Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa 12

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN HÓA
Chương 5. Hiđrocacbon no
1. CT chung của ankan? Viết các đồng phân ankan có CTPT C4H10, C5H12, gọi tên thường(nếu có), tên thay thế.
2. Viết các phương trình pư sau:
a. Metan, etan, propan, butan lần lượt tác dụng với Cl2 theo tỉ lẹ mol 1:1 khí chiếu sáng.
b. Tách một, hai phân tử H2, tách hai phân tử hiđro từ butan, pư cracking propan, butan
c. Phản ứng đốt cháy metan, etan, propan, ankan.
d. Phản ứng điều chế metan trong PTN, ứng dụng của ankan?
3. Viết CTCT thu gọn của các hợp chất có tên sau:
 a. 3- etyl- 2-metyl pentan
 b. 4- etyl- 2,3,3- trimetyl heptan.
4. Các ankan không tham gia loại pư nào sau đây?
 A. pư thế B. Pư cộng C. Pư tách D. Pư cháy
5. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,2gam ankan A thu được 11,2 lí khí CO2(đktc). CTPT của A là:
 A. C3H8 B. C4H10 C. C2H6 D. C5H12
6. Ankan có những loại đồng phân nào?
A. Đồng phân nhóm chức B. Đồng phân vị trí nhóm chức
C. Đồng phân cấu tạo D. Cả A, B, C đúng
7. Ankan có CTPT là C5H12 có bao nhiêu đồng phân? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
8. Trong phòng thí nghiệm, metan được điều chế từ pư nào?
 A. Nung natriaxetat với vôi tôi xút B. Cho nhôm cacbua tác dụng với nước 
 C. thủy phân canxicacbua D. A, B đúng
9. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3gam CO2 và 4,5gam H2O. Giá trị của m là: A. 1 B. 1,4 C. 2 D. 1,8
10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiddrocacbon kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 13,2gam CO2 và 6,3gam H2O. Hai hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankan B. Anken C. ankin D. Aren
11. Một ankan tạo được dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm 33,33% về khối lượng. CTPT của ankan đó là:
 A. C3H8 B. C4H10 C. C2H6 D. C5H12
12. Đốt cháy hoàn toàn 4,48lit hỗn hợp gồm C2H6 và C3H8(đktc) trong oxi dư rồi cho sản phẩm cháy vào bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng dd nước vôi trong có dư thấy khối lượng bình 1 tăng mgam, bình 2 tăng 22gam. Giá trị của m là:A. 12,6 B. 7,2 C. 5,4 D. 8
13. Đốt cháy hoàn toàn 22gam một ankan cho 66gam CO2. CTPT của ankan là:
A. C3H8 B. C4H10 C. C2H6 D. CH4
14. Phân tích 3gam ankan A cho 2,4gam C. CTPT của A là:
A. C3H8 B. C4H10 C. C2H6 D. CH4
15. Đốt cháy hoàn toàn 1lit butan thì thể tích CO2 ở cùng điều kiện sinh ra là:
A. 5lit B. 4lit C. 4,48lit D. 8,96lit
16. Một ankan có tỷ khối hơi so với không khí là 3,95. CTPT của ankan đó là:
A. C4H10 B. C5H12 C. C6H14 D. C8H18
Chương 6. Hiđrocacbon không no
1. CT chung của anken, ankađien, ankin? Viết các CTCT có thể có của anken có CTPT C4H8, C5H10, anka đien có CTPT C4H6, C5H8 và ankin CTPT C4H6, C5H8. gọi tên thường(nếu có), tên thay thế.
2. Viết các phương trình pư sau:
a. Etylen, propilen, but- 2-en tác dụng H2 có xúc tác Ni; cộng làm mất màu dd Br2, cộng H2O có xúc tác axit, cộng HBr, pư trùng hợp, pư cháy, pư tác dụng làm mất màu dd thuốc tím?
b. Butađien cộng H2 có xúc tác Ni, phản ứng trùng hợp, phản ứng cháy.
c. Axetilen, propin cộng H2 xúc tác Ni hoặc xúc tác Pd/PbCO3, pư cộng làm mất màu dd Br2, pư cộng HCl, cộng H2O, pư cháy, pư làm mất màu dd thuốc tím, pư thế nguyên tử Ag vào liên kết ba?
d. Phản ứng điều chế C2H4, C2H2 trong phòng thí nghiệm, ứng dụng của an ken, ankin và ankađien?
