Bài dự thi Tìm hiểu 70 năm lịch sử đảng bộ Đắk Lắk 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột

doc9 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Tìm hiểu 70 năm lịch sử đảng bộ Đắk Lắk 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU 70 NĂM LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẮK LẮK
35 NĂM CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT
	Họ và tên : Vũ Thị Hoa 
	Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
	Đơn vị: Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi - Huyện EaKar - Tỉnh Đắk Lắk
Câu 1: Tỉnh Đăk Lăk được thành lập từ năm nào? Tỉnh Đăk Lăk hiện nay có bao nhiêu huyện, thị, thành phố và tên gọi các huyện, thị, thành phố?
	Tỉnh Đắk Lắk có từ rất lâu rồi, qua bao thăng trầm biến cố nhập tách và chính thức đến ngày 2/7/1923 được thành lập bởi lúc này toàn quyền Đông Dương mới ban hành Nghị định tách Đắk Lắk khỏi tỉnh Kon Tum, và thuộc cao nguyên trung phần.
	Hiện nay tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố,1thị xã và 13 hưyện. Đó là: Thành phố Buôn Ma Thuột ,Thị xã Buôn Hồ ,Huyện KRông Búk, huyện EaKar, huyện MĐRắk, huyện Krông Bông, huyện Krông Pắk, huyện Buôn Đôn, huyện EaSuop, huyện KrôngANa, huyện Cuwiun, huyện EaHleo ,huyện CuMgar, huyện Krông Năng, huyện Lắk.
Câu 2: Vì sao Bộ Chính Trị lại chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên? Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975)
	Sở dĩ Bộ Chính trị chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên là vì:
	Buôn Ma Thuột là thị xã của tỉnh Đắk Lắk và cũng là thị xã lớn nhất ở Tây Nguyên, diện tích khoảng 25 km với dân số trên 7 vạn người có 17.000 đồng bào dân tộc thiểu số. Buôn Ma Thuột nằm trên trục đường chính quốc lộ 14, quốc lộ 26 thuận cho việc phát triển chiến đấu ra các tỉnh Tây Nguyên, xuống duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Buôn Ma Thuột là vị trí chiến lược quan trọng ở nam Tây Nguyên nhưng lại tương đối cô lập xa các trung tâm quân sự lớn, hạn chế sự chi viện của chiến dịch. Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận có địa thế rất thuận lợi cho tác chiến hợp đồng binh chủng, nhưng ta chưa bố trí binh lực ở đây nên địch có sơ hở hơn so với Pleiku và Kon Tum. Do đó một trận đánh lớn ở Ban Mê Thuột sẽ tạo sự rung động mạnh mẽ về chiến lược làm đảo lộn thế phòng thủ của địch ở Tây Nguyên, uy hiếp lực lượng địch ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung mở ra hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn. Với những điều kiện thuận lợi như trên nên ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị đã quyết định chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch nam Tây Nguyên. 
 Trong năm 1975 Tây Nguyên là chiến trường chính trong hoạt động mùa khô của toàn miền Nam. Tháng 9 năm 1974 Bộ tổng tư lệnh giao nhiệm vụ lần thứ nhất cho chiến dịch Tây Nguyên. Cụ thể là sẽ mở chiến dịch tiến công lớn ở nam Tây Nguyên, tiêu diệt một số lực lượng địch, giải phóng một số vùng đất đai, tạo điều kiện để mở thông đường chiến lược Hồ Chí Minh vào đến Nam Bộ, mục tiêu tiến công chủ yếu là quận lỵ Đức lập ( Đắk Min).
