38 câu trắc nghiệm về Mẫu nguyên tử borh

doc4 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 3331 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 38 câu trắc nghiệm về Mẫu nguyên tử borh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3
MẪU NGUYÊN TỬ BORH
Câu 1 : Một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, hấp thụ một phôtôn có năng lượng εo và chuyển lên trạng thái dừng ứng với quỹ đạo N của êlectron. Từ trạng thái này, nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn thì có thể phát ra phôtôn có năng lượng lớn nhất là 
A. 3εo. 	B. 2εo. 	C. 4εo. 	D. εo.
Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về mẫu nguyên tử Bo?
A. Trong trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
B. Trong trạng thái dừng, nguyên tử có bức xạ.
C. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng
Em (Em<En) thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng (En-Em).
D. Nguyên tử chỉ tồn tại ở một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng.
Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mẫu nguyên tử Bo?
A. Nguyên tử bức xạ khi chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích.
B. Trong các trạng thái dừng, động năng của êlectron trong nguyên tử bằng không.
C. Khi ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có năng lượng cao nhất.
D. Trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì bán kính quỹ đạo của êlectron càng lớn.
Câu 4 : Đối với nguyên tử hiđrô , biểu thức nào dưới đây chỉ ra bán kính r của quỹ đạo dừng ( thứ n ) của nó : ( n là lượng tử số , ro là bán kính của Bo ) 
A. r = nro 	B. r = n2ro 	C. r2 = n2ro 	D. 
Câu 5 : Trong nguyên tử hyđrô, xét các mức năng lượng từ K đến P có bao nhiêu khả năng kích thích để êlêctrôn tăng bán kính quỹ đạo lên 4 lần ?
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 6 : Trong nguyên tử hiđrô, êlectrôn từ quỹ đạo L chuyển về quỹ đạo K có năng lượng EK = –13,6eV. Bước sóng bức xạ phát ra bằng là l=0,1218mm. Mức năng lượng ứng với quỹ đạo L bằng :
A. 3,2eV 	B. –3,4eV 	С. –4,1eV 	D. –5,6eV
Câu 7 : Năng lượng ion hóa nguyên tử Hyđrô là 13,6eV. Bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử có thể bức ra là :
A. 0,122µm	 B. 0,0913µm	C. 0,0656µm	D. 0,5672µm
Câu 8 : Chùm nguyên tử H đang ở trạng thái cơ bản, bị kích thích phát sáng thì chúng có thể phát ra tối đa 3 vạch quang phổ. Khi bị kích thích electron trong nguyên tử H đã chuyển sang quỹ đạo : 
A. M 	B. L 	C. O	D. N 
Câu 9 : Cho: 1eV = 1,6.10-19J ; h = 6,625.10-34Js ; c = 3.108m/s . Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên
tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo dừng có năng lượng Em = - 0,85eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng E = - 13,60eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng
A. 0,0974 μm.	B. 0,4340 μm. 	C. 0,4860 μm. 	D. 0,6563 μm.
Câu 10 : Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là ro = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
A. 47,7.10-11m. 	B. 84,8.10-11m. 	C. 21,2.10-11m. 	D. 132,5.10-11m.
Câu 11 : Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s và độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-19C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trang thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số
A. 2,571.1013 Hz.	B. 4,572.1014Hz.	C. 3,879.1014Hz.	D. 6,542.1012Hz.
Câu 12 : Cho: 1eV = 1,6.10-19 J; h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo dừng có năng lượng -0,85 eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng -13,60 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng
A. 0,4340 mm	B. 0,4860 mm	C. 0,0974 mm 	D. 0,6563 mm
Câu 13 : Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô trong trường hợp người ta 
chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô :
A. Trạng thái L	B. Trạng thái M	C. Trạng thái N 	D. Trạng thái O 
Câu 14 :. Chọn phát biểu Đúng. Trạng thái dừng của nguyên tử là:
A. trạng thái đứng yên của nguyên tử. 	
B. Trạng thái chuyển động đều của nguyên tử. 
C. Trạng thái trong đó mọi êléctron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân. 
D. Một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.
Câu 15 : Chọn phát biểu Đúng. ở trạng thái dừng, nguyên tử
A. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng. 	
