Đề cương ôn tập học ki II môn Vật lí 11 (ban cơ bản) năm 2013 - 2014

doc2 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học ki II môn Vật lí 11 (ban cơ bản) năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KI II VẬT VẬT LÍ 11 CB NĂM 2013-2014
A - LÍ THUYẾT
Câu 1 Viết công thức tính cảm ứng từ của dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm?
Câu 2: Viết công thức cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn?
Câu 3: Viết công thức cảm ứng từ của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ?
Câu 4: Lực lo-renxo là gì? Viết công thức của lực loren-xơ?
Câu 5: Phát biểu khái niệm từ thông, dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 6: Phát biểu định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng? Viết công thức xác định suất điện động cảm ứng?
Câu 7: Thế nào là hiện tượng tự cảm. Biểu thức độ lớn suất điện động tự cảm, biểu thức xác định hệ số tự cảm của ống dây.
Câu 8: Phát biểu và viết biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
Câu 9: Thế nào là phản xạ toàn phần? nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Câu 10. lăng kính là gì? Nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính?
Câu 11: Nêu các tật của mắt? Nêu các đặc điểm của mắt cận thị, viễn thị, mắt lão? Cách khắc phục
B - BÀI TẬP
BÀI 1: Một ống dây dài 50cm, tiết diện ngang của ống dây là 10cm2 và có 1000 vòng dây. Tính độ tự cảm của ống dây.
BÀI 2: Một ống dây có độ tự cảm là L=0,3 H, trong khoảng thời gian 0,01 giây dòng điện trong mạch tăng từ 1A đến 2A. Hãy tính độ lớn của suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. 
BÀI 3: Ống dây hình trụ có lõi chân không, chiều dài 50cm, có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng là 100cm2. Dòng điện qua ống dây tăng từ 0 đến 2A trong 0,1s. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây 
BÀI 4: Một khung dây tròn, phẳng gồm một vòng đặt trong chân không có bán kính 0,5 m mang dòng điện 2A. Tìm độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây ?
BÀI 5: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 5 A. Tìm độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây 
0,1 m ?
BÀI 6: Dòng điện qua một ống dây tăng đều theo thời gian từ 0 (A) đến 1 (A) trong thời gian 0,1 (s). Biết ống dây có hệ số tự cảm L = 0,5 (H). Tìm suất điện động tự cảm trong ống dây.
BÀI 7: Từ thông qua một khung dây dẫn biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1s từ thông tăng từ 0,6 wb đến 1,6 wb. Hãy tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây? 
BÀI 8: Một khung dây dẫn hình vuông có cạnh 5 cm, đăt trong một từ trường đều 0,08 T ; mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ. Trong khoảng thời gian 0,2 s, cảm ứng từ giảm xuống đến không. Hãy xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện ở trong khung? Đ/S : 1 mV 
BÀI 9: Một khung dây phẳng gồm 200 vòng dây, diện tích 200cm2, đặt trong từ trường đều có 
B= 0,5T.Véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 300.
a. Tìm từ thông qua khung dây đó?
b. Cho từ trường thay đổi đều từ 0,5T đến B1 trong khoảng thời gian 0,02s thì suất điện điện động xuất hiện trong khung dây có giá trị -20V. Tìm giá trị của B1? 
BÀI 10: Chiếu tia sáng đơn sắc từ không khí vào mặt thoáng yên lặng của một khối chất lỏng có chiết suất n=4/3; đo được góc khúc xạ là 250. Tìm góc tới ? Vẽ đường truyền của các tia sáng ?
BÀI 11: Chiếu một tia sáng SI đi từ không khí vào một chất lỏng có chiết suất n. Với góc tới 600 thì khi đi vào chất lỏng góc khúc xạ là 300. Tính giá trị của n, Vẽ đường truyền của các tia sáng ?
BÀI 12: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất với góc tới bằng 450. Tìm góc khúc xạ ? Vẽ tiếp đường truyền của tia sáng ?
BÀI 13: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ môi trường có chiết suất ra không khí với góc tới bằng 300. Tìm góc khúc xạ ? Vẽ tiếp đường truyền của tia sáng ?
BÀI 14: Một tia sáng truyền từ đáy hồ nước lên mặt phân cách giữa nước và không khí. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Vẽ tiếp đường truyền của tia sáng khi góc tới của tia sáng là 600.
BÀI 15: Một thấu kính phân kì có độ tụ -5 dp. Vật thật AB cao 3 cm đặt trước thấu kính, biết AB vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính một đoạn d =30 cm.
Xác định vị trí, tính chất độ phóng đại và chiều của ảnh.
Tính độ cao của ảnh A'B' . Vẽ ảnh.
Cố định thấu kính, dịch chuyển vật để vật qua thấu kính cho ảnh cùng chiều cao bằng nửa lần vật. Hỏi phải dịch chuyển vật theo chiều nào, và dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu? vẽ ảnh thứ hai này
BÀI 16: Một thấu kính hội tụ có độ tụ 5 dp. Vật thật AB cao 3 cm đặt trước thấu kính, biết AB vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính một đoạn d1=30 cm.
Xác định vị trí, tính chất độ phóng đại và chiều của ảnh. Vẽ ảnh.
Dời vật gần thấu kính một đoạn l. Ảnh của vật ở vị trí này cũng có cùng độ cao như ảnh ban đầu. Tính l ; vẽ ảnh thứ hai này.
BÀI 17: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D= 4dp. Biết vật AB đặt cách thấu kính một đoạn là 50cm.
1.Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại ảnh A’B’ của AB qua thấu kính? Vẽ hình.
 	2. Giữ nguyên vị trí vật, dịch chuyển thấu kính để vật qua thấu kính cho ảnh thật cao bằngvật. Hỏi phải dịch chuyển thấu kính theo chiều nào, và dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu? vẽ ảnh thứ hai này.
BÀI 18: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 10dp. Biết vật AB đặt cách thấu kính một đoạn là 30cm.
 1. Gọi A’B’ là là ảnh của AB qua thấu kính. Tìm vị trí, tính chất (thật, ảo), số phóng đại ảnh A’B’ của AB qua thấu kính? Vẽ hình.
 2. Cố định thấu kính, dịch chuyển vật để vật qua thấu kính cho ảnh cùng chiều lớn gấp 2 lần vật. Hỏi phải dịch chuyển vật theo chiều nào, và dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu? vẽ ảnh thứ hai này.
BÀI 19: Một người cận thị về già chỉ còn nhìn rõ được những vật trong khoảng cách từ 0,4m đến 1m.
a. Để nhìn rõ được những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? Khi đeo kính này điểm cực cận mới cách mắt bao nhiêu?
b. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu,? Khi đeo kính này điểm cực viễn mới cách mắt bao nhiêu?
BÀI 20: Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo và bằng nửa vật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính 100 cm. Ảnh của vật vẫn là ảnh ảo và cao bằng 1/3 vật. Xác định chiều dời của vật, vị trí ban đầu của vật và tiêu cự của thấu kính?
BÀI 21: (Bài tập 8, trang 173 SGK Vật lí 11 CB)

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HOC KI II VAT LI 11 CB.doc
Đề thi liên quan