Diễn biến của Chiến dịch Buôn Ma Thuột
- Sáng ngày 5/3/1975 Trung đoàn 25 cắt đường 21, ngày 8/3/1975 Trung đoàn 48 đánh chiếm quận lỵ Thuận Mẫn và căn cứ Cẩm Ga cắt đường 14 diệt tiểu đoàn bảo an, bắt 120 tên địch thu 200 súng. Ngày 9/3/1975 sư đoàn 10 đánh quận lỵ Đức Lập ,căn cứ núi lửa, cứ điểm 22, nhưng chiến sự kéo dài đến 10 /3/1975 mới chiếm được quận lỵ và các cứ điểm Đắk Song , Đắk Sắc diệt 1 tiểu đoàn của trung đoàn 53, một tiểu đoàn bảo an, bắt 100 tên địch, thu 14 pháo, 20 xe tăng thiết giáp. Đúng 2 giờ 3 phút sáng ngày 10 /3/1975 từ các hướng, quân ta nổ súng tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột, mở đầu đặc công đánh sân bay thị xã, khu kho Mai Hắc Đế, lực lượng bộ binh đánh sân bay Hoà Bình, cùng thời gian này hoả tiễn H12, ĐKB và các cum pháo tập trung bắn vào sư bộ 23 của địch. Sáng 10/3 ở hướng Bắc, bộ binh ta có xe tăng phối hợp đánh vào Ngã Sáu và đánh chiếm tiểu khu Buôn Ma Thuột, hướng tây bắc lực lượng ta tiêu diệt sở chỉ huy khu kho Mai Hắc Đế, đánh chiếm các cứ điểm Chư ÊBur, Chư Dluê,  phá hệ thống cứ điểm án giữ vòng ngoài thị xã. Ở hướng tây quân ta đánh chiếm doanh trại tiểu đoàn quân y và áp sát căn cứ sư bộ 23, ở hướng Nam ta đánh vào khu hành chính, khu tiếp vận, sở thú y, ty ngân khố, khu cư xá sỹ quan và đánh chiếm quận lỵ Hoà Bình. 10 giờ ngày 11/3 /1975 quân ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 28/3/1975 toàn tỉnh Dắk Lắk đã hoàn toàn giải phóng chính quyền thuộc về tay nhân dân.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất của cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước của quân và dân ta trong cả nước mở màn cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 3 : Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Đắk Lắk được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu? Từd khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh đã trải qua bao nhiêu kì đại hội, được tổ chức vào thời gian nào, tại đâu? Nêu tên các đồng chí bí thư Tỉnh ủy từ khi Đảng bộ tỉnh thành lập đến nay?
Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên ở Đắk Lắk được thành lập vào cuối năm 1940 tại Nhà Đày Buôn Ma Thuột do các đồng chí hoạt động bí mật trong nhà tù tự đứng ra thành lập với 10 đồng chí. Đến ngày ra tù (tháng 4-1945) chi bộ đã phát triển 150 đồng chí.
Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ Đắk Lắk đã trải qua 14 kỳ đại hội, cụ thể là:
- Đại hội Đảng bộ Lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 8 năm 1960 tại vùng núi Chư Djũ, có 50 đại biểu . Đồng chí Nguyễn Hồng Ưng (BD Vũ Anh Ba) được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ II được tổ chức vào tháng 8 năm 1963 tại EaDrăh vùng căn cứ đông Djũ do đồng chí Nguyễn Liên (Bốn Đạo) làm Bí thư.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ III được tổ chức vào tháng 7 năm 1966 tại vùng căn cứ phía nam của tỉnh (EaPLay xã ĐắkTuôr), do đông chí Nguyễn Liên (Bốn Đạo) làm Bí thư.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ IV được tổ chức vào tháng 4 năm 1969 tại buôn MNăng Dơng vùng căn cứ phía nam của Tỉnh do đồng chí Nguyễn Liên (Bốn Đạo) làm Bí thư và sau đó thay đồng chí là đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh) .
- Đại hội Đảng bộ lần thứ V được tổ chức vào tháng 10 năm 1971 tại buôn Ngô vùng căn cứ phía Nam của tỉnh do đồng chí Huỳnh Văn Cần làm Bí thư.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ VI được tổ chức vào tháng 9 năm 1973 tại buôn Ea MDLan vùng căn cứ phía Bắc tỉnh do đồng chí Huỳnh Văn Cần làm Bí thư.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ VII được tổ chức hai vòng, vòng 1 từ ngày 12/11/1976 đến 20/11/1976; vòng 2 từ ngày 13/6/1977 đến ngày 19/6/1977 tại thị xã Buôn Ma Thuột, do đồng chí Trần Kiên làm Bí thư.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII được tổ chức từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 11 năm 1979 tại thị xã Buôn Ma Thuột đồng chí YNgông NiêKdăm làm Bí thư.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ IX được tổ chức từ ngày 05 đến ngày 9tháng 03 năm 1983 tại thị xã Buôn Ma Thuột đồng chí YNgông NiêKdăm làm Bí thư.
