dụng tự nhiên hợp lí 
VD. như đất, rừng, sinh vật
* Ngoài 3 cách phân loại trên còn có nhiều các phân loại khác nhau như phân loại theo hiệu quả sử dụng , phân loại theo mức độ tác động có mục đích của con người, phân loại hóa học( tài nguyên vô cơ và hữu cơ)
Câu 5. Việc khai thác và sử dụng , bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
1./ Vai trò của tài nguyên rừng
Rừng trên TĐ có nhiều loại và có ý nghĩa rất to lớn : là thành phần của MT địa lí tham gia vào còng tuần hoàn vật chất sinh- địa- hóa toàn hành tinh và là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và đa diện đảm bảo nhu cầu nhiều mặt của xh loài người
Điều hòa khí hậu, bảo vệ MT
giữ nước tăng độ ẩm và làm sạch không khí
Cung cấp gỗ
Vật liệu giá rẻ, cách âm tốt, chịu nhiệt và lực uốn cao
Nguyên liệu trong CN hóa học, a cê tôn, cồn, sợi tổng hợp
Nguyên liệu trong CN tiêu dùng, bàn ghế, giường tủ
giữ độ màu mỡ của đất đai chống xói mòn
Kho dược liệu quý giá
Phát triển du lịch sinh thái
2. vai trò của tài nguyên nước
Cung cấp năng lượng 
các thác nước
thủy triều
sóng
nhiệt thạch
cung cấp nước cho sx
tăng độ màu mỡ của đất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
phục vụ hữu hiệu các ngành CN 
cung câp nước cho đời sống
con người không thể thiếu nước
nước dùng để uống, để sinh hoạt
3. . vai trò của tài nguyên biển
điều hòa khí hậu\
tạo ra độ ẩm
làm cân bằng nhiệt
cung cấp các nguyên tố hóa học và nguồn thực phẩm
có khoảng 34 nguyên tố
sv biển. cá tôm cua mưc rong tảo
con đường GT tốt
thuận lợi để nối liền các châu lục
chi phí rẻ nhất, chở được nhiều hàng cồng kềnh 
dự trữ nguồn năng lượng to lớn 
năng lượng thủy triều, sóng, nhiệt thạch
các mỏ dầu dưới đáy đại dương
câu 6. Khái niệm về môi trường và phát triển
Môi trường là gì ? 
Môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó
Môi trường sống của con người gọi tắt là môi trường : là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người . Thường được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo
Phát triển là gì ? 
 là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội và hoạt động văn hóa có chất lượng
Câu 6. Vai trò của môi trường địa lí đối với sự phát triển xã hội
a. Môi trường địa lí : bao quanh con người , nơi diễn ra các hoạt động vật chất và tinh thần của con người. Vì thế rõ ràng có sự tác động đến xã hội con người 
b. Tuy nhiên : có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về vai trò của môi trường địa lí đối với sự phát triển của con người
* Quyết định luận địa lí cho rằng MT địa lí là động lực chủ yếu đối với sự phát triển xã hội con người 
Nhận định trên không đúng vì
không nhất thiết cùng ở trong MT địa lí như nhau thì sự phát triển như nhau
con người ngày càng có nhiều khả năng tác động đến tự nhiên theo hướng phục vụ cho lợi ích của mình
* Quan điểm phủ định luận địa lí : MT địa lí không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển xh con người 
Nhận định không đúng vì
xã hội con người không thể hoàn toàn phát triển độc lập trong môi trường địa lí 
Trình độ phát triển con người dù có cao bao nhiêu cũng phải dựa vào tự nhiên
* Khả năng luận địa lí : MT địa lí chỉ tạo nên khả năng còn việc sử dụng chúng tùy thuộc vào trình độ khoa học kĩ thuật của xã hội con người
Nhận định chưa đúng vì
bên cạnh trình độ khoa học kĩ thuật, chế độ chính trị xã hội tác động rất mạnh
trình độ khoa học kĩ thuật có khả năng nhưng xã hội có thực hiện không lại là một chuyện khác
* Quan điểm hiện nay : MT địa lí không quyết định nhưng là điều kiện thường xuyên và cần thiết có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội con người , có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại
Nhận định hoàn toàn đúng vì
phân tích đúng mức độ vai trò của MT địa lí đối với sự phát triển xã hội
phù hợp với thực tiễn cuộc sống trong mối quan hệ giữa xã hội con người với tự nhiên
câu 7. Sự gia tăng dân số với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường
 Dân số gia tăng nhanh và đông gây tác động rất lớn đến vấn đề tài nguyên và môi trường
 * Với tài nguyên
Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên
Số lượng tài nguyên khai thác = nhu cầu tài nguyên/ người x số dân
Do nhu câu về đời sống cần tài nguyên để phục vụ nhu cầu đời sống
 VD . Khai thác rừng để lấy đất làm nhà ở, lấy đất canh tác làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, suy giảm
Tài nguyên mau cạn kiệt
* Với môi trường
Tác động sâu sắc vào môi trường
Tất cả các môi trường đất, nước, không khí, sv đều bị tác động về chất
Sự ô nhiễm, suy thoái MT ngày càng gia tăng
* Biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Đưa ra những chính sách về dân số cho phù hợp
- Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, có hiệu quả
- Phát triển kinh tế phải gắn liền với vấn đề khắc phục và bảo vệ môi trường một cách bền vững

File đính kèm:

  • docmon thi TN DLKT-XH DAICUONG 1.doc