Chân dung các nhà văn

pdf27 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chân dung các nhà văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân Sách 
CHÂN DUNG CÁC NHÀ VĂN 
Tác Giả - Tác Phẩm 
 
1. Hồ Phương 
Trên biển lớn mênh mông sóng nước 
Ngó trông về xóm mới khuất xa 
Cỏ non nay chắc đã già 
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem. 
2. Nguyễn Đình Thi 
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ 
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ 
Bay chi mặt trận trên cao ấy 
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ. 
3. Tô Hoài 
Dế mèn lưu lạc mười năm 
Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai 
Miền tây sen đã tàn phai 
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang. 
4. Nguyên Hồng 
Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ 
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay 
Cơn bão đến động rừng Yên thế 
Con hổ già uống rượu giả vờ say 
5. Nguyễn Công Hoan 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui 
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi 
Bới tung đống rác nên trời phạt 
Trời phạt chửa xong bác đã cười. 
6. Nguyễn Tuân 
Vang bóng một thời đâu dễ quên 
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên 
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm 
Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền. 
7. Huy Cận 
Các vị La hán chùa Tây phương 
Các vị gày quá tôi thì béo 
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca 
Bây giờ tôi hát đất nở hoa 
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội 
Không nên xấu hổ khi nói dối 
Việc gì mặt ủ với mày chau 
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu! 
8. Xuân Diệu 
Hai đợt sóng dâng một khối hồng 
Không làm trôi được chút phấn thông 
Chao ơi ngói mới nhà không mới 
Riêng còn chẳng có, có gì chung. 
9. Tế Hanh 
Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu 
Tình còn dang dở tận Hàng Châu 
Khúc ca mới hát sao buồn thế 
Hai nửa yêu thương một nửa sầu. 
10. Chế Lan Viên 
Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn 
Ta nghĩ tới vàng son từ thuở ấy 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy 
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi 
sắc phù sa 
Thay đổi cả cơn mơ, 
ai dám bảo con tầu không mộng tưởng 
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng 
Lòng ta cũng như tầu, ta cũng uống 
Mặt anh em trong suối cạn 
Hội nhà văn 
11. Nguyễn Thi 
Trăng sáng soi riêng một mặt người 
Chia ly đôi bến cách phương trời 
Ước mơ của đất anh về đất 
Im lặng mà không cứu nổi đời. 
12. Kim Lân 
Nên danh nên gía ở làng 
Chết về ông lão bên hàng xóm kia 
Làm thân con chó xá gì 
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn. 
13. Tú Mỡ 
Một nắm xương khô cũng gọi mỡ 
Quanh năm múa bút để mua cười 
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược 
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi. 
14. Bùi Huy Phồn (Đồ Phồn) 
Phất rồi ông mới ăn khao 
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời 
Ông đồ phấn, ông đồ vôi 
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng. 
15. Hoài Thanh 
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên 
Thi nhân còn một chút duyên 
Lại vò cho nát lại lèn cho đau 
Bình thơ tới thuở bạc đầu 
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình 
Giật mình mình lại thương mình 
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan 
16. Vũ Tú Nam 
Vốn cùng nhân dân tiến lên 
Mùa đông năm ấy bỏ quên cờ đào 
Con về nấp bóng ca dao 
Giật mình nghe một tiếng chào: 
 Văn Ngan 
17. Hữu Mai 
Hỏng đôi mắt phải đâu là mất hết 
Trong cặp còn hồ sơ điệp viên 
Ông cố vấn chẳng sợ gì cái chết 
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên. 
18. Đỗ Chu 
Đám cháy ở sau lưng 
Đám cháy ở trước mặt 
Than ôi mày chạy đâu 
Dưới vòm trời quen thuộc 
Đốt bao nhiêu cỏ mật 
Không bay mùi thơm tho 
Càng hun càng đỏ mắt 
Quay về thung lũng cò 
19. Xuân Quỳnh 
Mải hái hoa dọc chiến hào 
Bỏ quên chòi biếc lúc nào không hay 
Thói quen cũng lạ lùng thay 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn 
20. Phạm Tiến Duật 
Trường sơn đông em đi hái măng 
Trường sơn tây anh làm thơ cho lính 
Đời có lúc bay lên vầng trăng 
Lại rơi xuống chiếc xe không kính 
Thế đấy! giữa chiến trường 
Nghe tiếng bom cũng mạnh! 