 - Đại hội Đảng bộ lần thứ X được tổ chức từ ngày 09 đến ngày 14t háng 10 năm 1986 tại thị xã Buôn Ma Thuột, đồng chí Huỳnh Văn Cần làm Bí thư.
 - Đại hội Đảng bộ lần thứ XI được tổ chức 2 vòng, vòng 2 khai mạc từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 01 năm 1992 tại thị xã Buôn Ma Thuột đồng chí Huỳnh Văn Cần làm Bí thư và tới giữa nhiệm kỳ đồng chí AmaPui làm Bí thư.
 - Đại hội Đảng bộ lần thứ XII được tổ chức từ ngày 05 đến ngày 10 tháng 05 năm 1996 tại thị xã Buôn Ma Thuột, đồng chí Mai Văn Năm làm Bí thư và đến tháng 9 năm1999 đồng chí Nguyễn An Vinh làm Bí thư.
 - Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 12 năm 2005 tại thị xã Buôn Ma Thuột đồng chí Y Luyện NiêKdăm làm Bí thư.
 - Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV được tổ chức từ ngày 31 đến ngày 02 tháng 02 năm 2001 tại thị xã Buôn Ma Thuột đồng chí Niê Thuật làm Bí thư.
Câu 4:Vai trò của ĐCS ở Nhà Đày Buôn Ma Thuột trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Đăk Lăk?
Vai trò của chi bộ Đảng Cộng Sản ở Nhà Đày Buôn Ma Thuột trong thắng lợi của các mạng tháng Tám năm 1945 ở Đắk Lắk đó là làm hạt nhân tổ chức và lãnh đạo toàn thể tù nhân đấu tranh để bảo vệ quyền lợi bảo vệ và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho tù nhân. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, chuẩn bị cho hoạt động cách mạng của từng người sau ra tù. Tìm các liên lạc để tổ chức vận động cách mạng ở thị xã Buôn Ma Thuột mà trước hết là hai đối tượng quần chúng lao động và binh lính địch. Tổ chức các cuộc vượt ngục, vọt, vọt tàu lửa để đưa cán bộ về cho Đảng. Bồi dưỡng lý luận cách mạng và các chỉ thị nghị quyết của Đảng cho những người sắp hết hạn tù để trở ra hoạt động cách mạng. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động cách mạng ở Đắk Lắk phát triển thêm một bước mới, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi. 
Câu 5: Nêu các thành tựu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế- xã hội của tỉnh Đăk Lăk sau 35 giải phóng ( Từ 1975 đến nay), ý nghĩa của những thành tựu đó?
Các thành tựu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk sau 35 năm giải phóng và ý nghĩa của những thành tựu đó .
- Thành tựu nổi bật:
TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ
Từ một nền kinh tế nhỏ bé, mang tính tự cung, tự cấp, đến nay nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 22001 – 2003 đạt khoảng 9-10%. Tổng GDP năm 2008 ước tính gấp 1,46 lần so với năm 2005, bình quân trong 3 năm đạt 12,68% trên năm. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá trị hiện hành) 10,98 triệu đồng cơ cấu kinh tế năm 2008 tính theo giá so sánh năm 1994 tỉ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 55,07% trong GDP, công nghiệp - xây dựng 15,94%, thương mại - dịch vụ 28,99%, trong 9 tháng đầu năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng của kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,16%. Sản xuất nông - lâm nghiệp các năm đều có bước phát triển khá tương đối toàn diện. Nhân dân không những đủ ăn mà còn dự trữ và đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi địa bàn tỉnh. Năm 1975 tổng sản lượng lương thực có hạt là 61.532 tấn đến năm 2008 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 946.789 tấn. Sau năm 75 cả tỉnh chỉ có 200ha ruộng nước, 5000ha cà phê, 3000ha cao su thì đến nay đã có trên 25.000 ha ruộng nước, 181.120ha cà phê, 23.000ha cao su,  sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu dùng trong tỉnh mà còn tạo ra nguồn nông sản hàng hoá lớn phục vụ cho xuất khẩu. Trong chăn nuôi, hình thành nhiều trang trại có quy môlớn, đàn gia súc gia cầm không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đạt được một số kết quả nhất định theo hướng tăng giá trị kinh tế tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hàng năm luôn vượt kế hoạch. Năm 2008 thu được 844 tỉ đồng vượt 10,8% so với kế hoạch, kinh nghạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 700 triệu USD. Hoạt động thương mại có nhiều chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng xã hội, thị trường nông thôn có sự phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yêu của người dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ năm 2008n đạt 13.770 tỷ đồng. 
