Đề cương ôn tập Sinh học lớp 8 - Học kì II

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học lớp 8 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 8 – HKII – Năm học 2013 - 2014
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN
Bài tiết
Câu 1: Bài tiết là gì? Vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu. 	 
 	- Bài tiết là hoạt động giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường. 	 
Ý nghĩa: giúp môi trường trong luôn ổn định, tạo điều kiện cho trao đổi chất diễn ra bình thường.	Cần có các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu sau:
 	- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu 
- Khẩu phần ăn uống hợp lí. 	 
 	- Đi tiểu đúng lúc.	 
Câu 2: Vai trò sự bài tiết đối với cơ thể sống? Theo em số lượng đơn vị chức năng rất lớn (khoảng 1 triệu) ở mỗi quả thận người có ý nghĩa gì?
- Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống: giúp môi trường trong luôn ổn định, tạo điều kiện cho trao đổi chất diễn ra bình thường. 
Giúp quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu một cách thuận lợi 
Da
Câu 1. Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó.
- Chức năng của da: - Da có 4 chức năng chính:
+ Bảo vệ cơ thể: là chức năng quan trọng nhất.
+ Cảm giác.
+ Bài tiết.
+ Điều hòa thân nhiệt. 
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người.
- Nêu được các đặc điểm phù hợp với chức năng: 
+ Bảo vệ cơ thể: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn.
+ Cảm giác: Tiếp nhận kích thích nhờ cơ quan thụ cảm.
+ Bài tiết: Bài tiết qua tuyến mồ hôi.
+ Điều hòa thân nhiệt: Nhờ co giãn mạch máu dưới da, hoạt động tuyến mồ hôi, co cơ chân lông làm cho lớp mỡ cũng mất nhiệt.
Câu 2: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng hay lạnh quá? 	 
* Phản ứng của da khi trời nóng hay lạnh quá là:
- Khi trời nóng, các mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi. 	 
- Khi trời lạnh mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co. 	 
Câu 3: Trình bày các thói quen sống khoa học để co một làn da khỏe đẹp. 
+ Phải thường tắm rửa thay quần áo và giữ gìn da luôn sạch sẽ để đề phòng các bệnh ngoài da.
+ Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của da và của cơ thể.
+ Giữ vệ sinh môi trường sống.
+ Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng.
Câu 4: Cho biết cấu tạo và chức năng của da? Biện pháp phòng tránh các bệnh về da
- Cấu tạo da gồm 3 lớp:
 	 + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. 
 	 + Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan: thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh 
 	 + Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ.
- Các biện pháp phòng tránh các bệnh về da 
 + Giữ vệ sinh thân thể.
 + Giữ vệ sinh môi trường.
- Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 Câu 5: Cần vệ sinh da như thế nào để tránh các bệnh về da?
	* Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát.
	+ Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
	+ Khi bị bỏng nhẹ: ngâm phần bỏng vào nước lạnh sạch, bôi thuốc mỡ chống bỏng. Bị nặng cần đưa đi bệnh viện.
Câu 6: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó
 	- Biện pháp giữ gìn vệ sinh da
+ Cần phải chống bụi bám, thường xuyên tắm giặt, rửa nhiều lần trong ngày những chỗ hay bị bụi bám (mặt, chân tay)
+ Cần tránh những va chạm mạnh vào da, không nên cậy mụn trứng cá
 	- Cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh da 
+ Khả năng diệt vi khuẩn bám trên da.
+ Ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
+ Giúp hoạt động bài tiết mồ hôi và ảnh hưởng tốt đến sức khỏe.
+ Da bị xây xát: dễ gây các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm. à Do vậy cần giữ gìn, bảo vệ da sạch, không bị xây xát nhất là ở tuổi dậy thì.
Thần kinh
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não. 	 
1. Cấu tạo ngoài của đại não:
- Rãnh liên bán cầu chia đại não làm hai nửa.