21. Nguyễn Thành Long 
Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra 
Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà 
Lặng lẽ giữa khoảng trong xanh ấy 
Để mối đùn lên đến lúc già. 
22. Đào Vũ 
Trời thí cho ông vụ lúa chiêm 
Ông xây sân gạch với xây thềm 
Con đường mòn ấy ông đi mãi 
Lưu lạc đâu rồi mất cả tên 
23. Nguyễn Bính 
Hai lần lỡ bước sang ngang 
Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi 
Trăm hoa thân rã cành rời 
Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ. 
24. Nguyễn Văn Bổng 
Nhọc nhằn theo bước con trâu 
Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng 
Mỗi bước đi một bước dừng 
Mà sao vẫn lạc giữa rừng U minh. 
25. Nguyên Ngọc 
Mấy lần đất nước đứng lên 
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Hại thay một mạch nước ngầm 
Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu 
26. Vũ Thị Thường 
Từ trong hom giỏ chui ra 
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi 
Định đem cái lạt buộc người 
Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn 
27. Quang Dũng 
“Sông Mã xa rồi tây tiến ơi” 
Về làm xiếc khỉ với đời thôi 
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm 
Sống tạm cho qua một kiếp người 
Áo sờn thay chiếu anh về đất 
Mây đầu ô trắng, Ba vì xanh 
Gửi hồn theo mộng về tây tiến 
“Sông Mã gầm lên khúc độc hành” 
28. Mai Ngữ 
Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật 
Biết ông sòng phẳng tự bao giờ 
Cái con thò lò quay sáu mặt 
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ 
29. Nguyễn Khải 
Cha và con và... họ hàng và... 
Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc 
Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn 
Họ sống chiến đấu càng khó khăn 
Tháng Ba ở Tây nguyên đỏ lửa 
Tháng tư lại đi xa hơn nữa 
Đường đi ra đảo đường trong mây 
Những người trở về mấy ai hay 
Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Muốn làm cách mạng nhưng lại dát1 
30. Hoàng Trung Thông 
Đường chúng ta đi trong gió lửa 
Còn mơ chi tới những cánh buồm 
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất 
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm 
31. Chính Hữu 
Tấm áo hào hoa bạc gió mưa 
Anh thành đồng chí tự bao giờ 
Trăng còn một mảnh treo đầu súng 
Cái ghế quan trường giết chết thơ. 
32. Thanh Tịnh 
Bao năm ngậm ngải tìm trầm 
Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang 
Bạc đầu mới biết lạc đường 
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không 
Mộng làm giọt nước ôm sông 
Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay. 
33. Chu Văn 
Một con trâu bạc già nua 
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây 
Trâu ơi ta bảo trâu này 
Quay về đất mới kéo cày cho xong. 
34. Ngô Tất Tố 
Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên 
Chia xôi chia thịt lại chia quyền 
Việc làng việc nước là như vậy 
Lộn xộn cho nên phải tắt đèn. 
35. Nam Cao 
Anh còn đôi mắt ngây thơ 
Sống mòn sao vẫn đợi chờ tương lai 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Thương cho Thị Nở ngày nay 
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo. 
36. Xuân Thủy 
Xoắn mãi dây tình thơ bật ra 
Paris thì thích hơn ở nhà 
Đông y ắt hẳn hơn tây dược 
Xe tải không bằng xe Vonga 
Trên đời kim cương là quý nhất 
Thứ đến tình thương dân nghèo ta 
Em chớ chê anh già lẩm cẩm 
Còn hơn thằng trẻ lượn Honđa. 
37. Lưu Trọng Lư 
Em không nghe mùa thu 
Mùa thu chỉ có lá 
Em không nghe rừng thu 
Rừng mưa to gió cả 
Em thích nghe mùa xuân 
Con nai vờ ngơ ngác 
Nó ca bài cải lương. 