TRÊN LĨNH VỰC VĂN HOÁ XÃ HỘI
	Hoạt động văn hoá thông tin được đẩy mạnh , bản sắc dân tộc được giữ gìn và phát huy. Toàn tỉnh có trên 70% xã có nhà văn hoá và hầu hết các thôn, buôn có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Dịch vụ viễn thông phát triển mạnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt đến 100% số xã trên địa bàn tỉnh, sử dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi, việc cung cấp báo chí đến người dân được nhanh hơn, đã có 150/154 xã có báo nhân dân phát hành hàng ngày, có 141/154 xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Thể thao và du lịch hoạt động đa dạng phong phú để tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hoá, nhiều hoạt động văn hoá nghệ thtuật được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở đã góp phần cải thiện đời sống văn hoá cho nhân dân, phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển và đạt thành tích cao trong toàn quốc và khu vực.
	Ngành giáo dục phát triển khá cả về quy mô chất lượng và số lượng. hệ thống giáo dục ngày càng phát triển năm học 1975 - 1976 toàn tỉnh mới có 159 trường với 1 364 lớp 58 297 học sinh đến năm học 2008 - 2009 đã có 483 074 học sinh trong đó hoạc sinh dân tộc có 163 339 chiếm tỉ lệ 33,8%. Đến nay không còn tình trạng học ca 3, toàn ngành trong năm học 2009 - 2010 có 876 trường, 492 441học sinh tăng 14 trường, tăng 2 505 học sinh so với năm học trước. Chất lượng đội ngũ quản lý giáo giáo dục và giáo viên ngày một nâng lên chất lượng học tập của học sinh cũng ngày càng chuyển biến rõ rệt. Có 12/14 huyện thị được kiểm tra công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
	Công tác y tế bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng và đầu tư nâng cấp, mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng đến thôn, buôn, đến nay có 100% số xã có trạm y tế, 75% trạm y tế xã phường có bác sĩ, 56% trạm y tế xã phường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, cho đồng bào thiểu số. Đã áp dụng thành tựu khoa học vào công tác điều trị và chữa bệnh cho nhân dân.
	Thực hiện chính sách xã hội tỉnh đã triển khai nhiều chương trình dự án với nhiều nguồn vốn nhằm phát triển kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch, các hoạt động khuyến nông khuyến lâm đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân các đồng bào trong tỉnh, chương trình định canh định cư xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc được triển khai đồng bộ rộng khắp và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỉ lệ hộ nghèo giảm con 16% hàng năm tạo việc làm mới cho hàng chục ngàn lao động cho đồng bào thiểu số.
	Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được ổn định, quốc phòng được giữ vững xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục đựoc củng cố, kiện toàn năng lực lãnh đạo và quản ly điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp ngày một nâng lên. Hoạt động của mặt trận tổ quốc các đoàn thể quần chúng có nhiều chuyển biến tích cực, vững mạnh hơn về cơ sở. Công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng có nhiều chuyển biến tốt sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ Đảng được nâng lên. Niềm tin của cán bộ đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp đổi mới ngày càng được củng cố. 
	Sau 35 năm giải phóng tỉnh DakLak đến nay đã thay da đổi thịt. Từ một thị xã nhỏ bé nay đã trở thành một thành phố lớn phát triển và đầy tiềm năng.
Câu 6: Nêu tóm tắt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếy về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV (Nhiệm kì 2005 – 2010)
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH DAKLAK LẦN THỨ XIV
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đại hội xác định phương hướng mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2006 - 2010: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khắc phục mọi khó khăn thách thức, huy động và sử dụng tốt các nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng để tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển đô thị và nông thôn. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh và bền vững. Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo quốc phòng - an ninh”.