- Rãnh sâu chia bán cầu làm bốn thuỳ: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.
- Các khe, rãnh tạo thành khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não 2300 – 2500cm2
2. Cấu tạo trong của đại não:
	- Chất xám (vỏ não): dày khoảng 2-3 mm, gồm 6 lớp tế bào, chủ yếu là các tế bào hình tháp. 
- Chất trắng (dưới vỏ não): là các đường thần kinh 	 
3. Chức năng của đại não:
- Chất xám: là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện, cảm giác, ý thức, trí nhớ, trí khôn. 
- Chất trắng: Dẫn truyền:
+ Nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. 	 
+ Nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tuỷ sống.	 
+ Chứa các nhân nền.	 
Câu 2: Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của tủy sống? 
1/ Cấu tạo: 
a/ Cấu tạo ngoài:
* Vị trí: Bắt đầu từ đốt sống cổ I và tận cùng ở đốt sống thắt lưng II.
* Hình dạng và kích thước: Hình trụ, dài khoảng 50 cm, rộng 1cm. Có hai chỗ phình ở cổ và ở thắt lưng, nơi xuất phát của các dây thần kinh liên quan đến tay và chân.
* Màu sắc: Màu trắng bóng.
* Màng tủy: Có 3 lớp : màng cứng, màng nhện, màng nuôi a Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống 
b/ Cấu tạo trong:
* Chất xám : Ở trong, một cột dài có hình cánh bướm. Do thân và sợi nhánh của nơron tạo thành.
* Chất trắng: Ở ngoài, bao quanh chất xám. Do sợi trục của nơron tạo thành.
 - Từ tủy sống xuất phát 31 đôi dây thần kinh tủy 
2/ Chức năng: 
* Chất xám: Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.	
* Chất trắng: Là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ. 
Câu 3: Ở người trụ não có cấu tạo và chức năng như thế nào?
1. Cấu tạo trụ não người 
- Chất trắng ở ngoài, lả các đường liên lạc dọc, nối tủy sông với các phần trên của não và bao quanh chất xám.
- Chất xám ở trong, tập trung thành cắc nhận xám, đó là trung khu thần kinh, nơi xuất phát 12 đôi dây thần kinh não gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha.
2. Chức năng của trụ não:
- Chất xám: Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm. 
- Chất trắng: Dẫn truyền đường lên (cảm giác) và đường xuống (vận động).
Câu 4: Đại não người tiến hóa hơn thú ở những đặc điểm nào?
	- Đại Não người tiến hóa hơn não thú:
- Khối lượng não ở cơ thể người lớn hơn so với các động vật thuộc lớp thú:
	- Đại não người rất phát triển và lớn nhất so các phần khác. 
	- Vỏ chất xám dày (2-4mm) có 6 lớp TB, bề mặt có nhiều khe rãnh làm tăng diện tích vỏ não lên 2300-2500 cm2.
	- Có nhiều khúc cuộn tiến hóa hơn hẳn so thú. 
- Có rất nhiều vùng chức năng, có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết chỉ có ở người, không có ở thú. 
Phản xạ
Câu 1: Nêu các điều kiện cần cho sự thành lập các PXCĐK và ý nghĩa của sự ứ chế PXCĐK. 
 1- Các điều kiện cần 
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện (kích thích bất kì) với kích thích không điều kiện.
- Kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
 2- Ý nghĩa sự ức chế 
- Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
- Hình thành các thói quen tập quán tốt.
Câu 2: Vẽ và chú thích cấu tạo của một Nơron điển hình. Nêu chức năng của nơron 
Chức năng: Hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 3: Cho biết sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Mỗi loại phản xạ cho một ví dụ. 
- Sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Vd: khóc, cười, bú sữa
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): Là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. Vd: bơi lội, đạp xe đạp
Câu 4: Thế nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Nêu các tính chất của phản xạ có điều kiện? 