38. Nguyễn Khoa Điềm 
Một mặt đường khát vọng 
Cuộc chiến tranh đi qua 
Rồi trở lại ngôi nhà 
Cất lên ngọn lửa ấm 
Ngủ ngon a Kai ơi 
Ngủ ngon a Kai à... 
39. Nguyễn Kiên 
Anh Keng cưới vợ tháng mười 
Những đứa con lại ra đời tháng năm 
Trong làng kháo chuyện rì rầm 
Vụ mùa chưa gặt thóc đã nằm đày kho. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
40. Anh Thơ 
Ấy bức tranh quê đẹp một thời 
Má hồng đến quá nửa pha phôi 
Bên sông vải chín mùa tu hú 
Khắc khoải kêu chi suốt một đời. 
41. Xuân Thiều 
“Đôi vai” thì gánh lập trường 
Đôi tay sờ soạng con đường cuối thôn 
Nghe anh kể chuyện đầu nguồn 
Về nhà thấy mất cái hồn của em. 
42. Nguyễn Thị Như Trang 
Nhá nhem khoảng sáng trong rừng 
Để cho cuộc thế xoay vần hơn thua 
Xác xơ mầu tím hoa mua 
Lửa chân sóng báo mây mưa suốt ngày. 
43. Bùi Đức Ái (Anh Đức) 
Chị Tư Hậu đẻ ra anh 
Ví như hòn đất nặn thành đứa con 
Biển xa gió dập sóng dồn 
Đất tan thành đất chỉ còn giấc mơ. 
44. Nguyễn Thế Phương 
Đi bước nữa rồi đi bước nữa 
Phấn son mưa nắng đã tàn phai 
Cái kiếp đào chèo là vậy đó 
Đêm tàn bến cũ chẳng còn ai. 
45. Vũ Trọng Phụng 
Đã qua đi một thời giông tố 
Qua một thời cơm thầy cơm cô 
Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ 
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ. 
46. Xuân Thiêm 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Thơ ông tang tính tang tình 
Cây đa bến nước mái đình vườn dâu 
Thân ông mấy lượt lấm đầu 
Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm. 
47. Đào Hồng Cẩm 
Bắt đầu từ lão nghị hụt 
Cầm dao giết mạng người 
Chị Nhàn phải đi bước nữa 
Lấy đại đội trưởng của tôi 
Cuộc đời mấy phen nổi gió 
Phải đem tổ quốc thề bồi 
Lần này ông ra ứng cử 
Chắc hẳn là trúng nghị viên thôi. 
48. Nguyễn Quang Sáng 
Ông Năm Hạng trở về đất lửa 
Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn 
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy 
Ông biến thành thằng nộm hình rơm. 
49. Hoàng Văn Bổn 
Có những lớp người đi vỡ đất 
Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô 
Lại gieo hạt bông hường bông cúc 
Trên mảng đất này hoa héo khô. 
50. Phù Thăng 
Chuyện kể cho người mẹ nghe 
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang 
Đứa con nuôi của trung đoàn 
Phá vây xong lại chết mòn trong vây. 
51. Nguyễn Thị Ngọc Tú 
Đất làng vừa một tấc 
Bao nhiêu người đến cày 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Thóc giống còn mấy hạt 
Đợi mùa sau sẽ hay 
52. Vũ Cao 
Sớm nay nhấp một chén trà 
Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi 
Những người cùng làng với tôi 
Muốn sang đèo trúc muộn rồi đừng sang 
53. Phan Tứ 
Bên kia biên giới anh sang 
Trước giờ nổ súng về làng làm chi 
Mẫn và tôi tính chi li 
Gia đình má Bảy lấy gì nuôi anh. 
54. Nguyễn Huy Tưởng 
Anh chẳng còn sống mãi 
Với thủ đô luỹ hoa 
Để những người ở lại 
Bốn năm sau khóc oà. 
55. Thu Bồn 
Chim Chơ rao cất cánh ngang trời 
Tình như chớp trắng cháy liên hồi 
Đám mây cánh vạc tan thành nước 
Mà đất ba dan vẫn khát hoài. 
56. Bùi Hiển 
Sinh ra trong gió cát 
Đất Nghệ an khô cằn 
Bao nhiêu năm “nằm vạ” 
Trước cửa hội nhà văn. 
