Bài tập môn Vật lý - Phần: Dao động và sóng

doc8 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Vật lý - Phần: Dao động và sóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C©u 1- Trong c¸c yÕu tè sau ®©y :
I.TÇn sè 
II. Biªn ®é
III.B­íc sãng
IV.C­êng ®é s¸ng 
Nh÷ng yÕu tè nµo kh«ng liªn quan ®Õn mÇu s¾c ¸nh s¸ng 
A.II , IV
B.I , II
C.III,IV
C.II,III
C©u 2 :
Chọn câu sai trong các câu sau :
A.Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất so với các ánh sáng đơn sắc khác.
B.Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất của môi trường trong suốt vào màu sắc ánh sáng.
C.Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng tím là lớn nhất so với các ánh sáng đơn sắc khác.
D.Chiết suất của môi trường trong suốt có giá trị như nhau đối với tất cả các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Câu 3:
Bước sóng của ánh sáng màu đỏ trong không khí là λ = 0,75μm. Bước sóng của nó trong nước là bao nhiêu ? Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 4/3. 
A.0,632μm.
B.0,5625μm.
C.0,445μm.
D. 0,546μm
Câu 4
 Trường hợp nào liên quan đến hiện tượng tán sắc ánh sáng sau đây :
A.Màu sắc trên bóng bóng xà phòng dưới ánh sáng mặt trời.
B.Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính.
C.Màu sắc của váng dầu trên mặt nước.
D.Màu sắc trên mặt đĩa CD khi có ánh sáng chiếu vào.
Câu 5: Chọn câu sai: 
A.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng luôn bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B.Bước sóng của ánh sáng đơn sắc phụ thuộc vào vận tốc truyền của sóng đơn sắc.
C.Trong cùng một môi trường trong suốt, vận tốc sóng ánh sáng màu đỏ lớn hơn ánh sáng màu tím.
D.Vận tốc của sóng ánh sáng đơn sắc phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
Câu 6:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc : 
A.Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ thì lớn nhất và đối với ánh sáng tím thì nhỏ nhất.
B.Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, bước sóng không phụ thuộc vào chiết suất của môi trường ánh sáng truyền qua.
C.Các sóng ánh sáng đơn sắc có phương dao động trùng với phương với phương truyền ánh sáng.
D.Chiết suất của môi trường trong suốt không phụ thuộc vào tần số của sóng ánh sáng đơn sắc.
Câu 7:Phát biếu nào dưới đây là sai : 
A.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 
B.Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm sáng trắng khi qua lăng bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.
C.Chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. 
D.Ánh sáng trắng là tập hợp gồm bảy ánh sáng đơn sắc khác nhau : đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Câu 8:Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp tới mặt bên của lăng kính có góc chiết quang A = 60°. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím là 1,54. Góc lệch cực tiểu của tia màu tím bằng :
A.49,46°. 
B.40,71°. 
C.51,3°. 
D.30,43°.
Câu 9:Một thấu kính hội tụ mỏng gồm hai mặt cầu lồi giống nhau bán kính R = 30cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5 và đối với ánh sáng tím là 1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím của thấu kính là : 
A.2,22cm.
B.27,78cm.
C.30cm.
D.22,2cm.
Câu 10: Trên vành của một kính lúp có ghi X 2,5. Tiêu cự của kính lúp là :
A.f = 5cm.
B.f = 4cm.
C.f = 10cm.
D.f = 2,5cm.
Câu 11: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai khi nói về kính lúp ?
A.Là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (độ tụ D lớn).
B.Làm tăng góc trông ảnh của vật bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
C.Là quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ.
D.Số ghi trên vành kính lúp cho ta biết giá trị độ phóng đại ảnh.
Câu 12 :Khi dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự f ngắn để quan sát một vật nhỏ thì ta phải đặt vật cách thấu kính một khoảng : 
A.nhỏ hơn f.
B.lớn hơn 2f.
C.bằng f.
D.khoảng giữa f và 2f.
Câu 13:Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là Đ = 25cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = 20 điôp. Kính đặt sát mắt, độ bội giác khi ngắm chừng ở cực cận là : 
A.G = 5. 
B.G = 6. 
C.G = 3,5. 