+ Phản xạ có và không điều kiện:
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
 	- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập
+ Các tính chất của phản xạ có điều kiện:
- Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện
- Được hình thành trong đời sống (qua học tập và rèn luyện)
- Dễ mất đi khi không củng cố	
- Có tính chất cá thể
- Số lượng không hạn định
- Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não
Câu 5: So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện .
 + Nêu đủ tính chất của phản xạ không điều kiện 
 + Nêu đủ tính chất của phản xạ có điều kiện 
Câu 6:  Lấy 2 ví dụ để so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? 
Ví dụ: 	- Phản xạ không điều kiện: Trời nắng nóng mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra 
	- Phản xạ có điều kiện: Học sinh ở bán trú thường tập thể dục buổi sáng vào lúc 5 giờ 
Câu 7: Phản xạ có điều kiện là gì? Cho ví dụ 
 	Phản xạ CĐK là PX được hình thành trong đời sống cá thể, kết quả của học tập rèn luyện 
VD Tay chạm vào vật nóng, tay rụt lại. 
Giác quan
Câu 1: Cận thị là gì? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục và các biện pháp phòng tránh đối với tật cận thị
 - Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 
- Nguyên nhân:
+ Bẩm binh: Cầu mắt dài hơn bình thường.
+ Thể thủy tinh luôn luôn phồng do không giư khỏang đúng khi đọc sách, xem tivi.
 - Cách khắc phục: Đeo kính mặt lõm
 - Biện pháp phòng tránh: + Giữ đúng khoảng cách khi ngồi học hoặc viết, không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, lúc đi trên tàu xe bị xóc nhiều hoặc ánh sáng quá chói lóa, không nên tiếp xúc nhiều với máy vi tính, bàn ghế không phù hợp ... 
Câu 2: Trình bày cấu tạo của cầu mắt. Vì sao ảnh của vật hiên trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
 	Trình bày đúng cấu tạo của cầu mắt trang 156 SGK
1. Cấu tạo cầu mắt :
a. Cấu tạo ngoài:
- Hình dạng ngoài: Hình cầu. 
 	- Vị trí: Cầu mắt nằm trong hốc xương sọ, phía ngoài có lông mi, lông mày bảo vệ và có tuyến lệ làm cho mắt không bị khô. 
b. Cấu tạo trong cầu mắt: Gồm:
- Màng bọc:
	+ Màng cứng ngoài có chức năng bảo vệ: Phía trứơc là màng giác trong suốt cho ánh sáng đi qua.
	+ Màng mạch ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo lòng đen ở phía trước.
	+ Màng lưới trong cùng: Tế bào nón, tế bào que 
- Môi trường trong suốt: 
	+ Thủy dịch 
	+ Thể thủy tinh 
	+ Dịch thủy tinh 
Trình bày đúng ảnh của vật hiên trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất 
- Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt qua màng giác, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, tới màng lưới. 
- Nhờ sự điều tiết của thể thuỷ tinh (như một thấu kinh hội tụ), cho ảnh rõ nét trên màng lưới tại điểm vàng.
- Đồng thời ánh sáng tới màng lưới, sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương thần kinh (vùng thị giác) để phân tích cho ta nhận biết được chính xác về độ lớn hình dạng, màu sắc của vật.
Câu 3: Tại sao không nên đọc sách trên tàu xe hoặc ở nơi thiếu ánh sáng?
Không nên đọc sách khi đi tàu xe: vì khoảng cách giữa vật và mắt luôn thay đổi hoặc đọc sách nơi thiếu ánh sáng, sẽ làm thể thủy tinh luôn phồng dẫn đến tật cận thị.
Câu 4: Vẽ hình và trình bày cấu tạo của cầu mắt ?
 + Vẽ hình cầu mắt đúng, chú thích đủ. 
