Cảm hứng yêu nước trong các tác phẩm thơ văn trung đại

doc10 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 14329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm hứng yêu nước trong các tác phẩm thơ văn trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ văn - Trường THPT vũ tiên
 Chủ đề:
 Cảm hứng yêu nước trong các tác phẩm thơ văn trung đại
 ( Thời gian thực hiện : 3tiết )
 A. Mục tiêu thực hiện chuyên đề: giúp HS
 - Nắm được điều kiện , điều kiệnlịch sử - XH- VH chi phối sự ra đời và định hình những đặc điểm cơ bản của cảm hứng yêu nước; các khía cạnh cụ thể của nội dung yêu nước trong VH trung đại.
 - Cảm nhận được cảm hứng yêu nước được biểu hiện qua các tác phẩm VHTĐ
 - Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu nước , lòng tự hào dân tộc.
 B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Sách HD chuyên đề, TKbài soạn CĐ
 C. Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức dạy CĐ theo cách phối kết hợp gữa các hình thức ôn tập, thảo luận , trả lời câu hỏi , làm BT thực hành.
 D.Tiến trình thực hiện: 1- ổn định tổ chức.
 2- Bài mối: GV giới thiệu CĐ và thời gian thực hiện CĐ

 Hoạt động của T&T
 Nội dung cần đạt

Em biết gì vềnhững biến động lịch sử của XH Việt nam trong giai đoạn từ TKX đếnTKXX ? Những biến động đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của VH?




GV sơ qua vài nét về lịch sử phát triển của VH













Các khía cạnh cụ thể của cảm hứng yêu nước trong VHTĐ
là gì?











I. Những đặc điểm lịch sử , xã hội tác động đến sự ra đời và định hình những đặc điểm cơ bản của cảm hứng yêu nước trong VHTĐ
 - Từ TKX- TKXX, lịch sử dân tộc có 2 đặc điểm cơ bản:
 * Đất nước giành được quyền độc lập tự chủ, tiến hành nhiều cuộc CĐ bảo vệ tổ quốc.
 * Tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý thức tự cường dân tộc
Trải qua trường kì lịch sử nền VHTĐ đã định hình những đặc điểm cơ bản gắn bó với vận mệnh dân tộc và số phận con người. xét về nội dung và lý tưởng thẩm mĩ nền vHTĐ để lại dáu ấn sâu đậm trong việc phẩn ánh sắc nết cuộc đấu tranh không ngừng vì khát vọng độc lập dân tộc và những giá trị truyền thống cao cả của con người, trong đó cảm hứng yêu nước được thể hiện sâu sắc và thành công nhất.
Đồng hành cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước 
cảm hứng yêu nước được thể hiện ở các mặt khác nhau
 -Khi đất nước có giặc ngoại xâm: căm thù giặc ,quyết tâm CĐ, đoàn kết bảo vệ lãnh thổ.
 - Khi đất nước bị đô hộ: lấy ngòi bút làm vũ khí tinh thần động viên toàn dân đứng lên đánh giặc, giành lại non sông đất nước
 - Thời kì nội chiến: VH phê phán tầng lớp PK, phản ánh sâu sắc khát vọng hoà bình thống nhất.
 * Tóm lại : các khía cạnh cụ thể của cảm hứng yêu nước trong VHTĐlà:
 - ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc
 - Lòng căm thù giặc , tinh thần quyết chiến quyết thắng
 - Tự hào trước chiến công thời đại., trước truyền thống lịch sử của DT
 - Biết ơn ca ngợi những AH đã hi sinh vì nước 
 - Yêu thiên nhiên đất nước,
 - Khát vọng hoà bình ...
 II. Cảm hứng yêu nước thể hiện qua các tác phẩm thơ văn đ
trung đại đã học.
 cảm hứng yêu nước là một trong những cảm hứng chủ đạo 
xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của VHTĐ.
Một trong những tác giả và tác phẩm tiêu biểu là :
 ." Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi
 ."Bình Ngô Đại Cáo " - Nguyễn Trãi
 ."Phú sông Bạch Đằng " - Trương Hán Siêu
 .Tựa "Trích diễm thi tập" - Hoàng Đức Lương
 " Hưng Đạo Đại Vương TQT"- Ngô Sĩ Liên
 ." Chức phán sự đền Tản viên " - Nguyễn Dữ
Có thể tìm hiểu cảm hứng yêu nước trong VHTĐ dựa trên hai bối cảnh lịch sử lớn: Khi đất nước có ngoại xâm
 Khi đất nước hoà bình
 1- Khi đất nước có ngoại xâm