3. Trình bày pp hóa học để nhận biết:
- Các chất khí: Metan, etilen, axetilen
- Các chất lỏng: Hexan, hex- 1-en, hex -1- in
4. Trình bày pp tách:
- Lấy metan từ hỗn hợp với etilen, axetilen
- Tách riêng etilen và axetilen trong hỗn hợp
5. Dẫn từ từ 3,36lit hỗn hợp gồm etilen và propilen(đktc) vào dd Br2 thấy dd bị nhạt màu và không còn khí thoát ra. Khối lượng dd sau pư tăng 4,9gam. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
6. Oxi hóa hoàn toàn 0,68gam ankađien X thu được 1,12lit CO2(đktc). Tìm CTPT và viết các CTCT có thể có của X?
6. Cho 4,48lit hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dd Br2 dư, thấy dd nhạt màu và còn 1,12lit khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở đktc. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
7. Dẫn 6,72 lit hỗn hợp gồm propen và etilen vào bình chứa AgNO3/NH3(dư) thấy còn lại 1,68lit khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc.
a. Tính % thể tích các khí trong A
b. Tính m
8. Đốt cháy hoàn toàn 4,48lit C3H6(đktc)rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng nước vôi trong có dư thấy khối lượng bình tăng mgam. Giá trị của m là:
A. 37,2 B. 24,8 C. 12,4 D.26,4 
9.Hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau có thể tích 17,92 lít (Ở 0oC; 2,5 atm) sục qua bình đựng dung dịch Br2 thấy khối lượng bình tăng 70gam .
a. Xác định CTPT,CTCT của hai anken
b.Tính % theo thể tích của mỗi chất trong của mỗi chất trong hỗn hợp
10. Một hỗn hợp gồm metan và anken A có thể tích 10,8lit ở đktc đi qua một bình đựng dd Br2 lấy dư. Sau pư thu được một chất khí, đem đốt cháy thấy sinh ra 5,5gam CO2 và bình đựng Br2 tăng 10gam. Tính % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp đầu và xác định CTPT của A?
11. Cho hỗn hợp gồm C2H4 và C2H2 có thể tích 1,12lit ở đktc đi qua bình đựng dd AgNO3/NH3 (dư) thu được 2,4gam kết tủa vàng. Thể tích của C2H4 và C2H2 trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,896lit và 0,224lit B. 0,448lit và 0,672lit
C. 0,224lit và 0,896lit D. 0,672lit và 0,448lit
12. Hỗn hợp X gồm C2H6 và C2H2. Sục 0,896lit X (đktc) đi	qua bình đựng dd Br2 thấy khối lượng bình tăng lên 0,26gam, còn lại Vlit khí không tham gia pư. Thể tích V đo được ở đktc là:
A. 0,672lit B. 0,504lit C. 0,336lit D. 0,784lit
13. Cho 2,24lit anken lội qua bình đựng dd Br2 thì thấy khối lượng bình tăng 5,6gam. CTPT của anken là:
A. C3H6 B. C4H8 C. C5H10 D. C6H12
Chương 7. Hiđrocacbon thơm
1.Viết các CTCT có thể có của C8H10, C8 H8 gọi tên?
2. Viết các pthh sau:
a. Toluen, benzen tác dụng với Br2 khan khi có xúc tác là bột Fe.
b. Pư nitro hóa toluen và benzen
c. Phản ứng của toluen với dd KMnO4 khi đun nóng, pư đốt cháy benzen, toluen?
d. Phản ứng trùng hợp stiren, pư làm mất màu dd Brom, dd KMnO4 ở điều kiện thường của stiren
3. Nhận biết các dd không màu sau: 
- Benzen, toluen, stiren.