 + Trình bày cấu tạo của cầu mắt 
Nêu được 3 lớp 
- Mang cứng: phía trước có màng giác (0,5)
- Màng mạch: có mạch máu và các tế bào sắc tố đen (1)
- Màng lưới: chứa các tế bào thụ cảm thị giác (0,5) 
- Môi trường trong suốt trong cầu mắt 
Câu 5: Chức năng thu nhận sóng âm ở tai người và các biện pháp vệ sinh tai. 
 - Chức năng thu nhận sóng âm: 
Sóng âm từ nguồn âm phát ra vành tai hứng lấy→ ống tai → màng nhĩ → chuỗi xương tai → màng cửa bầu → chuyển động ngoại dịch, nội dịch trong ốc tai màng tác động lên cơ quan Coocti làm cho các tế bào thụ cảm thính giác hưng phấn →vùng thính giác cho ta nhận biết về các âm thanh.
- Biện pháp vệ sinh tai: 
 + Giữ tai luôn sạch sẽ , không dùng vật nhọn để ngoáy tai.
 + Tránh viêm họng.
 + Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh.
Nội tiết
Câu 1: Nêu vai trò của hoocmôn. 	 
Vai trò của hoocmôn:	- Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. 	 	- Đièu hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.	 
Câu 2: Trình bày vai trò của tuyến trên thận	 
Vai trò của tuyến trên thận:	 
- Phần vỏ tiết các hocmon có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.	 
- Phần tủy tiết adrenalin noadrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu. 
Câu 3: So sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
 - Giống nhau: - Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
 - Khác nhau 
Đặc điểm phân biệt
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Cấu tạo 
- Gồm các tế bào tuyến và ống dẫn
- Gồm các tế bào tuyến và mạch máu
Đường đi của sản phẩm tiết
- Chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động
- Chất tiết ngấm thẳng váo máu tới cơ quan đích
Cho ví dụ
- Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn
- Tuyến yên, tuye3ens giáp, tuyến trên thận
- Kích thước lớn hơn.
- Có ống dẫn 
- Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh. 
- Kích thước nhỏ hơn.
- Không có ống dẫn, 
- Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh.
Câu 4: Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha ? Cho biết vai trò 2 loại hooc môn của tuyến tụy.
 	Trình bày được tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết nên gọi tuyến tụy là tuyến pha 
	Vai trò của các hoocmôn tuyến tụy.
	- Khi lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tế bào bêta tiết Insulin biến đổi Glucôzơ à Glicôgen dự trữ trong gan và cơ
 - Khi lượng đường trong máu giảm sẽ kích thích tế bào anpha tiết Glucagôn biến đổi Glicôgen à Glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường 
 - Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn trên mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định 
Câu 5: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Cho ví dụ
 Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Cho ví dụ 
- Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động. Vd: tuyến mồ hôi, tuyến lệ...
- Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích. Vd: tuyến yên, tuyến giáp....
(Hoặc trả lời giống câu 3)
Câu 6: Trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu? 
- Lượng đường trong máu ở người luôn luôn ổn định là: 0,12%, sau bữa ăn lượng đường trong máu tăng lên cao, kích thích các tế bào ở tụy tiết ra insulin. Hoomôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôzen dự trữ trong gan và cơ.
- Khi tỉ lệ đường trong máu giảm so với bình thường kích thích các tế bào tiết ra glucagôn biến glicôzen thành glucôzơ, nâng tỉ lệ đường trở lại bình thường.
Câu 7: Tuyến nội tiết là gì? Tuyến nội tiết khác với tuyến ngoại tiết như thế nào?
- Tuyến nội tiết là tuyến sản xuất ra hoocmôn theo đường máu đến cơ quan đích để điều hoà quá trình sinh lý của cơ thể. 
- Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn, các chất tiết chuyển trức tiếp vào máu
- Tuyến ngoại tiết khác với tuyến nội tiết là có ống dẫn chất tiết ra ngoài
Câu 8: Trình bày chức năng của tuyến tụy ?