B. Không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng. 
C. không hấp thụ, nhưng có thể bức xạ năng lượng. 	
D. Vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng.
Câu 16 : Dãy Ban-me ứng với sự chuyển êléctron từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo nào sau đây?
A. Quỹ đạo K. 	B. Quỹ đạo L. 	C. Quỹ đạo M. 	D. Quỹ đạo N.
Câu 17 : Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây
A. Hình dạng quỹ đạo của các electron .	
B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
C. Trạng thái có năng lượng ổn định.	
D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
Câu 18 :Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Nguyên tử hấp thụ phôton thì chuyển trạng thái dừng.
B. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Nguyên tử bức xạ phôton thì chuyển trạng thái dừng.
C. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Mỗi khi chuyển trạng thái dừng nguyên tử bức xạ hoặc hấp thụ photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó
D. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Nguyên tử hấp thụ ánh sáng nào thì sẽ phát ra ánh sáng đó.
Câu 19 : Dãy Laiman nằm trong vùng:
A. tử ngoại.	B. ánh sáng nhìn thấy.	
C. hồng ngoại.	D. ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
Câu 20 : Dãy Pasen nằm trong vùng:
A. tử ngoại. 	B. ánh sáng nhìn thấy.	
C. hồng ngoại. 	D. ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
Câu 21 :Trong quang phổ của nguyên tử hyđrô, các vạch a, b, g, d trong dãy Banme có bước sóng nằm trong khoảng bước sóng của
A. tia Rơnghen.	B. ánh sáng nhìn thấy.	
C. tia hồng ngoại.	D. tia tử ngoại.
Câu 22 :Trong quang phổ vạch hiđrô, bốn vạch nằm trong vùng ánh sáng trông thấy có màu là
A. đỏ, cam, chàm, tím.	B. đỏ, lam, chàm, tím.	
C. đỏ, cam, lam, tím.	D. đỏ, cam, vàng, tím
Câu 23 : Bước sóng dài nhất trong dãy Banme là 0,6560mm. Bước sóng dài nhất trong dãy Laiman là 0,1220mm. Bước sóng dài thứ hai của dãy Laiman là
A. 0,0528mm; 	B. 0,1029mm; 	C. 0,1112mm; 	D. 0,1211mm
Câu 24 : Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Laiman là 1220nm, bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai của dãy Banme là 0,656mm và 0,4860mm. Bước sóng của vạch thứ ba trong dãy Laiman là
A. 0,0224mm; 	B. 0,4324mm; 	C. 0,0975mm; 	D.0,3672mm
Câu 25 : Hai vạch quang phổ có bước sóng dài nhất của dãy Laiman có bước sóng lần lượt là l1 = 0,1216mm và l2 = 0,1026mm. Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ của dãy Banme là
A. 0,5875mm; 	B. 0,6566mm; 	C. 0,6873mm; 	D. 0,7260mm
Câu 26 :Bước sóng của vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Laiman là lo = 122nm, của vạch Ha trong dãy Banme là l = 656nm. Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman là
A. 10,287nm.	B. 102,87nm.	C. 20,567nm.	 	D. 205,67nm.
Câu 27 : Bước sóng của hai vạch Ha và Hb trong dãy Banme là l1 = 656nm và l2 = 486nm. Bước sóng của vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Pasen.
A. 1,8754mm. 	B. 0,18754mm. 	 	 C. 18,754mm.	 	D. 187,54mm.
Câu 28 : Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, vạch ứng với bước sóng dài nhất trong dãy Laiman là l1 = 0,1216mm và vạch ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K có bước sóng l2 = 0,1026mm. Hãy tính bước sóng dài nhất l3 trong dãy Banme.