Tổ văn- Trường THPT Vũ Tiên
Chủ đề:
Cảm hứng yêu nước trong các tác phẩm thơ văn trung đại
( Thời gian thực hiện : 3tiết )

A. Mục tiêu thực hiện chuyên đề: Giúp HS
 - Nắm được điều kiện, điều kiện lịch sử XH- VH chi phối sự ra đời và định hình những đặc điểm cơ bản của cảm hứng yêu nước, các khía cạnh cụ thể của nội dung yêu nước trong VH trung đại.
 - Cảm nhận được cảm hứng yêu nước được biểu hiện qua các tác phẩm VHTĐ
 - Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, sách HD chuyên đề, TK bài soạn CĐ
C. Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức dạy CĐ theo cách phối kết hợp gữa các hình thức ôn tập, thảo luận trả lời câu hỏi, làm BT thực hành.
D.Tiến trình thực hiện: 1- ổn định tổ chức.
 2- Bài mới: GV giới thiệu CĐ và thời gian thực hiện CĐ.

Hoạt động của T&T

Nội dung cần đạt


Em biết gì về những biến động lịch sử của XH Việt nam trong giai đoạn từ TKX đến TKXX ? Những biến động đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của VH?




GV sơ qua vài nét về lịch sử phát triển của VH













Các khía cạnh cụ thể của cảm hứng yêu nước trong VHTĐ là gì?










Kể tên một số tác phẩm, tác giả thuộc nền VHTĐ mà em đã học ở lớp 10 ?












Cảm hứng yêu nước trong BĐGP được thể hiện như thế nào?















Nội dung yêu nước của bài " Bình Ngô Đại Cáo" được thể hiện qua những khía cạnh cụ thể nào?








Khi đất nước hoà bình cảm hứng yêu nước được thể hiện ntn? Hãy kể tên một số TP, tác giả được học?





Tình yêu TN, con người trong bài "cảnh ngày hè" được NT thể hiện ntn?











Tìm dẫn chứng minh hoạ trong bài tựa minh hoạ cho cảm hứng yêu nước thể hiện trong tác phẩm ?





Tấm lòng trung quân ái quốc của TQT dược thể hiện ở những điểm nào?
















Câu chuyện của Nguyễn Dữ đề cập đến nội dung yêu nước ở điểm nào?

















Qua các tác phẩm đã tìm hiểu em rút ra nhận xét gì?
 




























































 



 Củng cố và HDVN:

 
 Lưu ý:

