Chuyên đề Sinh học 8 - Hô hấp

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sinh học 8 - Hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : hô hấp
Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo các cơ quan trong hệ hô hấp( mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Trình bày động tác thở liên quan đến các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu.
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp( viêm phế quản, lao phổi.) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh thu thập kiến thức.
- Sơ cứu ngạt thở : Làm hô hấp nhân tạo.
- Tập thở sâu.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh hệ hô hấp.
- ý thức bảo vệ môi trường.
B. Phương tiện – thiết bị :
- Bảng phụ.
- Tranh :+ Cấu tạo cơ quan hô hấp.
 + Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
C. Hoạt động dạy – học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
 Kể tên các hệ cơ quan trong cơ thể người và chức năng của chúng?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: A. Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
Khái niệm hô hấp:
Từ “ hô hấp ” được dùng để chỉ hai quá trình sinh học riêng biệt. Trước tiên muốn nói đến quá trình giải phóng năng lượng bằng con đường hoá học từ các hợp chất hữu cơ ( ví dụ như glucoz ). Dạng hô hấp này được gọi là hô hấp trong và có thể diễn ra theo kiểu ái khí nếu có Oxi hoặc kiểu yếm khí nếu không có Oxi hay không đủ Oxi. Hô hấp ái khí muốn tiếp tục trong các tế bào của cơ thể thì phải duy trì sự cung cấp Oxi thường xuyên và khí Cacbonic dư thừa phải được đào thải ra ngoài. Hô hấp ngoài hay là quá trình thở muốn đề cập đến quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xung quanh.
Như vậy hô hấp có thể định nghĩa như sau :
- Xét về mặt sinh hoá : Hô hấp là quá trình hoá học giải phóng năng lượng từ các hợp chất hữu cơ ( ví dụ từ glucoz ).
- Xét về mặt sinh lý : Hô hấp là quá trình trao đổi khí không ngừng giữa cơ thể và môi trường xung quanh.
Sự hô hấp ở người và động vật bậc cao gồm các quá trình sau :
+ Trao đổi khí giữa môi trường ngoài và phế nang ( tức là hô hấp ngoài ).
+ Sự trao đổi khí giữa không khí phế nang với máu và giữa máu với tế bào ( mô ).
+ Vận chuyển khí trong máu.
+ Tế bào sử dụng Oxi và thải Cacbonic ( tức là hô hấp trong hay hô hấp tế bào ).
 ( sinh học 8 chỉ nghiên cứu hai quá trình đầu ).
GV: Qua quan sát tranh hình 20-1. Quá trình hô hấp có mấy giai đoạn chủ yếu?
*Quá trình hô hấp gồm có 3 giai đoạn chủ yếu :
+ Sự thở ( sự thông khí ở phổi ).
+ Trao đổi khí ở phổi.
+ Trao đổi khí ở tế bào.
GV dùng tranh hình 20 - 1 mô tả lại cho HS.
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng:
GV:Yêu cầu HS quan sát tranh hình SGK . Đọc thông tin bảng 20 => Kể tên và nêu đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp? Từ đó hãy cho biết chức năng của chúng?
HS: Làm theo yêu cầu –> Trả lời.
GV:+ Dùng tranh cấu tạo hệ hô hấp của người để mô tả lại.
 + Dùng bảng phụ ghi chi tiết bảng 20 ( tr. 66 – SH 8 ) -> Hoàn thành nội dung. 
- Cấu tạo : Hệ hô hấp gồm :
 + Đường dẫn khí.
 + Hai lá phổi.
 ( nội dung bảng 20 .SGK ).
- Chức năng :
 + Đường dẫn khí : làm ấm, làm ẩm không khí. Làm sạch không khí trước khi vào phổi.
 + Hai lá phổi : Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài.
Hoạt động 2: B. Hoạt động hô hấp
Thông khí ở phổi:
Quá trình hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí.
 - Cứ một lần hít vào và một lần và một lần thở ra được coi là một cử động hô hấp, số cử động hô hấp trong một phút gọi là nhịp hô hấp ( Người bình thường từ 16 đến 20 lần/ phút, trẻ sơ sinh là 60 lần/ phút).
 GV : Những cơ quan nào tham gia vào việc thông khí của phổi người?
 - Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động cuả lồng ngực và các cơ hô hấp.