57. Võ Huy Tâm 
Đem than từ vùng mỏ 
Về bán tại thủ đô 
Bị đập chiếc cán búa 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Hoá ra thằng ngẩn ngơ. 
58. Nông Quốc Chấn 
Tưởng anh dọn về làng xưa 
Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà 
Sướng cái bụng lắm lắm à 
Đêm là đèo gió, ngày là hồ Tây. 
59. Thế Lữ 
Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt 
Mở ra dòng thơ mới cho đời 
Bỏ rừng già về vườn bách thú 
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi. 
60. Nguyễn Minh Châu 
Cửa sông cất tiếng chào đời 
Rồi đi ra những vùng trời khác nhau 
Dấu chân người lính in mau 
Qua miền cháy với cỏ lau bời bời 
Đọc lời ai điếu một thời 
Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu? 
61. Phạm Huy Thông 
Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô 
Liệu Hạng Vũ có lên ngôi hoàng đế 
Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ 
Đời chẳng còn gì, và thơ cũng thế. 
62. Giang Nam 
“Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm” 
“Có những ngày trốn học bị đòn roi” 
Nay tôi yêu quê hương về có ô che nắng 
Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui. 
63. Bằng Việt 
Nhen lên một bếp lửa 
Mong soi gương mặt người 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Bỗng cơn giông nổi đến 
Mây che một khung trời 
Đất sau mưa sụt lở 
Mầu mỡ trôi đi đâu 
Còn trơ chiếc guốc vàng 
Trăng mài mòn canh thâu. 
64. Nguyễn Trọng Oánh 
Một chút hương thơm trải bốn mùa 
Mười năm lăn lội chốn rừng già 
Quay về không chịu ơn mưa móc 
Đất nắng mưa rồi đất lại khô. 
65. Nguyễn Xuân Sanh 
Xưa thơ anh viết không người hiểu 
“Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” 
Nay anh chưa viết người đã hiểu 
Sắp sáng thì nghe có tiếng gà. 
66. Thâm Tâm 
“Người đi, ờ nhỉ, người đi thật” 
Đi thật nhưng rồi lại trở về 
Nhẹ như hạt bụi, như hơi rượu 
Mà đắm hồn người trong tái tê. 
67. Nguyễn Huy Thiệp 
Không có vua thì làm sao có tướng 
Nên về hưu vẫn phải chết tại chiến trường 
Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc 
Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương. 
68. Phùng Quán 
Hồn đã vượt Côn đảo 
Thân xác ở trong lao 
Bởi nghe lời mẹ dặn 
Nên suốt đời lao đao. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
69. Tố Hữu 
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng 
Mắt trông về tám hướng phía trời xa 
Chân dép lốp bay vào vũ trụ 
Khi trở về ta lại là ta 
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát 
Trông về Việt Bắc tít mù mây 
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt 
Máu ở chiến trường, hoa ở đây. 
70. Dương Thu Hương 
Tay em cầm bông bần ly 
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng 
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông 
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ 
Thiên đường thì quá mù mờ 
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma 
Hành trình thơ ấu đã qua 
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình. 
71. Hữu Thỉnh 
Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố 
Bị lạc đường về hội nhà văn 
Ờ nhỉ bao giờ quay trở lại 
Với năm anh em trên một chiếc xe tăng. 
72. Trần Bạch Đằng 
Ván bài lật ngửa tênh hênh 
Con đường thiên lý gập ghềnh mãi thôi 
Thay tên đổi họ mấy hồi 
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ 
73. Nguyễn Duy 
Mẹ và em đang ở đâu 
Giữa vùng cát trắng đêm thâu gió lùa 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Ổ rơm teo tóp ngày mùa 
Xác xơ thân lúa vật vờ thân tôi 
Bờ tre kẽo kẹt liên hồi 
Bầu trời vuông với một ngôi sao dời 
Đánh thức tiềm lực suốt đời 
Ai? 
Chẳng ai đáp lại lời của tôi. 
74. Nguyễn Mạnh Tuấn 
Anh đã đứng trước biển 
Cù lao Chàm kia rồi 
Nhưng khoảng cách còn lại 
Xa vời lắm anh ơi. 