I. Những đặc điểm lịch sử, xã hội tác động đến sự ra đời và định hình những đặc điểm cơ bản của cảm hứng yêu nước trong VHTĐ.
 - Từ TKX- TKXX, lịch sử dân tộc có 2 đặc điểm cơ bản:
 * Đất nước giành được quyền độc lập tự chủ, tiến hành nhiều cuộc CĐ bảo vệ tổ quốc.
 * Tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý thức tự cường dân tộc
Trải qua trường kì lịch sử nền VHTĐ đã định hình những đặc điểm cơ bản gắn bó với vận mệnh dân tộc và số phận con người. Xét về nội dung và lý tưởng thẩm mĩ nền VHTĐ để lại dấu ấn sâu đậm trong việc phản ánh sắc nét cuộc đấu tranh không ngừng vì khát vọng độc lập dân tộc và những giá trị truyền thống cao cả của con người, trong đó cảm hứng yêu nước được thể hiện sâu sắc và thành công nhất.
Đồng hành cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cảm hứng yêu nước được thể hiện ở các mặt khác nhau:
 - Khi đất nước có giặc ngoại xâm: Căm thù giặc, quyết tâm CĐ, đoàn kết bảo vệ lãnh thổ.
 - Khi đất nước bị đô hộ: Lấy ngòi bút làm vũ khí tinh thần động viên toàn dân đứng lên đánh giặc, giành lại non sông đất nước
 - Thời kì nội chiến: VH phê phán tầng lớp PK, phản ánh sâu sắc khát vọng hoà bình thống nhất.
 * Tóm lại: các khía cạnh cụ thể của cảm hứng yêu nước trong VHTĐ là:
 - ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc
 - Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng
 - Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử của DT
 - Biết ơn ca ngợi những AH đã hi sinh vì nước 
 - Yêu thiên nhiên đất nước
 - Khát vọng hoà bình ...
 II. Cảm hứng yêu nước thể hiện qua các tác phẩm thơ Cảm hứng yêu nước là một trong những cảm hứng chủ đạo xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của VHTĐ.
Một trong những tác giả và tác phẩm tiêu biểu là :
 w " Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi
 w "Bình Ngô Đại Cáo " - Nguyễn Trãi
 w "Phú sông Bạch Đằng "- Trương Hán Siêu
 w Tựa "Trích diễm thi tập"- Hoàng Đức Lương
 w " Hưng Đạo Đại Vương TQT"- Ngô Sĩ Liên
 w " Chức phán sự đền Tản viên "- Nguyễn Dữ
Có thể tìm hiểu cảm hứng yêu nước trong VHTĐ dựa trên hai bối cảnh lịch sử lớn: - Khi đất nước có ngoại xâm
 - Khi đất nước hoà bình
 1- Khi đất nước có ngoại xâm
 Cảm hứng yêu nước được bày tỏ qua lòng căm thù giặc,
tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù XL, ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào trước truyền thống lịch sử và chiến công của thời đại.
 * Bài" Bạch Đằng Giang Phú" - Trương Hán Siêu.
 Bài phú thể hiện qua niềm tự hào trước truyền thống yêu nước chống XL và truyền thống đạo lý của dân tộc. Dòng sông Bạch Đằng là nơi ghi dấu bao chiến công oai hùng của DT: 
"Đến nay nước sông tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi."
Thông qua việc hồi tưởng và miêu tả lại những chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng tác giả còn gửi gắm niềm tự hào sâu sắc trước truyền thống đạo lý của dân tộc. Truyền thống đó đã đúc kết thành một chân lý vĩnh hằng, giống như quy luật bất biến của tự nhiên, sông BĐ cứ "Đêm ngày luồng to sóng lớn chảy về bể Đông." Những kẻ bất nghĩa như Lưu Cung thì bị tiêu vong. Anh hùng như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo thì mãi mãi lưu danh thiên cổ.
 * Bài "Đại Cáo Bình Ngô" - Nguyễn Trãi 
Đây là một áng văn yêu nước lớn. Nội dung yêu nước của TP được thể hiện trên các phương diện.
 - Khẳng định truyền thống yêu nước , truyền thống nhân nghĩa của dân tộc: " Như nước Đại Việt..........đã lâu."
" Đem đại nghĩa...............cường bạo".
 - Lên án kẻ thù XL: " Nướng dân đen ............Tai vạ "
ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
" Nhân dân bốn cõi một nhà.... "
 - Tin tưởng vững chắc vào nền độc lập của dân tộc
" Muôn thuở nền thái bình ........ sạch lau."
2. Khi đất nước hoà bình:
 Chủ nghĩa yêu nước được các tác giả thể hiện qua cảm hứng về thiên nhiên, sự gắn bó thiết tha với quê hương, qua ý thức giữ gìn và chấn hưng nền vh của DT. Thể hiện sâu đậm nội dung này là các TP:
 - Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi.
 - Tựa " Trích Diễm thi tập "- Hoàng Đức Lương.
 - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Ngô sĩ Liên
 - Chuyện chức phán sự Đền Tản viên - Nguyễn Dữ.
 * Bài " Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi.
Dưới ngòi bút của NT, mùa hè hiện lên với những nét rất đặc trưng của làng quê VN. Cây cối trước sân, bên hiên, ngoài ao đều ở trạng thái đầy sức sống đua nhau trổ khoe dáng vẻ, sắc hương: "Hoè lục ..................tiễn mùi hương."
Cảnh sắc ngày hè tràn đầy sức sống ấy càng sinh động hơn bởi những âm thanh của cuộc sống con người
 "lao xao chợ cá .................lầu tịch dương." 
-> Cảnh vật thanh bình, bình yên vui, đầy sức sống là bởi tấm lòng nhà thơ vốn yêu thiên nhiên, yêu con người tha thiết.
Hơn thế nữa NT còn mơ có được cây đàn của vua THuấn để gảy lên khúc Nam Phong cầu cho nhân dân được ấm no hạnh phúc: " Dẽ có ngu cầm ............... đủ khắp mọi phương."
 * Tựa "Trích diễm thi tập "- Hoàng Đức Lương 
ở bài tựa nổi tiếng này cảm hứng yêu nước lại được thể hiện ở TY văn hoá, niềm tự hào trước di sản của cha ông để lại ý thức trách nhiệm cao trước hậu thế. Hoàng Đức Lương đã xác định điều đó trong bài tựa:" Nước ta từ nhà Lý nhà Trần dựng nước đến nayvẫn có tiếng là nước văn hiến, những bậc thi nhân tài tử đều đem sở trường của mình để thổ lộ ra lời nói, lẽ nào không có người hay ..."
 * Bài " Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên.
Tác phẩm đề cập đến tấm gương một a/ h dân tộc vĩ đại tiêu biểu cho lòng trung quân ái quốc. Phẩm chất này được thể hiện rõ ở những điểm sau:
 - Hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân.
 - Bỏ qua hiềm khích cá nhân, đặt chữ trung lên trên chữ hiếu, nợ nước lên trên tình nhà.
 - Vì nước sẵn sàng lắng nghe ý kiến của gia nô và con 
cái nhưng cũng sẵn sàng trừng trị những người thân chỉ biết chữ "hiếu" một cách ích kỉ mà quên đi việc nước cao cả.
 - Vì dân, ông quan tâm lo lắng một cách sâu sắc, luôn nhắc nhở vua " phải khoan sức dân" khi ông còn sống, và cả khi chết vẫn " hiển linh giúp dân" chống tai nạn và dịch bệnh.
 - TQT còn sử dụng hết tài năng và mưu lược để làm nên những việc hiếm có, sẵn sàng quên thân vì nước : " Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu tôi đi đã "
 * Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên
 Với bút pháp đan xen giữa hai yếu tố hiện thực và kì ảo,
chuyện chức phán sự ở đền Tản viên là một trong những chuyện tiêu biểu trong tập truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhằm khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí chống nô dịch bất công, kiên quyết đấu tranh cho chính nghĩa ,lẽ phải. Hành động châm lửa đốt đền của Ngô Tử Văn xuất phát từ việc tên bách bộ họ Thôi nhà Minh tử trận ở gần ngôi đền thờ vị thần người Việt, sau đó hồn ma họ Thôi tranh giành cướp quyền vị thần người Việt và làm yêu quái trong nhân gian. 
Với trí dũng có thừa Ngô Tử Văn đã đốt đền, sẵn sàng chịu chết xuống tận cõi âm để làm rõ sự thật...Tất cả cốt chuyện và nội dung đều hướng tới mục đích giáo huấn, đề cao phẩm chất cứng cỏi, tiết tháo của một con người vì lẽ phải vì cuộc sống yên bình của nhân dân. Việc Ngô Tử Văn được phong thần còn cho thấy khát vọng của quần chúng nhân dân: Tôn vinh những anh hùng có công với nước, khao khát có được cuộc sống hoà bình ấm no nhờ sự giúp đỡ của các vị anh hùng ngay cả khi họ đã qua đời.

