Đề cương chi tiết học phần môn Vật lý

doc6 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương chi tiết học phần môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN TOÁN LÝ
NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
KIỀU VĂN HÒA
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tên học phần: Vật lý đại cương
 Số tín chỉ : 02
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN TOÁN LÝ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Vật lí đại cương
	- Mã số học phần: PHY121
	- Số tín chỉ: 2
	- Tính chất của học phần: Tự chọn bắt buộc
	- Học phần thay thế, tương đương: không
	- Ngành (chuyên ngành) đào tạo: CNTY, TY, TT, MT, KN, PTNT, LN, CNSH, SPKT
2. Phân bổ thời gian học tập: 
	- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 30 tiết
- Số tiết làm bài tập, thảo luận trên lớp:.tiết
- Số tiết thí nghiệm, thực hành: tiết
- Số tiết sinh viên tự học: .............tiết
3. Đánh giá học phần
	- Điểm chuyên cần: trọng số 0,2
	- Điểm kiểm tra giữa kỳ: trọng số 0,3
	- Điểm thi kết thúc học phần: trọng số 0,5
4. Điều kiện học
- Học phần học trước: không
- Học phần song hành: không
5. Mục tiêu đạt được sau khi kết thúc học phần
5.1. Kiến thức
 	- Có những hiểu biết chung về cơ học, cụ thể là về những dạng chuyển động cơ bản gắn với thực tiễn như chuyển động rơi tự do, ném ngang hay ném xiên một vật... chuyển động tròn. Các định luật cơ bản của cơ học cổ điển, các định lí, phương trình cơ bản của cơ học chất lỏng và những ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp.
 	- Các kiến thức của nhiệt học về sự thay đổi trạng thái khí được trình bày thông qua nội dung của nguyên lí I, II nhiệt động lực học. Ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt.
 - Có kiến thức cơ bản về vật lí hạt nhân như cấu tạo hạt nhân nguyên tử, sự phóng xạ hạt nhân, các phản ứng hạt nhân. Những ứng dụng của vật lí hạt nhân trong lĩnh vực nông lâm như đồng vị phóng xạ, bức xạ ion hóa...
- Xây dựng thói quen bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường
5.2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá.
- Có khả năng tự học và nghiên cứu tài liệu để trình bày, thảo luận, phân tích với nhóm và tập thể các nội dung học tập, từ đó rèn luyện tác phong học tập và nghiên cứu khoa học.
6. Nội dung kiến thức và phương thức giảng dạy
TT
Nội dung kiến thức
Số tiết
Phương pháp giảng dạy
Chương 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
4
Giảng viên truyền đạt kiến thức hệ thống, lôgic kết hợp hỏi đáp sinh viên. 
1.1
Sự chuyển động của vật, hệ quy chiếu, vận tốc, gia tốc, vận tốc và gia tốc trong chuyển động tròn.
1
1.1.1
Chuyển động và hệ quy chiếu 
1.1.2
Phương trình chuyển động
1.1.3
Vận tốc, vectơ vận tốc trong hệ toạ độ Đề các
1.1.4
Gia tốc, vectơ gia tốc trong hệ toạ độ Đề các, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến
1.2
Một số chuyển động cơ bản
3
1.2.1
Chuyển động thẳng biến đổi đều 
1.2.2
Chuyển động tròn
1.2.3
Chuyển động với gia tốc không đổi
1.2.4
Ứng dụng
Chương 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
4
Giảng viên truyền đạt kiến thức hệ thống, lôgic kết hợp hỏi đáp sinh viên.
2.1
Các định luật Newton
2
2.1.1
Định luật I Newtơn
2.1.2
Định luật II Newtơn
2.1.3
Định luật III Newtơn
2.2
Các định lý về động lượng, mômen động lượng 
2
2.2.1
Động lượng và các định lý về động lượng
2.2.2
