Bài kiểm tra học kì II môn: Sinh 9

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kì II môn: Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT HOÀI NHƠN
Trường
Lớp 9A.
Họ và Tên: 
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2010 – 2011
Môn : Sinh 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Mã phách 
Chữ ký giám thị 1:
Chữ ký giám thị 2:
"
Điểm 
Chữ ký giám khảo
Mã phách
Bằng số
Bằng chữ
Giám khảo1
Giám khảo 2
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 đ)
I. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và điền vào bảng đáp án ở cuối câu: (3,0 điểm)
1. Phép lai nào sau đây tạo được cá thể ưu thế lai có kiểu gen AaBbCc:
a. AaBBCC x aabbcc. b. AABBCC x AAbbcc.
c. AAbbCC x aaBBcc. d. aaBBcc x aabbcc.
2. Nhóm nhân tố nào sau đây thuộc nhóm nhân tố hữu sinh:
a. Ánh sáng, nhiệt độ cây cỏ, đất, nước. b. Cây cỏ, cây lúa, sâu ăn lúa, ếch nhái. 
c. Ánh sáng, nhiệt độ, đất nước. d. Nước, ếch nhái, cá chép, cây rong.
3. Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
a. Ếch nhái, cá chép, thằn lằn, chim bồ câu.
b. Ếch nhái, cá chép, thằn lằn, vi khuẩn.
c. Gà, lợn, dơi, ngựa.
d. Mèo, dê, rắn , dơi.
4. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh?
a. Trâu và bò ăn cỏ trên một cánh đồng. 
b. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu. 
c. Cá ép sống bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. 
d. Tảo và tôm, cá sống trong hồ nước.
5. Ví dụ nào trong các ví dụ sau là quần thể sinh vật:
a. Tập hợp các con gà cùng nhốt trong một cái lồng bán ngoài chợ. 
b. Tập hợp các cá thể chim, sâu, ve sầu ở trên sân trường.
c. Tập hợp các cây lúa trên một đám ruộng. 
d. Tập hợp các cá thể cá rô phi sống ở 2 ao khác nhau.
6. Địa y sống bám trên cành cây là quan hệ:
a. hội sinh. b. cộng sinh.
c. sinh vật ăn sinh vật. d. kí sinh và nửa kí sinh.
7. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có các thành phần chủ yếu:
a. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
b. thành phần vô cơ, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
c. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
d. các chất vô cơ, chất hữu cơ và sinh vật.
8. Hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
 a. Nhà máy thải các chất thải. b. Phun thuốc cỏ cho lúa.
 c. Vứt giấy vụn ra sân trường. d. Trồng nhiều cây xanh ở sân trường.
9. Trong các dạng tài nguyên dưới đây, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là:
a. Khí đốt thiên nhiên. b. Tài nguyên nước.
c. Năng lượng suối nước nóng. d. Dầu lửa.
10. Môi trường sống của sinh vật là:
a. tất cả những gì có trong tự nhiên.
b. tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật.
c. tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật.
d. tất cả yếu tố bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật.
11. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích:
a. Tạo dòng thuần. b. Tạo cơ thể lai.
c. Tạo ưu thế lai. d. Tăng sức sống cho thế hệ sau.
12. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể sinh vật: 
a. Độ đa dạng. b. Thành phần nhóm tuổi.
c. Mật độ cá thể. d. Tỉ lệ đực cái.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II. Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống () trong các câu sau: (1,0 đ)
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều (1).. thuộc (2), cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn (3).ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên (4). trong quần xã. 
III. Hãy ghép các tác nhân gây ô nhiễm ở cột A với các biện pháp hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm ở cột B cho cho phù hợp vào cột trả lời C: (1 đ)
Cột A (tác nhân gây ô nhiễm)
Cột B (biện pháp hạn chế)
Cột C (trả lời)
1. Ô nhiễm do chất khí thải.
2. Ô nhiễm do chất thải rắn.
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất.
4. Ô nhiễm do tiếng ồn.
a. Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn
b. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. 
c. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
d. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.
e. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải như năng lượng gió, .
1+ ......
2+ ......
3+ ......
4+ ......
B. TỰ LUẬN: (5 đ)
1. (2 đ) Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. 
2. (1 đ) Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của ưu thế lai? 
3. (1 đ)Tại sao không dùng cơ thể lai F1 làm giống? Biện pháp khắc phục? 
4.(1 đ) Cho một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, rắn, thực vật, chuột, thỏ, cáo, sâu hại thực vật, ếch nhái, cú.
Dựa vào hiểu biết của em về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trên hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã đã cho.
.
 Học sinh không được viết ở phần gạch chéo này
....
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 đ)
I. (3,0 đ) Mỗi đáp án đúng 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
b
C
b
c
a
b
d
c
d
a
a
II. (1,0 đ) Mỗi từ điền đúng 0,25 đ
Quần thể sinh vật, (2) các loài khác nhau, (3) được khống chế, (4) sự cân bằng sinh học.
III. (1 đ) Mỗi câu ghép đúng 0,25 đ
Cột A (các kì)
Cột B (diễn biến cơ bản của NST)
Cột C (trả lời)
1. Ô nhiễm do chất khí thải:
2. Ô nhiễm do chất thải rắn:
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất:
4. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học:
a. Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn
b. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. 
c. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
d. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.
e. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải như năng lượng gió, .
1+ e
2+ d
3+ a, 
4+ b
B. TỰ LUẬN: (5 đ)
Câu 1. (2,0 đ)
- Phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì: 
+ Rừng có vai trò quan trọng đối với con người và sinh vật: nơi sống của sinh vật, cung cấp nhiều lâm sản quý cho con người, thức ăn cho nhiều loài sinh vật, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ các loài sinh vật và giữ cân bằng sinh thái, . (1,0 đ) HS Chỉ cần nêu đủ 4 vai trò là 1 điểm
Các ý còn lại 
- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng: (1,0 đ)
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn Quốc gia.
+ Tích cực trồng, bảo vệ rừng và phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+Phát triển dân số hợp lí.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng. .
HS Chỉ cần nêu đủ 4 biện pháp là 1 điểm
Câu 2. (1,0 đ)
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. (0,5 đ)
- Nguyên nhân của ưu thế lai: Sự tập trung các gen trội có lợi vào cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. (0,5 đ)
Câu 3 (1 điểm) – Không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì cơ thể lai F1 có kiểu gen dị hợp, nếu dùng làm giống thì ở thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tăng gây ra hiện tượng thoái hóa. (0,5 đ)
- Biện pháp khắc phục: (0,5 đ)
Nhân giống vô tính bằng cách giâm, chiết, ghép, vi nhân giống, .
Câu 3: (1,0 điểm)
 Thỏ Cáo
Thực vật chuột Cú Vi sinh vật
 Rắn
 Sâu hại thực vật Ếch nhái
Lưu ý: HS có thể trình bày theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docde thi S9 HKII(10-11).doc
Đề thi liên quan