 Tóm lại: Cảm hứng yêu nước trong VHTĐ xuất phát từ tình yêu con người, yêu quê hương xứ sở, ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước và niềm tự hào trước di sản tinh thần và non sông gấm vóc mà cha ông để lại. Nền VH thời TĐ đã phản ánh xuất sắc nội dung yêu nước có giá trị như một động lực, một nguồn sức mạnh truyền thống và trở thành nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của người VN, đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ....... và cướp nước."
III. Luyên tập :
 Phần I : Bài tập trắc nghiệm 
Câu 1: Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong VHTĐ?
 A. ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc
 B. Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
 C. Tự hào trước chiến công của thời đại
 D. Cảm thông với nỗi khổ của con người*
 E. Tự hào trước truyền thống lịch sử.
 G. Biết ơn, ca ngợi những con người đã hi sinh vì đn.
 H. Tình yêu thiên nhiên đất nước.
Câu 2: Trong bài " Bình Ngô Đại Cáo ", " Nhân nghĩa "
của NT được thể hiện
 A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người với ngưởi trên cơ sở tình thương và đạo lý.
 B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, an dân.
 C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho dân.
 D. Cả A B C đều đúng *
Câu3 : Trong tựa " Trích diễm thi tập " điều gì đã thôi thúc tác giả vượt mọi khó khăn để biên soạn tác phẩm.
 A. Để thành người nổi tiếng.
 B. ý thức giữ gìn thơ ca DT.
 C. Chống lại âm mưu của kẻ thù muốn huỷ diệt nền VH độc đáo của DT ta.
 D. Cả B C đều đúng .*
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần quốc Tuấn.
A. Là một vị tướng anh hùng đầy tài năng mưu lược.
B. Là một người đặt tình nhà lên trên nợ nước. *
C. Là một người cha nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
D. Là một người cống hiến cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị .
Câu 5: ý nào sau đây chưa nói chính xác về " Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên ".
 A . Thể hiện thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân .
 B .Thể hiện sự khẳng khái chính trực của người trí thức nước Việt dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân.
 C . Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên XL hung bạo bảo vệ thổ thần nước Việt.
 D . Cả B, C đều đúng.
 Phần II: Tự luận 
 Đề 1: Nhận xét về nội dung yêu nước trong văn học trung đại, có ý kiến cho rằng: " Nội dung yêu nước trong văn học TĐ không có gì khác hơn là tình yêu con người, yêu quê hương xứ sở, ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước, niềm tự hào trước di sản tinh thần và non sông gấm vóc mà cha ông để lại."
 Bằng những hiểu biết của em về thơ văn Nguyễn Trãi và một số tác phẩm văn học trung đại trong chương trình học kì 2 lớp 10. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 Đề 2: Hãy viết một bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi và nội dung yêu nước trong "Bình Ngô Đại Cáo".
 1. Nhắc lại các khía cạnh chủ yếu của cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại
 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại 
 3. Dặn HS chuẩn bị cho CĐ sau.
Dấu (*) đánh dấu phương án trả lời đúng.













































