Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 7 học kì II

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 5168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 7 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HOÀI ĐỨC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 HỌC KÌ II
I Trắc nghiệm:
Câu 1: Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tôt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu. Điều đó thể hiện quyền nào của trẻ em?
a. Quyền được chăm sóc 	b. Quyền được bảo vệ
c. Quyền được giáo dục 	d. Quyền được vui chơi giải trí
Câu 2: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội ( ví dụ: trộm cắp) em sẽ làm gì?
a. Tìm mọi cách báo ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương.
b. Im lặng, bỏ qua.
c. Nói với bố mẹ hoặc thầy,cô giáo trong trường và đề nghị giúp đỡ.
d. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ.
Câu 3: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào cột tương ứng.
Nội dung
đúng
sai
1. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận không cần phải khai thác hợp lí.
2. Ô nhiễm môi trường là vấn nạn mang tính chất toàn cầu
3. Lứa tuổi học sinh chưa thể làm gì để bảo vệ môi trương.
4. Môi trường bị tàn phá là nguyên nhân dẫn tới sự bất thường của thiên tai trong những năm gần đây.
5. Môi trường thế giới hiện nay thực sự đáng báo động và đang đe dọa sự sống của con người trên Trái Đất.
Câu 4: Những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là:
a. truyền thống văn hóa 	b. di sản văn hóa
c. giá trị văn hóa 	d. Thành tựu văn hóa
Câu 5: Người ta thường phân chia di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể dựa trên tiêu chí nào?
a. Hình dáng di sản 	b. Cách thức lưu truyền
c. Thời gian ra đời 	d. Tầm vóc ý nghĩa của di sản
Câu 6: Trường hợp nào sau đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch:
a. Bài tập hôm nay không để sang ngày mai.
b. Luôn tự giác, chủ động thực hiện những công việc hằng ngày tốt.
c. Buổi tối An thường thường ngồi chơi và chỉ ngồi vào học chỉ khi bố, mẹ nhắc nhỡ nhiều lần.
d. Làm được đến đâu thì làm.
Câu 7: Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào? Đánh dấu X
Ý kiến
Tán thành
Không tán thành
1. Nên lập và thực hiện kế hoạch chi tiết đến từng phút giây mới đảm bảo hiệu quả.
2. Chỉ cần lập kế hoạch chu đáo là ta đã đảm bảo chắc chắn sự thành công.
3. Khi lập kế hoạch rất cần đến sự cân đối giữa các nhiệm vụ.
4. Thời đại công nghiệp hóa càng khiến con người cần phải lập và thực hiện tốt kế hoạch.
Câu 8: Quyền được bảo vệ của trẻ em không bao gồm quyền nào sau đây:
a. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
b. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
c. Quyền được học tập, dạy dỗ.
d. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
Câu 9: Câu tục ngữ: “ Con dại cái mang” muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?
a. Nhà nước 	 b. Nhà trường
c. Xã hội 	 d. Gia đình
Câu 10: Đâu là nguyên nhân chính yếu nhất dẫn tới ô nhiễm môi trường?
a. Thiên tai 	b. Phát triển kinh tế quá nhanh
c. Thiếu ý thức bảo vệ môi trường 	d. Khai thác tài nguyên quá mức.
Câu 11: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, phá hủy môi trường?
a. Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ.
b. Săn bắt động vật quý, hiếm trong rừng.
c. Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
d. Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng.
Câu 12: Hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín dị đoan?
a. Đi lễ chùa 	b. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
c. Đi lễ nhà thờ 	c. Chữa bệnh bằng phù phép.
Câu 13: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nội dung:
A
B
Nối nội dung
1. Tín ngưỡng
2. Tôn giáo
3. Mê tín dị đoan
a. Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
b. Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí.
c. Tin thờ thần linh.
d. Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức hội, giáo lí và các nghi thức thờ cúng riêng.
e. Đạo Cao Đài.
f. Thờ cúng tổ tiên.
g. Đạo phật.
h. Tin vào thầy bói.
i. Chữa bệnh bằng phù phép.
k. Đạo Thiên Chúa.
1 + gồm: 
2 + gồm:
3 + gồm:
Câu 14: Cơ quan nào đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật?
a. Quốc hội 	b. Chính phủ
c. Tòa án nhân dân 	d. Viện kiểm sát nhân dân
Câu 15: Nhà nước ta là Nhà nước của ai?
a. Đảng 	b. Quốc hội
c. Nhân dân 	d. Chính phủ
Câu 16: Khi cần đăng kí giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
a. Trạm y tế 	b. Trương học
c. Ủy ban nhân dân ( phường, thị trấn) 	d. Công an xã( phường, thị trấn)
II. Tự luận:
Cụm câu hỏi 1 điểm:
Câu 1: Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Lấy ví dụ?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa? 
Câu 3: Di sản văn hóa là gì? Lấy ví dụ?
Câu 4: Câu tục ngữ: “ Việc hôm nay chớ để ngày mai” khuyên chúng ta điều gì?
Câu 5: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? 
Câu 6: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai? Vì sao?
Cụm câu hỏi 2 điểm: 
