Câu hỏi ôn tập học kỳ I môn: sinh khối 8 năm hoc: 2008-2009

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập học kỳ I môn: sinh khối 8 năm hoc: 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I
Môn: Sinh	Khối 8	năm hoc: 2008-2009.
------
Chương I:
1.Nêu khái niệm về phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ
2.Trình bày cấu tạo và chức năng của Mô thần kinh
Chương II:
	3.Vẽ sơ đồ và cho biết vai trò của sụn tăng trưởng
4.Sự mỏi cơ là gì? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ
Chương III: 
5.Giải thích các khái niệm: Sự thực bào của bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể.
6.Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên tắc truyền máu. Cho biết tác hại của việc truyền máu không tuân thủ nguyên tắc trên.
7.Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn và nêu ý nghĩa của vòng tuần hoàn.
8.Vẽ và chú thích cấu tạo hình dạng ngoài, phía trước của Tim (Hình 17.1 SGK)
Chương IV:
9.Hãy giải thích sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
10.Nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí và nguồn gốc của nó.
Chương V:
11.Quan sát hình 16 (sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể Người). Em hãy chú thích các chi tiết trong hình.
12.Nêu cấu tạo của dạ dày.
	13.Nêu các biện pháp vệ sinh hệ tiêu hóa.
14.Nêu vai trò của Gan trong quá trình tiêu hóa ở Người.
Chương VI: 
15.Nêu khái niệm về đồng hóa và dị hóa. Cho ví dụ.
--------
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG HKI
Môn: Sinh	Khối 8	năm hoc: 2008-2009.
------
Chương I:
	1.Nêu khái niệm về phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ:
-Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể thông qua TWTK để trả lời kích thích vừa nhận được.
-Cung phản xạ: Là con đường lan truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua TWTK dđến cơ quan phản ứng.
-Vòng phản xạ: Là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.
	2.Trình bày cấu tạo và chức năng của Mô thần kinh
-Cấu tạo: Mô thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh và tổ chức thần kinh đệm tạo nên hệ thần kinh.
-Chức năng: Mô thần kinh cấu tạo nên hệ thần kinh đóng vai trò tiếp nhận kích thích, xử lý và dẫn truyền thông tin và điều khiển điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cơ thể thích ứng với môi trường.
Chương II:
	3.Vẽ sơ đồ và cho biết vai trò của sụn tăng trưởng
-Vẽ sơ đồ: (hình 8.5 SGK).
-Vai trò: Sụn tăng trưởng giúp cho xương dài ra.
	4.Sự mỏi cơ là gì? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ:
-Sự mỏi cơ: Là hiện tượng cơ giảm dần dẫn đến không còn phản ứng với những kích thích của môi trường.
-Nguyên nhân mỏi cơ: Nguồn ngăn lượng cung cấp cho cơ co lấy từ sự ôxi hóa chất dinh dưỡng do máu mang đến.. Quá trình co cơ sẽ sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.
	Nếu lượng ôxi cung cấp trong quá trình co cơ không đủ, sản phảm tạo ra của sự ôxi hóa không chỉ có năng lượng, nhiệt, khí CO2, mà còn có sản phẩm trung gian là axit lactic trong cơ khiến cơ bị đầu độc và bị mỏi. Năng lượng cung cấp không đủ cũng là một trong những nguyên nhân bị mỏi cơ.
Chương III: 
	5.Giải thích các khái niệm: Sự thực bào của bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể.
-Sự thực bào của bạch cầu: Là khả năng của bạch cầu hình thành chân giả để bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
-Kháng nguyên: Là những phân tử ngoại lai, có nguồn gốc từ sinh vật (trên bề mặt của tế bào vi khuẩn, vỏ virut,…). Khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.
-Kháng Thể: Là những phân tử Protêin do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên xâm nhập.
	6.Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên tắc truyền máu. Cho biết tác hại của việc truyền máu không tuân thủ nguyên tắc trên.
-Vẽ sơ đồ truyền máu: A
	 A
	O O AB AB
 B
 B
-Nguyên tắc truyền máu:
	Khi truyền máu Người ta chú ý đến 1 nguyên tắc là xem yếu tố kháng nguyên trong hồng cầu của máu cho có bị yếu tố kháng thể trong huyết tương của máu nhận chống lại và gây hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho hay không.
-Tác hại của việc truyền máu không tuân thủ nguyên tắc
	Việc xét nghiệm nhóm máu người bệnh trước khi thực hiện truyền máu cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc truyền máu. Nếu truyền máu không tuân thủ đúng nguyên tắc có thể dẫn đến hiện tượng hồng cầu của máu cho sau khi vào cơ thể người nhận bị kết dính lại do yếu tố kháng nguyên trong hồng cầu máu cho bị yếu tố kháng thể trong huyết tương của người nhận máu chống lại. Hiện tượng kết dính hồng cầu nói trên dẫn đến gây tắc mạch máu làm cho tuần hoàn máu không tiến hành được và gây chết người.