 
 Đề kiểm tra môn ngữ văn
 Iớp :12
 Năm học : 2007- 2008
 
 Đề 1
 Câu 1:(2đ ) 
 Theo anh ( chị ) tiểu sử của Ê xêNin có những diểm gì đáng lưu ý?
 Câu 2: ( 8 diểm)
 Hãy phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
 Ta về mình có nhớ ta
 Ta về ta nhớ những hoa cùng người
 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
 Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
 Này xuân mơ nở trắng rừng
 Nhớ ngưòi đan nón chuốt từng sợi giang
 Ve kêu rừng phách đổ vàng
 Nhớ cô em gái hái măng một mình
 Rừng thu trăng rọi hoà bình
 Nhơa ai tiếng hát ân tình thuỷ chung…



 Đề 2:
 Câu 1: Hãy nêu vai trò của En xa Tơ RiÔ đối với cuộc đời và sự nghiệp của ApaGông? Giá trị nội dung và nghệ thuật của En Xa ngồi trứoc gương?
Câu 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài bên kia sông đuống để làm rõ niềm tự hào về quê hương Kinh Bắc giàu đẹp với truyền thống văn hoá lâu đời và nỗi đau xót căm thù khi quê hương bị giắc tàn phá.
 Bên kia sông Đuống
 Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
 Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
 Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
 Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
 Ruộng ta khô 
 Nhà ta cháy
 Chó ngộ một đàn 
 Lưỡi dài lê sắc máu
 Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
 Mẹ con đàn lợn âm dương
 Chia lìa đôi ngả
 Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
 Bây giờ tan tác về đâu…




 

 Đề kiểm tra môn ngữ văn
 Iớp :12
 Năm học : 2007- 2008
 Đề1
 Câu 1:
 

File đính kèm:

  • docChuyen de ngu van.doc
Đề thi liên quan