- Benzen, axetilen, stiren
4. Đốt cháy hoàn toàn 4,6gam toluen, sản phẩm thu được cho qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là: A. 40gam B. 5gam C. 35gam D. 7gam
5. Một hiđrocacbon thơm A có hàm lượng cacbon trong phân tử là 90,57%. CTPT của A là:
A. C6H6 B. C8H10 C. C7H8 D. C9H12
6. Đốt cháy hoàn toàn một lượng stiren sinh ra 1,1gam khí CO2. Khối lượng stiren đã tham gia pư là:
A. 0,325gam B. 0,26gam C. 0,32gam D. 0,62gam
7. Stiren tác dụng với dd nước brom dư tạo thành 1,2-đibromphenyl etan. Khối lượng Br2 đủ để pư hết với 1,04gam stiren là:
A. 1,16gam B. 1,02gam C. 1,6gam D. 1,06gam
8. Dùng 39gam C6H6 để điều chế toluen. Khối lượng toluen tạo thành là:
A. 78gam B. 46gam C. 92gam D. 107gam
9. Điều chế benzen bằng cách trùng hợp hoàn toàn 5,6lit axetilen(đktc) thì lượng benzen thu được là:
A. 26gam B. 13gam C. 6,5gam D. 52gam
10. Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,1mol benzen là:
A. 84lit B. 74lit C. 82lit D. 83lit
11. Hoàn thành các dãy chuyển hóa thể hiện mối liên quan giữa các hiddrocacbon ( dựa vào tính chất hóa học cũng như phương pháp điều chế các hiđrocacbon)
Chương 8. Ancol- phenol
1. Định nghĩa ancol, phenol? CT chung của ancol no, đơn chức mạch hở, cách viết đồng phân, gọi tên ancol chủ yếu là ancol no, đơn chức, mạch hở.
2. Viết các CTCT có thể có của ancol có CTPT C4H10O, C5H12O và gọi tên thường(nếu có), tên thay thế.
3. Viết các pthh sau:
a. Ancol etylic, ancol propylic với Na, K; dd HBr.
b. Phản ứng của glixerol với Cu(OH)2. 
c. Phản ứng đun ancol ở nhiệt độ 1400C, 1700C khí có mặt H2SO4 đặc
d. Phản ứng oxi hóa ancol bậc 1, bậc 2 bởi CuO
e. Điều chế ancol etylic bằng pp tổng hợp từ etilen, từ etyl bromua và từ tinh bột
g. Phản ứng của phenol với Na, ddNaOH, dd Br2. Giải thích sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử phenol.
4. Bằng phương pháp hóa học nhận biết ancol đa chức(có nhóm -OH kề nhau), nhận biết phenol và ancol đơn chức.
5. Viết dãy chuyển hóa biểu diễn mối liên hệ giữa hiđrocacbon với ancol, phenol.
6. Ứng cới CTPT C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
7. Để nhận biết ba chất lỏng không màu: toluen, benzen, stiren người ta dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. dd Br2 ở nhiệt độ thường B. dd Br2 khi đun nóng
C. dd KMnO4 ở nhiệt độ thường D. dd KMnO4 khi đun nóng 
8. Số đồng phân ancol có thể có của C4H10O là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
9. Tên gọi nào đúng cho hợp chất có CTCT sau: H3C-CH(CH3)CH2CH2CH2OH
A. 2-metyl pentan-1-ol B. 2-metyl hexan -1-ol 
C. 4-metyl pentan-1-ol D. 4-metyl pentan-2-ol
10. Phenol có tính axit yếu, tác dụng được với dd bazơ là do:
A. Phân tử phenol có nhóm –OH. B. Do ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen
C. Do phenol là axit D. Do ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm –OH
11. Sục khí CO2 vào dd natriphenolat ( C6H5ONa) thấy hiện tượng gì?
A. dd bị vẩn đục B. dd chuyển sang màu xanh
C. Không có hiện tượng gì D. dd mất màu xanh
12. Khi cho dd phenol vào ống nghiệm đựng dd Br2 thấy hiện tượng gì?
 A. Kết tủa trắng B. dd chuyển sang màu xanh
C. Không có hiện tượng gì D. Kết tủa màu xanh
13. Để nhận biết ba dd không màu glixerol, etanol, phenol ta có thể dùng các hóa chất nào?
A. Na kim loại, dd Br2 B. dd Ca(OH)2, dd Br2
C. Cu(OH)2, dd Br2 D. Quỳ tím, Cu(OH)2
14. Đun nóng etanol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được sản phẩm chính là:
A. C2H4 B. CH3OCH3 C. C2H5OC2H5 D. CH3CHO
15. Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 3,35gam hỗn hợp X phản ứng với Na thì thu được 0,56 lit H2(đktc). CTCT thu gọn của hai ancol là:
A. C2H5OH, C3H7OH B. C3H7OH, C4H9OH C. C4H9OH, C5H11OH D. C5H10OH, C6H13OH
16. Điều chế benzen bằng cách trùng hợp hoàn toàn 5,6lit axetilen ở đktc. Tính khối lượng benzen thu được?
