Đề cương môn Sinh học 7 (Học kì II)

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 8505 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Sinh học 7 (Học kì II), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT HOÀI NHƠN. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (NH : 2012 - 2013)
 TRƯỜNG THCS HOÀI ĐỨC. MÔN: SINH HỌC 7
 -----–*—------	
A/ TRẮC NGHIỆM: (5 ĐIỂM)
I/Dạng 1:(3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:(Mỗi câu 0,25đ)
Câu 1: Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng gì:
a/ Đẻ con b/ Đẻ trứng c/ Thai sinh d/ Nhau thai
Câu 2: Thỏ mẹ mang thai trong thời gian bao lâu?
a/ 15 ngày b/ 30 ngày c/ 45 ngày d/ 60 ngày
Câu 3: Những động vật nào dưới đây thuộc bộ gặm nhấm ?
a/ Chuột đàn, sóc, nhím	 b/ Chuột chú, chuột chũi, chuột đàn.
c/ Sóc, dê, cừu, thỏ.	 d/ Chuột bạch, chuột chú, kanguru
Câu 4: Khỉ và vượn đều thuộc bộ khỉ, dựa vào đặc điểm cơ bản nào để phân biệt khỉ với vượn ?
a/ Khỉ đi bằng bàn chân	 b/ Khỉ có tứ chi thích nghi với sự cầm, nắm, leo trèo
c/ Khỉ có túi má và đuôi.	 d/ Bàn chân, bàn tay của khỉ có 5 ngón.
Câu 5: Thời gian hoạt động của thằn lằn là:
a/ Lúc chập tối hoặc ban điêm b/ Ban ngày
c/ Cả ngày và đêm d/ Chuyên về đêm.
Câu 6: Ống tiêu hóa của thằn lằn có thay đổi gì so với ếch?
a/ Gồm thực quản, dạ dày, ruột non ruột già
b/ Gồm thực quản, dạ dày, ruột non ruột già, gan, mật, tụy.
c/ Ống tiêu hóa phân hóa rõ hơn, ruột già chứa phân đặc có khả năng hấp thụ lại nước.
d/ Cả a,b và c.
Câu 7: Ếch đồng sinh sản vào:
a/ Mùa hè ; b/ Cuối mùa xuân ; c/ Mùa thu ; d/ Đầu mùa xuân
Câu 8: Ếch hô hấp :	
a/ Chỉ bằng da b/ Bằng phổi và da là chủ yếu
c/ Chỉ bằng phổi d/ Bằng phổi là chủ yếu
Câu 9: Điều không thuộc đặc điểm chung của lớp lưỡng cư là:
a/ Đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi.
b/ Hô hấp bằng phổi và da, là động vật biến nhiệt.
c/ Tim 4 ngăn, tâm thất chứa máu pha.
d/ Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
Câu 10: Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn ếch và thằn lằn là gì:
a/ Tâm thất có một vách hụt.
b/ Tâm thất có một vách hụt làm giảm bớt sự pha trộn máu.
c/ Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha trộn giảm đi
d/ Tâm nhĩ có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn.
Câu 11: Kiểu bay của chim bồ câu là:
a/ Cánh đập không liên tục
b/ Cánh đập chậm rãi không liên tục
c/ Vỗ cánh, đập liên tục
d/ Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
Câu 12: Hệ tiêu hóa của chim bồ câu gồm có các cơ quan:
a/ Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tụy, huyệt.
b/ Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, .
c/ Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, .
d/ Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tụy, 
Câu 13: Lợi ích của đa dạng sinh học là:
a/ Cung cấp thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp
b/ Có tác dụng khống chế sinh học
c/ Có giá trị văn hóa
d/ Cả a, b và c điều đúng.
Câu 14: Nước tiểu thằn lằn đặc, là nhờ bộ phận nào hấp thụ lại nước.
a/ Thận giữa b/ Thận sau c/ Thận trước d/ Trung thận
Câu 15: Lớp động vật phát triển nhiều nhất về số lượng loài là:
a/ Thú b/ Chim c/ Sâu bọ d/ Cá
Câu 16: Đặc điểm của bộ thú có túi là: 
a/ Có lông mao
b/ Đẻ con non yếu được nuôi trong túi da ở bụng mẹ.
c/ Bú mẹ chủ động.
d. Cả a,b và c
Câu 17: Thú túi có đại diện là:
 a/ Dơi ; b/ Chuột chũi ; c/ Kanguru ; d/ Thú mỏ vịt
Câu 18: Cây phát sinh giới động vật có ý nghĩa:
a/ Phản ánh mối quan hệ nguồn gốc họ hàng
b/ Thấy được mức độ tiến hóa của ngành, các lớp.
c/ So sánh được số lượng loài giữa cá nhánh với nhau.
d/ Cả a, b, c.
Câu 19: Thú cổ bắt nguồn từ :
a/ Cá vây chân cổ ; b/ Chim cổ ; c/ Lưỡng cư cổ. ; d/ Bò sát cổ
Câu 20: Động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng có độ đa dạng :
a/ Thấp ; b/ Trung bình ; c/ Cao ; d/ Rất cao
II/Dạng 2: (2 điểm)
Câu 1: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ và cụm từ cho dưới đây( phổi, da, máu đỏ tươi, máu pha, tâm nhĩ, tâm thất, thận sau, thận giữa) để điền vào chỗ trống(...........) trong các câu sau:
a/ Thằn lằn thở hoàn toàn bằng ...................................
b/ Tim thằn lằn có 3 ngăn, trong đó.......................................có vách hụt
c/ Từ tâm thất máu đi ra nuôi cơ thể là..........................................................
d/ Nước tiểu thằn lằn đặc, là nhờ...............................................hấp thụ lại nước.