 	- Chức năng của tuyến tỵ: 
+ Chức năng ngoại tiết: giúp sự biến đổi thức ăn trong ruột non, 
+ Chức năng nội tiết: tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu. 
 	- Vai trò hooc môn của tuyến tụy. 
+ Hoocmôn Insulin có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen khi lượng đường trong máu tăng cao. 
+ Hooc môn glucagôn biến glicôgen thành glucôzơ khi lượng đường trong máu giảm. 
Câu 9: Vì sao thiếu iốt gây nên bệnh bướu cổ?
- Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày tirôxin không tiết ra (hoocmôn tuyến giáp) tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến.
- Thiếu muối iốt sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, gây bệnh bướu cổ.
Câu 10: Chức năng của tuyến giáp? Vì sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?
- Chức năng tuyến giáp
+ Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể 
+ Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò điều hòa trao đổi Canxi và Phootpho trong máu 
- Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất vì:
+ Tuyến yên tiết các hoocmon kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết khác 
Câu 11: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt? 
So sánh
Bệnh bướu cổ do thiếu iốt
Bệnh Bazơđô
Nguyên nhân
Thiếu Iốt trong khẩu phần àtirôxin không tiết ra à tuyến yên tiết hoomôn kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động àphì đại tuyến giáp
Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều tirôxin à tăng cường trao đổi chất
Biểu hiện
+ Trẻ em: chậm lớn, trí não kém phát triển
+ Người lớn: hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém
Người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp, mất ngủ, sút cân nhanh, mắt lồi do tích nước
Sinh dục
Câu 1: Trình bày những tác hại khi có thai ở tuổi vị thành niên. Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên?
 	- Tác hại: Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu. 
+ Dễ xảy thai, đẻ non.
+ Con sinh ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong.
+ Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới sự nghiệp, tương lai và vị thế trong xã hội. 
 - Biện pháp để tránh mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên: - Không quan hệ tình dục, nên xây dựng tình bạn trong sáng, lối sống lành mạnh. 
	- HS tự ý thức về cách sống, các quan hệ để phòng tránh những nguy cơ cho bản thân
 	- Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh
 	- Đảm bảo tình dục an toàn
Câu 2: AIDS là gì? Các hình thức lây truyền HIV/AIDS và cách phòng tránh? 
- AIDS: Là hội chứng gây suy giảm miễn dịch mắc phải .
 	- Các hình thức lây truyền HIV/AIDS: 	+ Qua quan hệ tình dục không an toàn
+ Qua đường máu
+ Qua nhau thai
Những người tiêm chích ma túy, mại dâm có nguy cơ nhiẽm HIV cao nhất
- Cách phòng tránh HIV/AIDS: 
+ Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng.
+ Kiểm tra máu trước khi truyền máu. 
+ Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm.
 	+ Người mẹ bị AIDS không nên sinh con .
+ Người đã nhiễm HIV thì không được lây nhiễm cho người khác.
Câu 3: Kể tên các thành phần cấu tạo cơ quan sinh dục nam, nữ? Để tránh thai cần tuân theo các nguyên tắc nào? 
 - Cơ quan sinh dục nam: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh. 
 - Cơ quan sinh dục nữ: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo 
 - Các nguyên tắc: 
 + Ngăn trứng chín và rụng
 + Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
 + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
+ Phương tiện tránh thai: thuốc tránh thai, vòng tránh thai, bao cao su
Câu 4: Phân biệt thụ tinh với thụ thai? Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai?
 	* Phân biệt được: 
- Thụ tinh: khi trứng gặp tinh trùng, sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử.
- Thụ thai: Hợp tử di chuyển xuống và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ sẽ phát triển thành thai
* Cơ sở khoa học: (Giống ý 2 câu 3) 

File đính kèm:

  • docDap an de cuong on tap Sinh 8 Nam hoc 2013 2014.doc
Đề thi liên quan