17. Cho 28gam hỗn hợp gồm phenol và etanol tác dụng với Na(dư) thu được 4,48lit khí H2(đktc).
a. Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
b. Nếu dùng 14gam hỗn hợp tác dụng với 100gam dd HNO3 20% thì thu được bao nhiêu gam 2,4,6-trinitrophenol? 
18. Đốt cháy hoàn toàn 7,11gam hỗn hợp gồm C3H7OH và C4H9OH thu được 15,84gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là: A. 8,55 B. 6,48 C. 8,73 D. 5,85
19. Nhúng quỳ tím vào ống nghiệm đựng dd phenol thấy hiện tượng gì?
A. Quỳ tím hóa đỏ B. quỳ tím hóa xanh C. quỳ tím không đổi màu D. Quỳ tím mất màu
20. Cho 1,1gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức tác dụng vùa đủ với Na thấy thoát ra 1,12lit H2(đktc). Hỗn hợp các chất chứa Na được tạo ra có khối lượng là:
A. 1,3g B. 2,2g C. 3,3g D. 1,6g 
21. Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol no, đơn chức. Cho 20,3gam A tác dụng với Na dư thì thu được 5,04lit H2(đktc). Mặt khác 8,12g A hòa tan vừa hết 1,96gam Cu(OH)2. Hãy xác đinh CTPT và % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp.
22. Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Dẫn khí cacbonic sinh ra vào nước vôi trong có dư, thu được 50gam chất kết tủa. tính khối lượng ancol thu được, tính khối lượng glucozơ đã cho lên men biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%
23. Người ta sản xuất ancol etylic từ tinh bột. Nếu dùng 1 tấn nguyên liệu chứa 70% tinh bột thì thu được được bao nhiêu lit rượu etylic 350 ( khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml). Biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 15%.
Chương 9. Anđehit- axit cacboxylic
1. Định nghĩa anđehit, axit cacboxylic. CT chung của anđehit no, đơn chức, axit cacboxylic no đơn chức.
2. Viết các CTCT có thể có và gọi tên thường(nếu có), tên thay thế các anđehit có CTPT C4H8O, C5H10O, axit cacboxylic có CTPT C4H8O2, C5H10O2.
2. Phương pháp nhận biết anđehit, axit cacboxylic
3. Viết pthh của anđehit fomic, an đehit axetic với H2 có xúc tác Ni, dd AgNO3/NH3 khi đun nóng nhẹ, phản ứng điều chế anđehit từ ancol và từ hiđrocacbon. Nêu ứng dụng của anđehit.
4. Viết ptpư của axit fomic, axit axetic với Na, Al, Zn, Fe, NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, CuO, C2H5OH
5. Phương trình pư điều chế axit axetic bằng pp lên men giấm, oxi hóa anđehit, oxi hóa ankan, đi từ metanol, nêu các ứng dụng của axit axetic.
6. Dùng những hóa chất nào để phân biệt các chất: anđehit axetic, ancol etylic, glixerol, đimetylete?
A. AgNO3/NH3; Cu(OH)2, Na B. AgNO3/NH3; CuO
C. Na, dd KMnO4 D. dd Br2; Cu(OH)2
7. Để trung hòa 20ml dd của một axit cacboxylic no, đơn chức cần dùng 30ml dd NaOH 0,5M.
a. Tính nồng độ mol/l của dd axit
b. Cô cạn dd đã trung hòa người ta thu được 1,44gam muối khan. Hãy xác định CTPT, CTCT và tên của axit đó.
8. Dung dịch X có chứa hai axit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hòa 50ml dd X cần 40ml dd NaOH 1,25M. Cô cạn dd sau trung hòa người ta thu được 4,52gam hỗn hợp muối khan. Xác định CTCT, tên và nồng độ mol/l của từng axit trong dd X.
9. Khi oxi hóa 1,44gam một anđehit no, đơn chức thu được 1,76gam axit tương ứng. Biết hiệu suất phản ứng là 100%. Xác định CTCT thu gọn của anđehit đó.
10. Để trung hòa 8,8gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100ml dd NaOH 1M. Viết CTCT có thể có của axit cacboxylic.
11. Hòa tan 26,8gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức vào nước. Chia dd thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất pư hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thu được 21,6gam Ag. Phần thứ hai trung hòa hoàn toàn bởi 200ml dd NaOH 1M. Xác định CTCT củ hai axit và tính khối lượng của chúng trong hỗn hợp.

File đính kèm:

  • docde cuong on thi hk2 mon hoaDMT.doc