Câu 2: Cho các từ, cụm từ : (hằng nhiệt, , đẻ trứng, đẻ con, động vật có xương sống, động vật không xương sống, biến nhiệt, biến thái, màng nhĩ , đầu, màng bơi, phổi, .) điền vào chỗ trống (......) trong câu dưới đây cho phù hợp.
 Lưỡng cư là lớp động vật có xương sống thích nghi với đời sống ở cạn, thở bằng,mắt có mi, tai có màng nhĩ, song còn mang đặc điểm thích nghi với đời sống ở nước. Đầu khớp với thân tạo thành một khối rẽ nước khi bơi, chi sau cóẾch là động vật, ếch đẻ., thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái.
Câu 3: Cho các từ, cụm từ : (hằng nhiệt, răng hàm, thai sinh, đẻ trứng, động vật có xương sống, động vật không xương sống, biến nhiệt, bằng sữa, bán cầu não, lông mao, 3 ngăn, 4 ngăn.) điền vào chỗ trống (......) trong câu dưới đây cho phù hợp.
	Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. Thú có hiện tượng thai sinh(đẻ con) và nuôi con ...................................... do tuyến vú tiết ra. Thân có ......................................... bao phủ. Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm. Răng mọc trong lỗ chân răng. Tim có ........................... Bộ não rất phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não có mấu não sinh tư và tiểu não. Thân nhiệt ổn định gọi là ..................................... 
III/Dạng 3: Nối cột A tương ứng với cột B cho phù hợp:
Câu 1: Háy nối các vai trò của thú đối với con người ở cột A tương ứng với động vật ở cột B rồi điền vào phần trả lời : (1 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1/ Thực phẩm
a. Khỉ, hươu, hươu xạ,..
1-......................................
2/ Dược liệu
b. Lợn, trâu, bò,..
2-......................................
3/ Sức kéo
c. Trâu bò,..
3-......................................
4/ Vật liệu thí nghiệm
d. Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng,...
4-......................................
5/ Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
e.Sừng trâu, bò, ngà voi,..
5-......................................
6/ Nguyên liệu phục vụ mỹ nghệ.
g. Khỉ, chó, thỏ, chuột,..
6-......................................
Câu 2: Hãy nối các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài ở cột A tương ứng với ý nghĩa thích nghi của nó ở cột B rồi điền vào phần trả lời.(1 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1/ Da khô có vảy sừng bao bọc
a. Tham gia di chuyển trên cạn
1-......................................
2/ Thân dài đuôi rất dài
b. Động lực chính của sự di chuyển
2-......................................
3/ Đầu có cổ dài
c. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
3-......................................
4/ Mắt có mi cử động, có nước mắt
d. Ngăn sự thoát hơi nước
4-......................................
5/ Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu
e. Phát huy vai trò của các giác quan trên đầu
5-......................................
6/ Bàn chân 5 ngón có vuốt
g. Bảo vệ màng nhĩ và hướng âm thanh vào màng nhĩ.
6-......................................
B/ TỰ LUẬN: ( 5 điểm)
Câu 1: Thế nào là động vật quý hiếm? Phân hạng động vật quý hiếm dựa vào mức độ đe dọa sự tuyệt chủng của loài được biểu thị bằng những cấp độ nào? (2 điểm)
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư? Cho ví dụ? (2 điểm)
Câu 3: Trình bày sự tiến hóa trong tổ chức cơ thể về hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục của động vật? (3 điểm)
Câu 4: Vì sao nói thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.(1 điểm)
Câu 5: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?Nêu Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?( 2 điểm)
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là gì? Các biện pháp để duy trì đa dạng sinh học? (2 điểm)
Câu 7: Tại sao người ta lại xếp dơi vào lớp thú? (1 điểm)
Câu 8: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim? Ví dụ về lợi ích và tác hại của chim đối với con người?( 3 điểm)
Câu 9: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? Hãy cho biết tính hằng nhiệt của chim có ưu thế gì so với tính biến nhiệt ở những động vật biến nhiệt? ( 3 điểm)
Câu 10: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát? Ví dụ? (3 điểm)
Câu 11: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống đào hang lẫn tránh kẻ thù? ( 1 điểm)
Câu 12: Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật? Ví dụ? ( 1điểm)
Câu 13: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp thú? Ví dụ? (3 điểm)
Câu 14: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? (1 điểm)
Câu 15: Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư, cá? (1 điểm)
**************

File đính kèm:

  • docSINH 7 - AN.doc