A. 6,566mm.	B. 65,66mm.	C. 0,6566mm.	D. 0,0656mm.
Câu 29 : Gọi và lần lượt là 2 bước sóng của 2 vạch H và H trong dãy Banme. Gọi là bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen. Xác định mối liên hệ ,,
A. = + 	B. 1 = - 
C. = - 	D. 1 = + 
Câu 30 : Các bước sóng dài nhất của vạch quang phổ thuộc dãy Lyman và dãy Banme trong quang phổ vạch của H tương ứng là: 21=0,1218và32=0,6563.Tính bước sóng của vạch thứ 2 trong dãy Lyman?
A. 0,1027 	B. 0,0127 	C. 0,2017 	D. 0,1270
Câu 31 : Cho biết biết bước sóng ứng với vạch đỏ là 0,656và vạch lam là 0,486trong dãy Banme của quang phổ vạch của H. Hãy xác định bước sóng của bức xạ ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo L về quỹ đạo M?
A. 1,875 	B. 1,255 	C. 1,545 	D. 0,84
Câu 32 : Trong quang phổ vạch của hydrô biết bước sóng của các vạch trong dãy quang phổ Banme vạch Hα : λ32 = 0,6563μm và Hδ : λ32 = 0,4102μm. Bước sóng của vạch quang phổ thứ ba trong dãy Pasen l
A. 1,0939 μm	 	B. 0,9141 μm	 	C. 3,9615 μm	D. 0,2524 μm
Câu33: Cho 3 vạch có bước sóng dài nhất ở dãy quang phổ vạch của nguyên tử H là: 21=0,1216(Lyman), 32=0,6563(Banme), 43=1,8751(Pasen). Có thể tìm được bước sóng của mấy vạch thuộc dãy nào?
A.31, 41 thuộc dãy Lyman; 42 thuộc dãy Banme
B.32 thuộc Banme, 53 thuộc Pasen, 31 thuộc Lyman
C.42 thuộc dãy Banme, 31 thuộc Lyman
D.31, 41, 51 thuộc Lyman:
Câu 34 Cho 3 vạch có bước sóng dài nhất ở dãy quang phổ vạch của nguyên tử H là: 21=0,1216(Lyman), 32=0,6563(Banme), 43=1,8751(Pasen). Bức xạ thuộc dãy Banme có bước sóng thỏa mãn giá trị nào?
A. 0,5212 	B. 0,4260 	C. 0,4871 	D. 0,4565
Câu 35 : Cho 3 vạch có bước sóng dài nhất ở dãy quang phổ vạch của nguyên tử H là: 21=0,1216(Lyman), 32=0,6563(Banme), 43=1,8751(Pasen). Các bức xạ thuộc dãy Lyman có bước sóng thoả mãn giá trị nào?
A.31=0,0973,41=0,1026 	C. 31=0,1026,41=0,0973
B. 31=0,1226,41=0,1116 	D. 31=0,1426,41=0,0826
Câu 36 : Cho bước sóng của 4 vạch quang phổ nguên tử Hiđrô trong dãy Banme là vạch đỏ H= 0,6563, vạch lam H= 0,4860, vạch chàm H = 0,4340, vạch tím H= 0,4102. Hãy tìm bước sóng của 3 vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Pasen ở vùng hồng ngoại?
A. 43=1,8729;53=1,093;63=1,2813
B. 43=1,8729;53=1,2813;63=1,093
C. 43=1,7829;53=1,2813;63=1,093
D.43=1,8729;53=1,2813;63=1,903
Câu 37 : Các mức năng lượng của nguyên tử H ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức 
En= - eV, với n là số nguyên n= 1,2,3,4 ... ứng với các mức K,L,M,N. Tính tần số của bức xạ có bước sóng dài nhất ở dãy Banme
A. 2,315.1015 Hz 	 	C. 2,613.1015 Hz 
B. 2,463.1015 Hz 	D. 2, 919.1015 Hz
Câu 38 : Gọi và lần lượt là 2 bước sóng của 2 vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai trong dãy Lai man. Gọi là bước sóng của vạch H trong dãy Banme. Xác định mối liên hệ ,,
A. =+ 	B. =- 
C. =- 	D. = 1 + 2

File đính kèm:

  • docMAU NGUYEN TU BORH (38 cau trac nghiem).doc