D.G = 4. 
Câu 14:Một người chỉ nhìn rõ vật các vật cách mắt từ 10cm đến 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = 10 điôp trong trạng thái không điều tiết, mắt đặt sát kính lúp. Độ bội giác của kính là :
A.G = 1,2. 
B.G = 1. 
C.G = 1,5. 
D.G = 2. 
Câu 15:Gọi Đ = 0Cc là khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt, khi sử dụng kính lúp có tiêu cự f. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thì độ bội giác của kính lúp có giá trị G = Đ/f. 
A.Mắt đặt ở tiêu điểm ảnh F' của kính lúp.
B.Mắt đặt sát kính lúp.
C.Mắt bình thường ngắm chừng ở điểm cực cận.
D.Mắt cận thị ngắm chừng ở vô cùng.
Câu 16: Điều nào sau đây là sai khi nói về cách sử dụng kính lúp ?
A.Khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp, độ bội giác của kính không phụ thuộc vào vị trí ngắm chừng.
B.Vật phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật là ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
C.Để tránh mỏi mắt khi sử dụng kính lúp, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận.
D.Khi ngắm chừng ở cận, độ bội giác của kính lúp có giá trị bằng với độ phóng đại ảnh.
Câu 17:
Độ bội giác G của một dụng cụ quang học là :
A.tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua kính và góc trông trực tiếp vật khi vật nằm trong trong giới hạn nhìn rõ của mắt. 
B.tỉ số giữa góc trông trực tiếp vật khi đặt tại điểm cực cận của mắt với góc trông ảnh của vật qua kính. 
C.tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua kính và góc trông trực tiếp vật đó khi đặt ở điểm cực viễn của mắt.
D.tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua kính và góc trông trực tiếp vật đó khi đặt ở điểm cực cận của mắt.
Câu 18: Một kính lúp có độ tụ 50 điôp. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20cm đặt cách kính 5cm để nhìn vật AB trong trạng thái điều tiết tối đa. Độ bội giác của kính là : 
A.G = 7,5. 
B.G = 8,5. 
C.G = 6. 
D.G = 8. 
Câu 19:Phát biểu nào sau đây là đúng : 
A.Giao thoa sóng nước là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng . 
B.Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp .
C.Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp .
D.Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa.
Câu 20:
Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho hợp nghĩa : 
“ Trong hiện tượng giao thoa, tại những điểm mà hiệu đường đi bằng một . . . . . . . . lần bước sóng thì hiệu số pha bằng . . . . . . . . nên biên độ sóng . . . . . . . . “ 
A.số nguyên, (2k + 1)π, gấp đôi biên độ mỗi sóng thành phần .
B.số lẻ nửa, 2kπ, bằng không . 
C.số nguyên, 2kπ, gấp đôi biên độ mỗi sóng thành phần .
D.số nguyên, 2kπ, bằng không .
Câu 21:Trong giao thoa sóng nước và 2 nguồn kết hợp A và B, quỹ tích những điểm dao động với biên độ cực đại là : 
A.Họ hyperbol có tiêu điểm là A và B, kể cả trung trực của AB.
B.Hai họ parabol xen kẻ nhau có tiêu điểm là A và B, kể cả trung trực của AB.
C.Họ parabol có tiêu điểm là A và B, kể cả trung trực của AB.
D.Hai họ hyperbol xen kẻ nhau có tiêu điểm là A và B, kể cả trung trực của AB.
Câu 22:Cường độ dòng quang điện bên trong một tế bào quang điện là I = 8μA. Số electron quang điện đến được anôt trong 1 giây là : 
A.6.1014 hạt. 
B.5.1013 hạt.
C.4,5.1013 hạt. 
D.5,5.1012 hạt. 
Câu 23:
 Chiếu lần lượt vào catôt của một tế bào quang điện các bức xạ có những bước sóng sau λ1 = 0,18μm, λ2 = 0,21μm, λ3 = 0,28μm, λ4 = 0,32μm, λ5 = 0,44μm. Những bức xạ nào gây ra được hiện tượng quang điện ? Biết công thoát của electron là 4,5eV. 
A.λ1, λ2, λ3 và λ4. 
B.λ1, λ2 và λ3.