Mô men động lượng, định lý về mô men động lượng 
2.2.3
Ứng dụng
Chương 3: CHẤT LỎNG 
4
Giảng viên truyền đạt kiến thức hệ thống, lôgic kết hợp hỏi đáp sinh viên.
3.1
Phương trình liên tục – Phương trình Becnuli
1
3.1.1
Một số khái niệm
3.1.2
Phương trình liên tục 
3.1.3
Phương trình Becnuli
3.2
Tính nhớt của chất lỏng - Phương trình Niutơn. 
1
3.2.1
Hiện tượng nội ma sát và đinh luật Niuton
3.2.2
Công thức Stốc
3.3
Hiện tượng căng bề mặt chất lỏng
1
3.3.1
Hình cầu tác dụng phân tử
3.3.2
Lực căng mặt ngoài của chất lỏng
3.3.3
Suất căng mặt ngoài
3.3.4
Ứng dụng
3.4
Sự làm ướt và không làm ướt – Hiện tượng mao dẫn
1
3.4.1
Hiện tượng dính ướt
3.4.2
Hiện tượng không dính ướt
3.4.3
Ứng dụng
3.4.4
Hiện tượng mao dẫn
Chương 4: NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
10
Giảng viên truyền đạt kiến thức hệ thống, lôgic kết hợp hỏi đáp sinh viên.
4.1.
Các trạng thái vĩ mô, vi mô, các định luật thực nghiệm, phương trình trạng thái của khí lý tưởng 
1
4.1.1
Một số khái niệm 
4.1.2
Các định luật thực nghiệm của chất khí 
4.1.3
Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
4.2
Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học
2
4.2.1
Công, nhiệt và nội năng trong quá trình cân bằng
4.2.2
Nguyên lý I nhiệt động học 
4.2.3
Các hệ quả
4.2.4
Ý nghĩa
4.3
Ứng dụng nguyên lý I để khảo sát các quá trình cân bằng của khí lý tưởng
3
4.3.1
Quá trình cân bằng đẳng tích
4.3.2
Quá trình cân bằng đẳng áp 
4.3.3
Quá trình cân bằng đẳng nhiệt
4.3.4
Quá trình cân bẳng đoạn nhiệt
4.4
Nguyên lý thứ II nhiệt động lực học
2
4.4.1
Những hạn chế của nguyên lý I nhiệt động học
4.4.2
Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
4.4.3
Nguyên lý II nhiệt động học
4.4.4
Các kết luận
4.5
Chu trình Cácnô thuận nghịch và định lý Cácnô
2
4.5.1
Chu trình Cácnô thuận nghịch 
4.5.2
Định lý Cácnô
Chương 5: VẬT LÍ HẠT NHÂN
8
Giảng viên truyền đạt kiến thức hệ thống, lôgic kết hợp hỏi đáp sinh viên.
5.1
Thành phần cấu tạo hạt nhân
1
5.2
Lực hạt nhân
1
5.3
Độ hụt khối và năng lượng liên kết
2
5.4
Sự biến đổi hạt nhân
2
5.4.1
Sự phóng xạ
5.4.2
Phản ứng hạt nhân
5.5
Ứng dụng của vật lí hạt nhân
2
5.5.1
Đồng vị phóng xạ và ứng dụng
5.5.2
Bức xạ ion hóa và ứng dụng
7. Tài liệu học tập:
[1]. Bài giảng Vật lí đại cương, BM Toán - Lí khoa KHCB trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên biên soạn
8. Tài liệu tham khảo:
[1]. Lương Duyên Bình (chủ biên), Vật lí đại cương I, NXB Giáo dục, 2006
[2]. Lương Duyên Bình (chủ biên), Bài tập vật lí đại cương I, NXB Giáo dục, 2006
[3]. Lương Duyên Bình (chủ biên), Vật lí đại cương III, NXB Giáo dục, 2006
[4]. Lương Duyên Bình (chủ biên), Bài tập vật lí đại cương III, NXB Giáo dục, 2006
[5]. Haliday, Cơ sở vật lí I, NXB Giáo dục, 2004
[6]. Haliday, Cơ sở vật lí II, NXB Giáo dục, 2004
[7]. Haliday, Cơ sở vật lí V, NXB Giáo dục, 2004
[8]. Haliday, Cơ sở vật lí VI, NXB Giáo dục, 2004
[9]. Lê Văn, Vật lí phân tử và nhiệt học, NXB Giáo dục, 1998
9. Cán bộ giảng dạy
STT
Họ và tên giảng viên
Thuộc đơn vị quản lý
Học vị, học hàm
1
Nguyễn Thị Hồng Mai
Khoa KHCB
Cử nhân
2
Kiều Văn Hòa
Khoa KHCB
Thạc sĩ
3
Nguyễn Thị Thu Hằng
Khoa KHCB
Thạc sĩ
 Thái Nguyên, ngày 19 tháng 9 năm 2012
Phó Trưởng khoa Phó Bộ môn
Giảng viên
TS. Lành Thị Ngọc	 Nguyễn Thị Hồng Mai Nguyễn Thị Hồng Mai	

File đính kèm:

  • docgiao an vat ly dai cuong.doc
Đề thi liên quan