Câu 1: Môi trường là gì? Lấy ví dụ? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Lấy ví dụ?
Câu 2: Thế nào là di sản văn hóa vật thể? Di tích lịch sử? Danh lam thắng cảnh? Lấy ví dụ? 
Câu 3: Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa như thế nào?
Câu 4: Tình huống: Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ Tú phải lầm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng cho anh em Tú đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
	Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em. 
Cụm câu hỏi 3 điểm:
Câu 1: Mỗi chúng ta phải làm gì trong việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Mê tín dị đoan là gì?
Câu 2: Nêu quyền được bảo vệ, quyền chăm sóc, và giáo dục của trẻ em? Bổn phận của trẻ em?
Câu 3: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã ( phường , thị trấn)?
Câu 4: Vẽ sơ đồ phân công bộ máy nhà nước?
III. CAÂU HOÛI TÌNH HUOÁNG:
Câu 1: Tình huống: Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ Tú phải lầm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng cho anh em Tú đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
	Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em.
Câu 2: Trong quá trình đào móng làm nhà, ông A đã phát hiện một trống đồng cổ. Vợ ông A muốn bán chiếc trống đó cho một nhà buôn đồ cổ nổi tiếng ở địa phương. Con trai của ông thì khuyên ông nên nộp chiếc trống đồng cho bảo tàng ở địa phương. 
- Theo em, ông A nên nghe theo lời khuyên của ai? Tại sao?
Câu 3: Bạn A là học sinh lớp 7, bạn đã xin bố mẹ cho vào chùa để đi tu nhưng bố mẹ của bạn đã kịch liệt phản đối. Bạn A cho rằng, bố mẹ mình đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân khi cản trở bạn đi tu. Bạn quyết định sẽ đi tu mà không cần sự đồng ý của bố mẹ.
- Theo em, trong trường hợp này nhà chùa có nhận bạn A vào tu hay không? Tại sao?
Câu 4: Trong quá trình chuẩn bị bài học ở nhà, qua thảo luận Bình và Lan đều cho là Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan giống nhau. Nhưng khi giải thích nguyên nhân vì sao thì lại có sự khác nhau:
- Bình: Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều là cơ quan của trung ương.
- Lan: Nguyên nhân do hai cơ quan này đều có quyền lực cao nhất.
Em có đồng ý với cách lí giải của hai bạn hay không?
DAÏNG ÑEÀ THI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, phá hủy môi trường?
a. Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ.
b. Săn bắt động vật quý, hiếm trong rừng.
c. Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
d. Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín dị đoan?
a. Đi lễ chùa 	b. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
c. Đi lễ nhà thờ 	c. Chữa bệnh bằng phù phép.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch:
a. Bài tập hôm nay không để sang ngày mai.
b. Luôn tự giác, chủ động thực hiện những công việc hằng ngày tốt.
c. Buổi tối An thường thường ngồi chơi và chỉ ngồi vào học chỉ khi bố, mẹ nhắc nhỡ nhiều lần.
d. Làm được đến đâu thì làm.
Câu 4: Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào? Đánh dấu X
Ý kiến
Tán thành
Không tán thành
1. Nên lập và thực hiện kế hoạch chi tiết đến từng phút giây mới đảm bảo hiệu quả.
2. Chỉ cần lập kế hoạch chu đáo là ta đã đảm bảo chắc chắn sự thành cơng.
3. Khi lập kế hoạch rất cần đến sự cân đối giữa các nhiệm vụ.
4. Thời đại cơng nghiệp hĩa càng khiến con người cần phải lập và thực hiện tốt kế hoạch.
Câu 5: Nhà nước ta là Nhà nước của ai?
a. Đảng 	b. Quốc hội
c. Nhân dân 	d. Chính phủ
Câu 6: Khi cần đăng kí giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
a. Trạm y tế 	b. Trương học
c. Ủy ban nhân dân ( phường, thị trấn) 	d. Công an xã( phường, thị trấn)
Câu 7: Câu tục ngữ: “ Con dại cái mang” muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?
a. Nhà nước 	 b. Nhà trường
c. Xã hội 	 d. Gia đình
Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nội dung:
A
B
Nối nội dung
1. Tín ngưỡng
2. Tôn giáo
3. Mê tín dị đoan
a. Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
b. Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí.
c. Tin thờ thần linh.
d. Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức hội, giáo lí và các nghi thức thờ cúng riêng.
e. Đạo Cao Đài.
f. Thờ cúng tổ tiên.
g. Đạo phật.
h. Tin vào thầy bói.
i. Chữa bệnh bằng phù phép.
k. Đạo Thiên Chúa.
1 + gồm: 
2 + gồm:
3 + gồm:
B/ PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1: Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Lấy ví dụ? 
Câu 2: Môi trường là gì? Lấy ví dụ? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Lấy ví dụ? 
Câu 3: Nêu quyền được bảo vệ, quyền chăm sóc, và giáo dục của trẻ em? Bổn phận của trẻ em? 
Câu 4: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai? Vì sao? 
Câu 5: Nêu quyền được bảo vệ, quyền chăm sóc, và giáo dục của trẻ em? Bổn phận của trẻ em? 
Câu 6: Mỗi chúng ta phải làm gì trong việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Mê tín dị đoan là gì? 

File đính kèm:

  • docCD 7 - ANH.doc