Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn khối 7

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NGỮ VĂN 
KHỐI 7 - NĂM HỌC:2013-2014
o 0 o
A>VĂN HỌC:
+Định nghĩa về tục ngữ 
- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về :
 + Quy luật của thiên nhiên.
 + Kinh nghiệm lao động sản xuất.
 + Kinh nghiệm về con người và xã hội.
I. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Câu 1:Nêu nội dung và nghệ thuật của các câu ca dao:
a)Đêm tháng năm chưa nằm đã tối.
 Ngày tháng mười chưa cười đã sáng.
TL: Nghệ thuật: vần lưng, nhịp 3/2/2.
- Đối(đêm/ngày;sáng/tối), nói quá(nhằm khẳng định)
- Tháng năm:ngày dài, đêm ngắn.
- Tháng mười:ngày ngắn, đêm dài.
àChủ động sử dụng thời gian, sắp xếp công việc.
b)Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
TL:Nghệ thuật: Nhịp 2/2/2/2, đối:mau/vắng; nắng/mưa.
- Vần lưng:nắng, vắng.
à Nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
c)Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
TL:Nghệ thuật:Nhịp 3/2/2, hoán dụ.
- Vần lưng:gà/nhà.
àGiữ gìn, phòng giông bão.
d) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
TL:Nghệ thuật:Nhịp 2/2/2/2.
-Nỗi lo được biểu hiên qua từ:chỉ,lại.
àNhìn nhận một sự việc để phòng tránh lũ lụt. Kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về thiên nhiên.
đ)Tấc đất, tấc vàng.
TL:Nghệ thuật:Nhịp 2/2, so sánh nhằm khẳng định giá trị của đất.
àTấc vàng:đất quý báu khai thác sẽ có giá trị như vàng.
e) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
TL:Nghệ thuật:nhịp 3/3/3.
-Vần lưng thanh bằng đễ nhớ, đễ thuộc, liện mạch, chặt chẽ.
àGiúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên, tạo ra vật chất.
ê)Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giồng.
TL:-Nghệ thuật:Nhịp 2/2/2/2.
àTrồng lúa nước cần đủ 4 yếu tố:nước, phân, cần và giống. Tẩm quan trọng trong việc trồng lúa nước.
g) Nhất thì, nhì thục.
TL:Nghệ thuật:Nhịp 2/2, vần lưng, đối xứng.
àTầm quan trọng của thời vụ và đất đai trong canh tác.
Câu 2:Nêu nghệ thuật, ý nghĩa của các câu tục ngữ trên.
TL: a. Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản:	
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
II. Tục ngữ về con người và xã hội:
Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của các câu ca dao:
a)Một mặt người bằng mười mặt của.
TL:Nghệ thuật:đối, nhân hóa(mặt của).
-So sánh:từ bằng, vần lưng:mười-người
àĐề cao giá trị con người, phê phán những người xem trọng của cải. Lẽ sống nhân dân.
b)Cái răng, cái tóc là góc con người.
TL:Nghệ thuật:so sánh, vần lưng:tóc, góc.
àNgười đẹp từ những thứ nhỏ nhất,hình thức con người đều thể hiện nhân cách của con người.
c)Đói cho sạch, rách cho thơm.
TL:Nghệ thuật:vần lưng:sạch/rách
+Đối:sạch/thơm. Đói/rách.
àGiữ gìn phẩm giá con người trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Câu 2: Nêu nghệ thuật, ý nghĩa của các câu tục ngữ trên.
TL: 
a. Nghệ thuật.
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản: 
Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
III. Phần văn bản:
Câu 1: Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản”Sài Gòn tôi yêu”.
TL:Bài Sài gòn tôi yêu tác giả là Minh Hương.
a.Nghệ thuật:
-Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn.
-Sử dụng ngộn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung.
b.Ý nghĩa văn bản:
-Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
Câu 2: Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản”Mùa xuân của tôi”.
TL: Bài mùa xuân của xuân của Vũ Bằng.
a.Nghệ thuật:
-Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh. Có nhiều so sánh liên tưởng phong phú, độc đáo giàu chất thơ.
b.Ý nghĩa văn bản:
-Văn bản đem đến cho mọi người cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
-Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương xứ sở-một biễu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
Câu 3: Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
TL:Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tác giả là Hồ Chí Minh.
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Vùng miền...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
b. Ý nghĩa văn bản.
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Câu 4: Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản”Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
TL:- Bài Đức tính giàn dị của Bác Hồ tác giả là Phạm Văn Đồng.
a. Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
b. Ý nghĩa văn bản:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 5:Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản”Ý nghĩa văn chương”.
TL: Bài Ý nghĩa văn chương tác giả là Hoài Thanh.
a. Nghệ thuật : 
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Có cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
b. Ý nghĩa văn bản : 
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
Câu 6: Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của bài”Sống chết mặc bay”.
TL: Bài Sống chết mặc bay tác giả là Phạm Duy Tốn.
a. Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kêt thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
+ Lựa chọn ngôi kể khách quan.
+ Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
b Ý nghĩa văn bản: 
-Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Câu 7: Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của bài”Ca Huế trên sông Hương”.