Từ mục tiêu tổng quát, Đại hội xác định tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình có tính chất đột phá để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẻ và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thốnh trính trị cao cấp trong tỉnh. Tập trung xây dựng các chương trình như: phát triển thủy lợi; phát triển công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp nông thôn; phát triển kinh tế buôn, thôn; phát triển chăn nuôi; chương trình giảm nghèo; chương trình đào tạo nhân lực, 
Đại hội đề ra các chỉ tiêu chủ yếu cho đến năm 2010:
1/ Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 11-12%/năm, trong đó nông ngiệp tăng 5-6%, công nghiệp-xây dựng 22-23%, thương mại-dịch vụ 18-19%.
 Cơ cấu kinh tế của tỉnh xác định là: nông nghiệp - công nghiệp-dịch vụ; trong đó tỷ trọng nông - lâm nghiệp 48-49% công nghiệp-xây dựng 20,5-21% và thương mại-dịch vụ 30,5-31%
2/ Thu nhập bình quân đầu người đạt 850 USD (tính theo giá so sánh 1994), từ 9 - 9,5 triệu đồng (tính theo giá hiện hành).
3/ Phát triển cơ sở hạ tầng:
- Thủy lợi: bảo đảm tưới chủ động cho trên 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.
- Giao thông: cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa toàn bộ các tuyến đường tỉnh, đường đến trung tâm xã, 50% hệ thống đường huyện, 25% đường xã và liên xã.
- Điện: 95% trở lên thôn, buôn có điền, trong đó 90-95% số hộ được dùng điện. Mức tiêu thụ điện bình quân 350 kwh/người/ năm.
- Thông tin: 100% xã có hệ thống tin thông suốt; 100 người dân có 15 máy điện thoại
4/ Nâng độ che phủ của rừng đạt 50% diện tích tự nhiên.
5/ Thu ngân sách: hàng năm huy động 11- 12%GDP (theo giá hiện hành). 
6/ Phấn đấu giá trị xuất khẩu đạt từ 1.600 - 1.700 triệu USD, nhập khẩu trên 100 triệu USD.
7/ Huy động đầu tư toàn xã hội bình quân đạt từ 33- 35%GDP,tăng bình quân hàng năm 18,5%.
8/ Giảm tỷ xuất sinh hàng năm 1%; tốc độ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,5% dân số khoảng 1,91 triệu người ( trong đó có 30% dân số thuộc khu vực thành thị ), với gần 1 triệu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,5% mỗi năm.
9/ Tất cả các trạm y tế xã có bác sỹ và đủ điều kiện làm việc; 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 25%.
10/ Giải quyết việc làm cho 170.000 lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt 36%, trong đó qua đào tạo nghề 28%. 
11/ Tất cả các huyện, thành phố có trường dân tộc nội trú; có trung tâm giáo dục thường xuyên. Phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi đạt 85- 90%; phấn đấu phổ cập Trung học cơ sở vào năm 2008; 80 - 85% thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo; 60% trường học được kiên cố hoá; 11% trường mầm non, 52% trường tiểu học, 18% trường Trung học cơ sở và 23% trường Trung học phổ thông đại chuẩn quốc gia.
12/ Phấn đầu đến năm 2010 có 85% hộ trở lên đại tiêu chuẩn quốc gia đình văn hoá các cấp, 30% xã, phường, thị trấn; 50% thôn, buôn, tổ dân phố; 80-85% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá; 100% buôn có nhà văn hoá cộng đồng vào năm 2007; 100% xã có trạm, đài truyền thanh vào năm 2006; phủ sóng phát thanh và truyền hình toàn tỉnh. Quy hoạch đất để xây dựng hội trường, điểm sinh hoạt văn hoá - thể thao 100% thôn buôn.
13/ Đến năm 2010 có 100% dân cư đô thị, 70% dân cư nông thôn được dùng nước sạch.
14/ Xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo đảm số lượng, có chất lượng toàn diện. Giải quyết dứt điểm vấn đề Fulro bên trong, không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, vượt biên, xâm nhập trái phép.
15/ Nâng cao lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong tình hình mới, đồng thời chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; 100% thôn, buôn, tổ dân phố có chi bộ Đảng vào năm 2010; 75% số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh; 90% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 35% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bình quân mỗi năm kết nạp từ 2.500 - 3.000 đảng viên.
NHỮNG NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
I/ Tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững,phấn đấu đến năm 2010đưa tỉnh ta có nền kinh tế đạt mức trung bình tiên tiến của cả nước .