	7.Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn và nêu ý nghĩa của vòng tuần hoàn.
- Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn: Máu từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan Tại các cơ quan xảy ra sự trao đổi khí và chất giữa các tế bào và máu. Sau quá trình trao đổi, máu theo các tĩnh mạch nhỏ để sau đó vào tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch chủ dưới về tâm nhĩ phải.
+Ý nghĩa: Vòng tuần hoàn lớn có vai trò mang ôxi và chất dinh dưỡng đến cung cấp cho các tế bào hoạt động, đồng thời mang khí thải cacbonic và chất bã từ tế bào về Tim. Sau đó đưa đến cơ quan bài tiết để thải khỏi cơ thể.
-Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi. Tại Phổi xảy ra trao đổi khí giữa máu và phổi. Sau đó máu được đưa vào các tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.
+Ý Nghĩa: Mang khí thải cacbonic từ Tim đến phổi để được đào thải, đồng thời nhận khí ôxi từ phổi mang về Tim và đưa đến các tế bào.
8.Vẽ và chú thích cấu tạo hình dạng ngoài, phía trước của Tim (Hình 17.1 SGK)
	Chú thích như hình 17.1 SGK trang 54.
Chương IV:
9.Hãy giải thích sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
	Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng thấp.
-Ở phổi: +Khí ôxi: Trong phế nang cao hơn trong mạch máu nên ôxi khuyếch tán từ phế nang vào máu.
	+Khí cacbonic: Trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên cacbonic khuyếch tán từ máu vào phế nang.
-Ờ tế Bào: +Khí ôxi: Trong mao mạch cao hơn trong tế bào, nên ôxi khuyếch tán từ mao mạch vào tế bào.
	+Khí cacbonic: Trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào máu.
10.Nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí và nguồn gốc của nó.
	Các tác nhân gây ô nhiễm không khí: Bụi, ôxit nitơ, ôxit lưu huỳnh, ôxit cacbon, vi sinh vật và các chất độc hại khác.
-Bụi: Từ các cơn lốc, núi lửa phun, cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải của các động cơ sử dụng than hay dầu.
-Ôxit nitơ (NO2): có trong khí thải ôtô, xe máy.
-Oxit lưu huỳnh (SO2): Trong khí thải sinh hoạt và công nghiệp.
-Ôxit cacbon (CO): Trong khí thải công nghiệp, sinh hoạt, khói thuốc lá.
-Các vi sinh vật gây bệnh: Trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh.
-Các chất độc hại khác: Như Nicôtin, Nitrôzamin,….có trong khói thuốc lá.
Chương V:
11.Quan sát hình 16 (sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể Người). Em hãy chú thích các chi tiết trong hình.
Chú thích như hình 24.3 SGK trang 79.
12.Nêu cấu tạo của dạ dày.
	-Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít. Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
	+Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc và cơ xiên (cơ chéo).
	+Lớp niêm mạc: nhiều tuyến tiết dịch vị và các tế bào tiết chất nhầy.
13.Nêu các biện pháp vệ sinh hệ tiêu hóa.
	Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
	-Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hóa.
	-Thiết lập khẩu phần ăn hợp lý để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
	-Ăn chậm , nhai kỹ, ăn đúng giờ đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẽ, thoải mái khi ăn. Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để sự tiêu hóa được hiệu quả.
14.Nêu vai trò của Gan trong quá trình tiêu hóa ở Người.
	-Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa Lipit.
	-Khử các chất độc vào trong mao mạch máu.
	-Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
Chương VI: 
15.Nêu khái niệm về đồng hóa và dị hóa. Cho ví dụ.
	-Đồng hóa: Là quá trình tổng hợp nên các chất đặc trưng của tế bào và cơ thể, kèm theo đó là sự tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học của những chất tổng hợp được.
	-Ví dụ: Axit béo và glycêrin là sản phẩm tiêu hóa Lipit trong thức ăn được hấp thụ qua lông ruột vào máu và được tổng hợp thành lipit đặc trưng của cơ thể và trong hợp chất lipit này có chứa các liên kết hóa học giàu năng lượng.
	-Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất do đồng hóa tạo ra thành những chất đơn giản, kèm theo đó là sự bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động tế bào.
	Ví dụ: Khi cần năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động, lipit sẽ được phân giãi thành axit béo và glixêrin và giải phóng năng lượng, năng lượng này sẽ cung cấp cho các hoạt động như tạo ra công, co cơ, tổng hợp những chất mới, tạo ra nhiệt để chống lạnh cho cơ thể…
--------

File đính kèm:

  • doccau hoi va de cuong on tap sinh 8 HKI.doc
Đề thi liên quan