C.cả 5 bức xạ trên.
D.λ1 và λ2.
Câu 24:Catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,66μm. Chiếu vào catôt ánh sáng tử ngoại có bước sóng 330nm. Để dòng quang điện triệt tiêu thì hiệu điện thế giữa anôt và catốt phải là : 
A.UAK ≤ -2,35 (V). 
B.UAK ≤ -1,88 (V). 
C.UAK ≤ -1,16 (V). 
D.UAK ≤ -2,04 (V). 
Câu 25: Chiếu chùm ánh sáng có bước sóng λ = 0,666μm vào catôt của một tế bào quang điện thì phải đặt một hiệu điện thế hãm 0,69V để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện. Công thoát của electron là :
A.1,206.10-18 (J). 
B.1,907.10-19 (J). 
C.2,5.10-20 (J). 
D.1,88.10-19 (J). 
Câu 26: Xác định công thoát của electron ra khỏi kim loại với ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 330nm, hiệu điện thế hãm 1,38V.
A.2,1.10-19 (J). 
B.4.10-19 (J). 
C.6.10-19 (J).
D.3,81.10-19 (J). 
Câu 27:
Chiếu tia tử ngoại có bước sóng λ = 250nm vào catôt một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện là 0,5μm. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện là : 
A.3,18.10-19 (J). 
B.3,97.10-19 (J). 
C.4,15.10-19 (J). 
D.2,75.10-19 (J). 
Câu 28:
Xác định công thoát của electron ra khỏi kim loại với ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 330nm, hiệu điện thế hãm Uh = -1,25V. 
A.2,51 eV. 
B.1,25 eV. 
C.1,51 eV. 
D.3,08 eV. 
Câu 29:
 Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát electron là 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ có bước sóng λ. Muốn triệt tiêu dòng quang điện, người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4V. Bước sóng λ có giá trị là :
A.0,377μm. 
B.0,677μm. 
C.0,577μm. 
D.0,477μm. 
Câu 30: Biết dòng quang điện triệt tiêu khi hiệu điện thế hãm là 12V. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là :
A.1,45.106 m/s. 
B.1,45.106 m/s. 
C.1,03.106 m/s.
D.2,05.106 m/s. 
Câu 31:Catôt của một tế bào quang điện có công thoát electron là 4,14eV. Chiếu vào catôt môt bức xạ có bước sóng λ = 0,2μm. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt phải thỏa mãn điều kiện gì để không có electron nào tới được anôt ? 
A.UAK = -2,07 (V). 
B.UAK ≤ -2,07 (V). 
C.UAK = 2,07 (V). 
D.UAK ≤ 2,07 (V). 
Câu 32: Công thoát của electron khỏi catôt của tế bào quang điện là 1,88eV. Chiếu và catôt một ánh sáng có bước sóng λ = 0,489μm. Vận tốc cực đại của electron khi thoát ra khỏi catôt là : 
A.0,48.106 m/s. 
B.0,12.105 m/s. 
C.0,52.106 m/s.
D.1,53.105 m/s. 
Câu 33: Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ vào catôt một tế bào quang điện. Biết cường độ dòng quang điện bão hòa là 2mA. Số electron quang điện thoát khỏi catôt trong mỗi phút là : 
A.n = 7,5.1015 hạt. 
B.n = 1,25.1016 hạt.
C.n = 7,5.1017 hạt. 
D.n = 12,5.1018 hạt. 
Câu 34: Công suất phát xạ của một ngọn đèn là 20W. Biết đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm. Số phôtôn phát ra trong mỗi giây là : 
A.3,15.1020 hạt. 
B.5,03.1019 hạt. 
C.4,96.1019 hạt. 
D.6,24.1018 hạt. 
Câu 35:Phản ứng phân rã của pôlôni là : 
      Po -----> α + Pb 
Ban đầu có 0,168g pôlôni thì sau thời gian t = 4T số nguyên tử pôlôni bị phân rã là : 
A.0,3.1019 nguyên tử. 
B.45,15.1019 nguyên tử. 
C.4,515.1019 nguyên tử. 
D.3.1019 nguyên tử. 

File đính kèm:

  • docDao dong va songG0.doc