1/ Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với việc xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
2/ Đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng nền kinh tế.
3/ Phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng kinh tế mở, hội nhập tận dụng cơ hội phát triển thị trường trong nước và nước ngoài.
4/ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch, phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Làm tốt công tác quy hoạnh tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực bảo quản cho định hướng phát triển lâu dài.
Thực hiện chiến lược huy động các nguồn lực của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội
Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà trọng tâm là thuỷ lợi, giao thông, điện, trường học, y tế với tỷ trọng lớn, trước hết là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng xa.
Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
5/ Tiếp tục củng cố phát triển các thành phần kinh tế nhằm khai thác tối đa các nguồn lực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II/ Phát triển văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các vấn đề xã hội. 
1/ Tập trung tạo sự chuyển biến cơ bản về giáo dục - đào tạo phục vụ yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.
2/ Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
3/ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho nền văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội.
4/ Ổn định mức tăng dân số hợp lý, tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động.
5/ Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác bảo đảm công bằng xã hội.
6/ Thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. 
III/ Đảm bảo quốc phòng - an ninh,giữ vẩn ổn định chính trị để phát triển kinh tế -xã hội.
Các cấp uỷ, chính quuyền, lực lượng vũ trang và các tổ chức trong hệ thống chính trị phải nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Phát huy truyền thống cách mạng và sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc. Làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, nêu cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình”,bạo loạn lập đổ của các thế lực thù địch. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 	Tập chung xây dựng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm tốt công tác giáo dục chính trị huấn luyện quân sự, chuyên môn nghiệp vụ sát với yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu. Xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan đơn vị, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, công tác tuyển quân hàng năm đạt chỉ tiêu và bảo đảm chất lượng. Đầu tư trang bị, bảo đảm tốt hơn điều kiện sinh hoạt, học tập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng vũ trang.
 	Tiếp tuc bổ sung, hoàn chỉnh các phương án phòng thủ, kế hoạch B, kế hoạch phòng không nhân dân nhất là phương án phòng chống gây rối, biểu tình, bạo loạn, khủng bố ở cấp xã, huyện, tỉnh. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, quan tâm đầu tư các công trình phòng thủ, quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư phù hợp với thế trận phòng thủ, nhất là các điểm dân cư ở các biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, tăng cường mối quan hệ hữu nghị với tỉnh Mondulkiri-Cam-Pu-Chia.
Đẩy mạnh công tác phát động quần chúng, tuyên truyền giáo dục nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng. Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các tình huống xảy ra ngay tại cơ sở; giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn. Nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; phát động sâu rộng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng lực lượng cơ sở cốt cán ở nông thôn, buôn vững mạnh toàn diện.
 	Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; kiềm chế tiến tới làm giảm vi phạm, tội phạm nhất là các tội phạm nghiêm trọng, nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.Tăng cường quản lý của nhà nước trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội, đặc biệt là quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, trật tự an toàn giao thông, phòng chông chaý nổ. Nâng cao chất lượng điều tra, truy tố xét xử và thi hành án; xử lý kip thời, nghiêm minh đúnh pháp luật các loại tội phạm; giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên tryền, phổ biến giáo giục pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của án bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và các cơ quan nội chính trong sạch, vững mạnh để hoàn thành nhiệm vụ; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan tư pháp.
IV/ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tích cực xây dựng chỉnh đốn Đảng; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện 
1. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả ,phát huy xã hội chủ nghĩa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngăn ngừa và đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả.
2. Tăng cường đoàn kết toàn dân ,chăm lo xây dựng mối quan hệ mật thiết giữ Đảng với nhân dân, xây dựng mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân vững mạnh.
3. Không ngừng xây dựng ,chỉnh đốn đảng vững mạnh cả ba mặt Chính trị tư tưởng và tổ chức. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Tổ chức Đảng và đảng viên.
4. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và thực hiện cuộc vận động xây dựng , chỉnh đốn Đảng đi vào chiều sâu lầm chuyển biến mạnh mẽ về chất.
	Với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm xây dựng Tỉnh Đăk Lăk có nền 

File đính kèm:

  • docBai du thi Tim hieu 70 nam Lich su Dang bo Lak Lak.doc