75. Trần Mạnh Hảo 
Ôi thằng Trần Mạnh Hảo 
Đi phỏng vấn Chí Phèo 
Lão chết từ tám hoánh 
Đời mày vẫn gieo neo 
Còn cái lão Bá Kiến 
Đục bản in thơ mày 
Bao giờ mày say rượu 
Bao giờ mày ra tay 
76. Hoàng Cầm 
Em ơi buồn làm chi 
Em không buồn sao được 
Quan họ đã vào hợp tác 
Đông hồ gà lợn nuôi chung 
Bên kia sông Đuống em trông 
Tìm đâu thấy lá diêu bông hỡi chàng. 
77. Lê Lựu 
Người về đồng cói người ơi 
Phía ấy mặt trời mọc lại 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Một thời xa vắng, xa rồi 
Phủ Khoái xin tương oai oái 
Ở đời gặp may hơn khôn 
Nào ai dám ghen dám cãi 
Người đã đi Mỹ hai lần 
Biết rồi, khổ lắm, nói mãi1 
78. Vũ Quần Phương 
Anh đứng thành tro... em có biết 
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò 
Vẫn anh đi trong vầng trăng cũ 
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ. 
79. Hữu Loan 
Ôi màu tím hoa sim 
Nhuốm tím cuộc đời dài đến thế 
Cho đến khi tóc bạc da mồi 
Chưa làm được nhà 
còn bận làm người 
Ngoảnh lại ba mươi năm 
Tìm mãi nghìn 
 chiều hoang 
 biền biệt 
80. Lý Văn Sâm 
Kiên Trì dấn bước đường chinh chiến 
Nửa gánh giang hồ nửa ái ân 
Ngàn sau sông Dịch còn tê lạnh 
Tráng sĩ có về với bến xuân. 
81. Tản Đà 
Văn chương thuở ấy như bèo 
Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời 
Giấc mộng lớn đã bốc hơi 
Giộc mộng con suốt một thời bơ vơ 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Tiếc chi cụ sống tới giờ 
Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn. 
82. Lưu Quang Vũ 
Cũng muốn tin vào hoa hồng 
Tin vào điều không thể mất 
Cả tôi và cả chúng ta 
Đứng trong đầm lầy mà hát 
Ông không phải là bố tôi 
Con chim sâm cầm đã chết 
Ông không phải là bố tôi 
Con chim sâm cầm ai giết1 
83. Hà Minh Tuân 
Bốn mươi tuổi mới vào đời 
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ 
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ 
Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu? 
84. Minh Huệ 
Vỡ lòng câu thơ viết 
Mời bác ngủ bác ơi 
Đêm nay bác không ngủ 
Nhà thơ ngủ lâu rồi 
85. Văn Cao 
Thiên thai - từ giã về dương thế 
Nhắc chi ngày ấy buồn lòng ta 
Sân đình ngất ngưởng ngôi tiên chỉ 
Uống rượu say rồi hát quốc ca 
86. Ma Văn Kháng 
Khi xuôi anh mang theo 
Đồng bạc trắng hoa xòe 
Với một mối tình sơn cước 
Mùa lá rụng trong vườn 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Năm này qua năm khác 
Đám cưới vẫn không thành 
Vì giấy gía thú chửa làm xong 
87. Vũ Bão 
Sắp cưới bỗng có thằng phá đám 
Nên ông chửi bố chúng mày lên 
Đàu chày đít thớt đâu còn ngán 
Không viết văn thì ông viết phim. 
88. Hồ Dzếnh 
Biết mấy mươi chiều khói thuốc bay 
Quê nhà vẫn lẩn khuất trong mây 
Lui về ký ức chân trời cũ 
Uống chén rượu buồn không dám say. 
89. Hoàng Phủ Ngọc Tường 
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi 
Cái nợ lên xanh rũ sạch rồi 
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ 
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi 
Sử thi thành cổ buồn nao dạ 
Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi 
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa 
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi! 
90. Phạm Thị Hoài 
Dẫu chín bỏ làm mười 
 hay mười hai cũng mặc 
Chẳng ai dung thiên số đất này 
Dụ đồng đội vào trong mê lộ 
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày. 
