Đề cương ôn tập Sinh học 7 ki II năm 2013 - 2014

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 7 ki II năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 KI II NĂM 2O13-2014
	Bài 57: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ
Câu 1: Đặc điểm chung của lưỡng cư?
Trả lời: 
+ Sống vừa ở nước vừa ở cạn
+ Da trần và ẩm ướt
+ Di chuyển bằng 4 chi
+ Hô hấp bằng phổi và da
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn,máu pha đi nuôi cơ thể
+ Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
 + Là động vật biến nhiệt
Câu 2: Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người?
Trả lời: 
+ Tiêu diệt sâu bọ có hại và động vật vật trung gian gây bệnh.
+ Có giá trị về thực phẩm
+ 1 số lưỡng cư làm thuốc chữa bệnh
+ Được sử dụng để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Câu 3: Lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau?
Trả lời: Cá cóc Tam đảo thích nghi chủ yếu ở môi trường nước, Ễnh ương thích môi trường nước nhiều hơn cạn, ếch cây vừa ở nước vừa ở cạn, cóc nhà chủ yếu sống ở cạn, ếch giun chỉ xuống nước để sinh sản.
Câu 4: Tai sao nói tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim ban ngày?
Trả lời: Đa số chim đi kiếm mồi ban ngày, đa số lưỡng cư đi kiếm mồi về đêm, nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim.
Câu 5: Lưỡng cư được chia thành mấy bộ? Phân biệt 3 bộ của lưỡng cư bằng những đặcđiểm đặc trưng nhất?
Trả lời: Lưỡng cư chia thành 3 bộ: Bộ lưỡng cư có đuôi, bộ lưỡng cư không đuôi, bộ lưỡng cư không chân. Phân biệt bằng đặc điểm: Chân, đuôi, dạng cơ thể.
BÀI 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
Trả lời: Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co giãn của các cơ liên sườn, tim xuất hiện vách hụt, máu nuôi cơ thể vẫn là máu pha, cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước. hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
Chú ý: nội dung còn lại các em học về cấu tạo của tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh của thằn lằn ở vở ghi)
BÀI 41: CHIM BỒ CÂU
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Trả lời: Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp, hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc, chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước,một ngón sau.Tuyến phao câu tiết dịch nhờn. Chim bồ câu có kiểu bay vỗ cánh. 
Câu 2: Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu ?
Trả lời: Chim trống có cơ quan giao phối tạm thời, thụ tinh trong, đẻ 2 trứng có vỏ đá vôi/ lứa, trứng được chim trống và mái ấp, chim non yếu, nuôi con bằng sữa diều của chim bố mẹ. 
BÀI 47 CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
Câu 1: Trình bày cấu tạo của hệ hô hấp, tuàn hoàn, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với lớp động vật có xương sống đã học?
Trả lời: - Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí.
Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Bộ não phát tiển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú phức tạp.
BÀI 51: BỘ MÓNG GUỐC, BỘ LINH TRƯỞNG
Câu 1: Đặc điểm chung của lớp thú?
Trả lời: - Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
Thai sinh và nuôi con bằng sữa
Có lông mao, bộ răng phân hóa 3 loại
Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt
Câu 2: Vai trò của lớp thú?
Trả lời: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, tiêu diệt gặm nhấm có hại, làm vật thí nghiệm
( Chú ý: những nội dung còn lại như: Đặc điêm đặc trưngcủa thú móng guốc, đặc điểm của bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ các em học ở vở ghi hoặc phần ghi nhớ ở SGK)
Câu 3: So sánh tuần hoàn của thằn lằn và thỏ: 
Thằn lằn
+ Tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt
+ 2 vòng tuần hoàn ,máu đi nuôi cơ thể là máu pha
Thỏ
+ Tim 4 ngăn
+ 2 vòng tuần hoàn , máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
 BÀI 55 TIẾN HÓA SINH SẢN
Câu 1: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật?
Trả lời: + Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau. Có 2 hình thức: Phân đôi cơ thể và mọc chồi
+ Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
 Có trường hợp: thụ tinh trong, thụ tinh ngoài
Có trường hợp: Đẻ trứng, noãn thai sinh, thai sinh( đẻ con)
Câu 2: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ
Trả lời: Tùy theo mức độ tiến hóa, sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở các mặt sau: Sự thụ tinh, sự đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển phôi có biến thái hay trực tiếp, không nhau hoặc có nhau thai. Ngoài ra còn thể hiện ở tập tính chăm sóc trứng, chăm sóc con. Thí dụ: Chim thụ tinh trong tiến hóa hơn cá thụ tinh ngoài. Chuột đẻ con tiến hóa hơn gà đẻ trứng
BÀI 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
Câu 1: Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học?
Trả lời: Ưu điểm: Đấu tranh sinh học đem lại hiệu quả cao, tiêu diệt những sinh vật có hại, không gây ô nhiễm môi trường và rau quả, không ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe của con người, không gây hiện tượng quen thuốc.
+ Nhược điểm: Nhiều loài thiên địch di nhập không quen với khí hậu địa phương nên kém pt.Thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lạitạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
Câu 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học?
Trả lời:
+ Sử dụng thiên địch 
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh cho sinh vật gây hại 
+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại 
( ví dụ các em xem ở vở ghi)
BÀI 60: ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
Câu 1: Thế nào là động vật quý hiếm?
Trả lời: Là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ,nguyên liệu công nghệ,làm cảnh, khoa học, xuất khẩu và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.
Câu 2: Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm?
Trả lời: Bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, buôn bán trái phép, đẩy mạnh chăn nuôi và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
Câu 3: Các cấp độ tuyệt chung3 động vật quý hiếm ở Việt Nam được biểu thị: Rất nguy cấp( Giảm 80%, CR),nguy cấp( giảm 50%, EN), sẽ nguy cấp( giảm 20%, VU), Ít nguy cấp( ĐV được nuôi hoặc bảo tồn, LR)

File đính kèm:

  • docde cuong SINH HOC 7 HK 2 20132014.doc