 Để điều hoà hoạt động này quan trọng nhất là trung khu thở vào nằm ở hành não, nó bao gồm các tế bào thần kinh phát ra những luồng xung động có chu kỳ. Những rung động này theo dây thần kinh cơ hoành và dây thần kinh liên sườn làm cho cơ hoành và cơ liên sườn ngoài tạo ra động tác thở vào. Thở ra là động tác thụ động nhưng trong một số trường hợp nó được tăng cường bởi các xung thần kinh từ trung khu thở ra ( nằm trong hành não )làm cho các cơ liên sườn trong. Các tế bào thần kinh hít vào và thở ra ức chế lẫn nhau do đó chúng không thể hoạt động cùng một lúc. Hai trung khu cùng với nhau điều hoà nhịp hô hấp cơ bản. Nếu như thần kinh hoành và thần kinh liên sườn bị cắt đi, hô hấp ngay lập tức sẽ bị dừng lại.
- Khi cơ liên sườn ngoài co -> Xương sườn được nâng lên -> Lồng ngực được mở rộng lên trên và ra hai bên.
- Khi cơ hoành co -> lồng ngực được mở rộng xuống dưới.
=> Không khí đi từ ngoài vào ( hít vào).
- Khi cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra -> thể tích lồng ngực giảm xuống.
=> Không khí được tống ra ngoài ( thở ra).
Lượng khí ra vào phổi phụ thuộc vào độ sâu của cử động hô hấp.
 ( GV phân tích đồ thị hình 21-2).
GV: Dung tích sống là gì? 
HS: Nghiên cứu đồ thị hình 21-2 -> Trả lời.
- Dung tích sống ( Hay “ Hoạt lượng”) là lượng khí phổi có thể tống ra sau khi hít vào gắng sức rồi lại thở ra gắng sức ( Nam: 3000 - 3500ml. Nữ: 2500 - 3000ml).
Khi hít vào gắng sức và thở ra gắng sức còn có sự tham gia của các cơ như: Cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng lớn, cơ thang
GV: Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
HS : Trao đổi, trả lời.
GV: Dung tích phổi phụ thuộc vào:
	+ Giới tính.
	+ Tình trạng sức khoẻ.
 +Nhịp độ lao động.
	+ Trạng thái sinh lí
II . Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
GV và HS phân tích bảng 21 ( Tr. 69 - SH 8) + Hình 21 - 4.
GV: + Nhận xét hàm lượng khí Oxi và khí Cacbonic trong khí hít vào và thở ra?
	+ Sự dịch chuyển Oxi và Cacbonic trong trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào?
- Cơ chế: Các chất khí khuếch tán theo dốc nồng độ ( Có nghĩa chúng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp). 
* Trao đổi khí ở phổi:
 - Nồng độ O2: Trong phế nang > trong máu => O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. 
 - Nồng độ CO2: Trong phế nang CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. 
 * Trao đổi khí ở tế bào:
	 - Nồng độ O2: Trong máu > trong tế bào => O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. 
	 - Nồng độ CO2: Trong máu CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. 
Hoạt động 3: C . Vệ sinh hô hấp.
 I . Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại? 
GV y/cầu học sinh trả lời câu hỏi mục I ( tr .72).
GV sử dụng bảng 22( Tr.72) => phân tích -> yêu cầu học sinh đề ra các biện pháp bảo vệ thích hợp.
HS trao đổi -> đưa ra các biện pháp.
GV dựa vào bảng 22 -> Hoàn thành nội dung kiến thức.
II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi mục II ( Tr.73).
->Yêu cầu học sinh đề ra biện pháp luyện tập.
GV: Luyện tập thể dục thể thao vừa sức, kết hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé => có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
 4 . Củng cố:
- GV khái quát lại nội dung kiến thức.
- Giả sử quá trình hô hấp bị gián đoạn chúng ta phải làm gì? ( Hô hấp nhân tạo).
- Phương pháp hô hấp nhân tạo. 2 phương pháp: + Hà hơi thổi ngạt.
	 + ấn lồng ngực.
- GV mô tả mẫu 2 phương pháp cho HS quan sát.
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Tham gia bảo vệ môi trường sống xung quanh. Luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
- Luyện tập thành thạo 2 phương pháp hô hấp nhân tạo.
*******
Hoàng lâu, ngày 22 tháng 11 năm 2009
 Người viết chuyên đề
	Phạm Đức Thưởng

File đính kèm:

  • docchuyen de SINH 8.doc
Đề thi liên quan