91. Thanh Thảo 
Giặc dã yên rồi về 
xoay khối vuông Ru bích 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Đoán vận rủi may 
Thưa quý vị, xin mời1 
Xanh tím trắng đỏ vàng đều rõ hết 
Ta cùng vào cuộc chơi. 
Không gian bốn năm chiều, 
 thời gian xin tuỳ thích 
Đảo lộn tùng phèo thật gỉa trắng đen 
“Tôi như cục xà bông thứ thiệt” 
Cứ đổ rượu vào 
 hình quý vị sẽ hiện lên. 
92. Trần Dần 
Người người lớp lớp 
 xông ra trận 
Cờ đỏ 
 mưa sa 
 suốt dặm dài 
Mở đợt phá khẩu 
 tiến lên 
 nhất định thắng 
Lô cốt mấy tầng 
 đè nát vai 
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng 
Hồn vẫn treo trên 
 Vọng hải đài. 
93. Khương Hữu Dựng 
Ba lô trên vai từ đêm mười chín 
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” 
Thì cứ khắc đi rồi khắc đến 
Sao còn ngồi đấy cụ già Khương? 
94. Bùi Minh Quốc 
Tuổi hai mươi xung phong lên Tây bắc 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Nguyện hi sinh chiến đấu dưới cờ 
Lại xung phong vào Nam đánh giặc 
Với bà cụ đào hầm đầu bạc phơ phơ 
Hoà bình rồi tiến lên đổi mới 
Bất ngờ ngã ngựa chốn non cao 
Dẫu thân thể mang đày thương tích 
Thì cuộc đời vẫn đẹp sao 
Tình yêu vẫn đẹp sao1 
95. Ý Nhi 
Trái tim với nỗi nhớ ai 
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng 
Như người đàn bà ngồi đan 
Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng. 
96. Yến Lan 
Ra đi từ bến My Lăng 
Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng 
Tuổi già về lại bến sông 
Trăng xưa đã lớn, phải chong đèn dầu 
97. Phan Thị Thanh Nhàn 
Dấu một chòm thơ trong chiếc khăn tay 
Em hăm hở đi tìm người trao tặng 
Những kẻ phong lưu, những tên du đãng 
Mấy ai biết hương thầm của cô gái xóm đê. 
98. Trần Đăng Khoa 
Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát 
Hát thành thơ như nước triều lên 
Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa 
“Biển một bên và em một bên”. 
99. Hoàng Lại Giang 
Người đàn bà một thời tôi ao ước 
Trên vành đai Mỹ những năm xưa 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
Tình yêu đã lụi tàn cùng ký ức 
Nhưng còn đây tàn lụi đến bao giờ? 
100. Xuân Sách (Tự hoạ) 
Cô giáo làng tôi đã chết rồi 
Một đêm ra trận đất bom vùi 
Xót xa đình Bảng người du kích 
Đau đớn Bạch đằng lũ trẻ côi 
Đường tới chiến công gân cốt mỏi 
Lối vào lửa sởn tóc da mồi 
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ 
Ở một cụm đường rách tả tơi. 
 
Lời cuối sách 
Tiếp theo cuốn Thương nhớ tài hoa của Nguyễn Vũ Tiềm, phác thảo chân dung của năm 
mươi nhà thơ, nhà văn đã quá cố, những cây bút có những đóng góp đặc sắc cho nền văn 
học của đất nước, hôm nay Nhà xuất bản Văn học gửi tới bạn đọc một tập hợp khác về 
chân dung các nhà văn. 
Đây là những kí hoạ có tính đặc tả của Xuân Sách, những chân dung vốn đã khá phổ biến 
trong và ngoài giới văn học suốt vài chục năm qua. 
Tác giả không nêu đích danh ai, nhưng dưới nét bút phác thảo, những độc giả quan tâm 
tới văn học và người làm văn học, vẫn có thể nhận ra từng đối tượng. Dĩ nhiên thể loại 
này thường cố ý phóng to các đặc điểm và khi nhìn vào nét đặc tả ấy - tuy mất cân đối và 
đôi khi phiến diện - vẫn dễ dàng nhận ra diện mạo, cốt cách từng nhân vật. 