TL:- Bài Ca Huế trên sông Huế tác giả là Hà Ánh Minh.
a. Nghệ thuật:
-Viết theo thể bút kí.
-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chất thơ.
- Yếu tố miêu tả tái hiện âm thanh, cảnh vật con người một cách sinh động.
b. Ý nghĩa văn bản.
Qua ghi chép một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, tự hào về ca Huế, một di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc, nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
Câu 8: Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay.
TL:- Nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
- “ Sống chết mặc bay” nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc
B>TIẾNG VIỆT:
Câu 1:Thế nào câu rút gọn? Nêu công dụng.
TL:- Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
- Công dụng: 
+ Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
Ví dụ: Học ăn, học nói, học gói học mở.(rút gọn thành phần chủ ngữ).
- Bao giờ cậu về quê?
- Ngày mai.(rút gọn thành phần vị ngữ)
Câu 2:Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng. Cho ví dụ.
TL: - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt thường dùng để:
+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp.
Ví dụ:-Sơn ơi! Đi đá bóng với tớ nào!(gọi đáp)
- Một đêm mùa xuân. Trong ngôi nhà ấm áp, gia đình em vui vẻ đón Tết(xác định thời gian)
- Đoàn người nhốn nhao lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay(liệt kê.hiện tượng)
- Đẹp quá! Những bong hoa đang khoe sắc(bộc lộ cảm xúc.
Câu 3:Trạng ngữ là gì? Đặc điểm của trạng ngữ? Cho ví dụ.
TL:-Trạng ngữ là thành phần phụ của câu được thêm vào câu để bổ sung ý nghĩa cho câu.
- Đặc điểm của trạng ngữ: 
+ Về ý nghĩa trạng ngữ được thêm vào câu để:Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,mục đích, phương tiện,cách thức diễn ra sự việc được nêu trong câu,
+Về hình thức: trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
Ví dụ: Dưới bóng cây bàng, từng đứa trẻ nô đùa vui vẻ.(trạng ngữ chỉ nơi chốn)
- Mùa xuân, em cùng các bạn đi tham quan núi Bà Đen(trạng ngữ chỉ thời gian
- Do chủ quan, bạn Bình không được loại giỏi(trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
- Bằng giọng kể ấm áp, em đã bị cuốn vào câu chuyện của Lan.(trạng ngữ chỉ phương tiện)
- Sột soạt, tiếng của bạn nam đang loay hoay tìm bút(chỉ cách thức)
Câu 4: Công dụng của trạng ngữ?Cho ví dụ về trạng ngữ tách thành câu riêng.
TL:-Công dụng của trạng ngữ:
-Xác định hoàn cảnh, điều kiện xảy ra sự việc trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được chính xác, đầy đủ.
-Nối kết các câu các đoạn lại với nhau làm cho đoạn văn, lời văn được mạch lạc.
Ví dụ:-Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.
Câu 5: Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ.
TL:- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác(chỉ chủ thể của hoạt động).
VD: Mọi người yêu mến em.
Cả lớp ai cũng quan tâm giúp đỡ em học tốt.
Câu 6: Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ.
TL:- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào(chủ đối tượng của hoạt động).
VD:- Em được mọi người yêu mến.
Em bị thầy giáo phạt.\
Câu 7: thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho ví dụ.
TL:- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,gọi là cụm C-V,làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
VD: VD:Ngôi nhà/ mới xây này// rất đẹp. => Câu có cụm C-V làm CN.
 c v vn
 Quyển sách này// bìa / còn mới. => Câu có cụm C-V làm VN.
Câu 8: Nêu các trường hợp dụng cụm C_V để mở rộng câu? Cho 2 ví dụ thể hiện.
TL:- Các thành phần của câu nhu chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong các danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo bằng một cụm C-V.
VD: tự nêu.
Câu 9: Liệt kê là gì? Cho ví dụ.
TL:-Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, hay của tư tưởng, tình cảm.
- VD: Nhà tôi trồng rất nhiều hoa:hoa hồng, hoa huệ, vạn thọ, hoa lys,
Câu 10: Có mấy kiểu liệt kê? Kể ra. Cho ví dụ.
TL:* Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp .
VD: a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần , lực lượng , tính mạng , của cải để giữ vững quyền tự do , độc lập .(không theo từng cặp)
b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do , độc lập ấy .(theo tửng cặp)
*Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu  liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến .
VD:a. Tre , nứa , trúc , mai , vầu mấy chục loại khác nhau , nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng .(không tăng tiến)
b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam , của tập thể nhỏ là gia đình , họ hàng , làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc , quốc gia.(tăng tiến)
CÁC KIỂU LIỆT KÊ
*Sơ đồ:
Liệt
kê 
không tăng 
tiến
Liệt 
kê
 tăng 
tiến
Liệt 
 kê
không theo từng cặp
Liệt
kê
theo
từng
cặp
Xét theo ý nghĩa
Xét theo cấu tạo
Dặn dò:
+ Học các phần trên thật kỹ, phần ý nghĩa không cần học kĩ(xem sơ sơ).
+ Phần tiếng việt xem lại dấu chấm phẩy; chấm lửng’ chấm than,
+ Các đề tập làm văn lập luận & chứng minh.
+ Thi HK II nghiêm túc, nếu có sai sót Đề cương- các bạn xem và chỉnh lại.
LỊCH THI:
Thứ / / 
Môn: 
Môn: 
Môn: 
GC:
Thứ / /
Môn: 
Môn: 
Môn: 
Thứ / /
Môn: 
Môn: 
Môn: 
Thứ / /
Môn: 
Môn: 
Môn: 
Thứ / /
Môn: 
Môn: 
Môn: 

File đính kèm:

  • docThi HKII.doc
Đề thi liên quan