Chất vui, hóm và nhất là khả năng chơi chữ có thể khiến người ta ngạc nhiên một cách 
thú vị, nhưng cũng có thể gây nên những sự không hài lòng đây đó... 
Chúng tôi chỉ coi đây là những nét tự trào của giới cầm bút, cười đấy nhưng cũng tự nhận 
ra những xót xa, hạn hẹp của chính mình, những gì chưa vượt qua được trên những chặng 
đường quanh co của lịch sử và thời đại. Tự soi mình hoặc hiểu mình thêm qua cái nhìn 
của người cùng hội, cùng thuyền lắm khi cũng hữu ích. Cái cười trong truyền thống dân 
gian vốn là vũ khí, ngày nay còn có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía trước. 
Với ý nghĩ ấy, chúng tôi mong bạn đọc và các nhà văn thông cảm cho những gì bất cập 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
hoặc chưa lột tả được thần thái của từng chân dung. 
Dù sao đây cũng là 100 bức tranh nhỏ về những người có công trong văn học, những 
người nổi tiếng trong làng văn, trong bạn đọc bằng chính những tác phẩm có giá trị của 
mình. 
Rất mong bạn đọc và các nhà văn nhận ra mối chân tình trong cuộc vui của làng văn, và 
lượng thứ cho những khiếm khuyết. 
Nhà xuất bản Văn học 
Nguồn: Theo bản in của Nhà xuất bản Văn học, in tại nhà in Bộ Nội Vụ tháng 3 năm 
1992, bản đăng trên talawas có sự đồng ý của tác giả. 
Tâm sự của Xuân Sách 
Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hôi ấy 
bước vào thập kỷ 60, tôi đang độ tuổi và mới từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ 
quân đội ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra thời 
gian của chúng tôi dành nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, 
thế giới, những đường lối, chỉ thị, nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước 
mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần, cả 
tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao sau mỗi đợt học, nhận thức và tư tưởng 
từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung tại hội trường 
gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi 
lập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để 
chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về hai phe, bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách 
mạng, về kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh văn nghệ vốn quen thói tự do 
thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao hoặc che kín cho nhau để hút một hơi 
thuốc lá trộm, nuối vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị 
phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi chuyển sang “bút đàm”. 
Vào năm 1962 có đợt học tập quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, 
chống tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ý 
trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng 
hắt lên như thiêu như đất. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc phải tề 
chỉnh đầy dủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giẫy cao cổ nặng như cùm. Bọn tôi trừ 
vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt 
quai. Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao. Ông là người biệt danh “quanh năm đi chân 
đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. 
Quy định ai vào phòng phải bỏ giầy dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn 
sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với 
ông. 
Trong buổi lên lớp căng thẳng như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo 
viết một bài thơ chữ Hán trao cho tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ 
Nghệ giỏi chữ Hán và tôi được gọi là Đồ Thanh bởi cũng vỏ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. 
Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng 
tôi nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương mới bước vào 
còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập tiểu thuyết “chuyển 
vùng” viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã sửa 
chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in. Tôi thấy bài thơ 
Oánh viết rất là hay và dịch: 
Văn nghiệp tiền trình khả điếu quân 
Mao đầu tận lạc tự mao luân 
Lưỡng kiên mai hếu phong trần lý 
Chuyển địa hà thời chuyển đắc ngân 
Dịch nghĩa: 
Con dùng văn nghiệp khá thương cho ông 
Lông đầu ông đã rụng trơ trụi 
Đôi vai lầm lủi trên con đường gió bụi 
Chuyển vùng đến bao giờ thì chuyển thành tiền được? 
Dịch thơ: 
Con đường văn nghiệp thương ông 
Lông đầu rụng hết thư lông cái gầu 
Đôi vai gánh mãi càng đau 
Chuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền? 
Dịch song tôi chuyển bài thơ cho anh em đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu 
còn mọi người phải nén cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
bàn kìm nén đến nôi mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa. 
Tự nhiên trong đầu tôi lóe lên cái ý nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân 
dung! Trong bài thơ của Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp 
bằng cách dùng 

File đính kèm:

  • pdfChan dung van hoc Xuan Sach.pdf
Đề thi liên quan