3 bài văn hay về bài thơ hoan hô chiến sĩ Điện Biên

doc10 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 6488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 bài văn hay về bài thơ hoan hô chiến sĩ Điện Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3 BÀI VĂN HAY VỀ Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Đề 1: GS. Nguyễn Văn Hạnh, nhà phê bình VH đánh giá: “Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên là một trong những đỉnh cao nhất của thơ Tố Hữu, là sự kết tinh nghệ thuật từ những thể loại thơ ông làm trước đó. Về sau này cũng ít khi có trường hợp “tài năng nghệ thuật của anh lại vươn tới mức hùng tráng, sảng khoái, chủ động, tung hoành trên nhiều cung bậc như ở đây” 
Anh/chị h ãy phân tích làm rõ nhận đnh trên, Từ đó có thể nói Hoan hô chiến sĩ Điện Biên là sự kết tinh về mặt nghệ thuật của Tố Hữu được không ? Chứng minh ..
Bài làm RÔ LAN PHƯƠNG
Tháng 5-1954, bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu ra đời hòa vào khúc khải hoàn ca ngay sau chiến th ng lịch sử này. Bài thơ gồm 10 tiểu đoạn, khoảng 100 câu, được cấu trúc tự do theo lối thơ hợp thể (câu ngắn nhất 3 tiếng; câu dài nhất 13 tiếng). Có lẽ chỉ với thể thơ này Tố Hữu mới diễn đạt hết các khía cạnh: từ bề dày đến bề rộng, bề xa của chiến thắng. Nói thơ hợp thể vì nếu xét theo từng tiểu đoạn một, ta sẽ thấy có những khổ, những câu thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ được dùng một cách tương đối ổn định, có cả những câu lục bát quen thuộc. Đó là những thể thơ Tố Hữu thường dùng, hay dùng, lặp đi lặp lại, trở thành một nét phong cách thơ Tố Hữu và ở mỗi thể thơ Tố Hữu từng có những bài hay. Từ đó có thể nói Hoan hô chiến sĩ Điện Biên là sự kết tinh về mặt nghệ thuật của Tố Hữu.
Đứng về phương diện nội dung: 4 tiểu đoạn đầu ghi lại niềm vui chung, cảm tưởng chung khi nhận được tin chiến thắng; 2 khổ sau cùng là ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ trên trường quốc tế, cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp tới Hội nghị Giơ-ne-vơ “Bọn địch gặp ta sẽ phải cúi mặt xuống” như dự đoán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xin đi sâu phân tích 4 tiểu đoạn thơ miêu tả trực tiếp chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, từ tiểu đoạn 5 đến tiểu đoạn 8, trong đó tác giả dành hai tiểu đoạn (5, 6) chủ yếu nói về ta và hai tiểu đoạn (7, 8) chủ yếu nói về địch.
Về phía ta, tác giả đã dựng lại trận đánh hiệp đồng các binh chủng lớn nhất, hiện đại nhất trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp. Ca ngợi các chiến sĩ Điện Biên anh hùng thể hiện ở những hành động cực kỳ dũng cảm, nhà thơ lấy chất liệu từ những tấm gương tiêu biểu như: Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót nhưng không dừng lại ở một cái tên riêng nào:
 
                         Những đồng chí thân chôn làm giá súng
                         Đầu bịt lỗ châu mai
                         Băng mình qua núi thép gai
                         Ào ào vũ bão
                         Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
                         Nát thân nhắm mắt còn ôm
                         Những bàn tay xẻ núi lăn bom
                        Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Rõ ràng ở đây là “Những đồng chí” chứ không phải “Một đồng chí” – Tất cả các chiến sĩ Điện Biên, mỗi người đều rất xứng đáng nhận danh hiệu anh hùng (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/ Chiến sĩ anh hùng!).
Đó là những tấm gương tiêu biểu đại diện cho các binh chủng, trước hết là bộ binh (lực lượng quyết định chiến trường có quân số đông hơn tất cả) được miêu tả tới bốn câu thơ (Những đồng chí thân chôn làm giá súng/ Đầu bịt lỗ châu mai/ Băng mình qua núi thép gai/ Ào ào vũ bão). Tiếp theo là binh chủng trẻ tuổi pháo binh (Những đồng chí chèn lưng cứu pháo/ Nát thân nhắm mắt còn ôm) và binh chủng công binh (Những bàn tay xẻ núi lăn bom/ Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện). Cả ba binh chủng đều thể hiện tuyệt vời ý chí quyết chiến quyết thắng của quân đội ta! Với cách diễn tả như vậy, nhà thơ đã giúp cho độc giả cảm nhận được trận đánh lớn lao này vừa ở mức độ toàn cục (các binh chủng), vừa ở từng chiến sĩ cụ thể. Mặt khác, nhịp thơ ở đây ngắn, mạnh, dứt khoát; các câu thơ biến hóa liên tục theo trường độ dài/ ngắn khác nhau như những mũi xung kích đang hình thành hướng vào mục tiêu là tập đoàn cứ điểm của quân giặc.
Ở phía sau lưng các chiến sĩ là trùng điệp các đoàn dân công ngày đêm ra tiền tuyến – một lực lượng hậu cần khổng lồ, hùng hậu, chưa từng có trong lịch sử trước đó. Cùng với hình ảnh các chiến sĩ, đây là hình ảnh sinh động nhất của cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, ai cũng có dịp được đóng góp công sức vào chiến dịch mang tầm cỡ lịch sử quan trọng này!
Diễn tả chiến tranh, lại là “trận chung kết” lịch sử, Tố Hữu không né tránh những mất mát, hy sinh. Đó là giá máu chúng ta đã phải trả. Bằng rất nhiều hình ảnh: “Máu trộn bùn non; Nát thân nhắm mắt; Xương tan thịt nát…” – mọi lực lượng đều có tổn thất. Đúng là chúng ta đã phải dập tắt lửa chiến tranh xâm lược bằng máu cuộc đời mình chứ không còn cách nào khác. Tuy nhiên, đọc thơ Tố Hữu ta không hề thấy cảm giác bi lụy, rùng rợn. Tác giả miêu tả sự hy sinh nhằm nêu bật ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường, tinh thần dám xả thân và những hy sinh to lớn để đem về chiến thắng. Đó cũng là cách ghi nhớ công ơn – Đời đời nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống ở Điện Biên Phủ để:
                                 Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
                                 Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng
Những khổ thơ tiếp theo, tác giả diễn tả một cách tổng hợp diễn biến tuyệt đẹp của trận đánh lịch sử và tình thế tuyệt vọng của kẻ thù, trước hết là quyết tâm của Trung ương Đảng và của toàn thể dân tộc đã trở thành hiện thực:
                                Lũ chúng nó phải hàng, phải chết
                                Quyết trận này quét sạch Điện Biên!
Đồng thời đó cũng là lời khẳng định dứt khoát số phận tất yếu của kẻ xâm lược. Thế trận của ta nhiều tầng, nhiều lớp, trùng điệp cả trên trời lẫn dưới đất làm cho quân giặc lâm vào thế lúng túng, bị động, không có chỗ dung thân:
                               Quân giặc điên
                               Chúng bay chui xuống đất
                               Chúng bay chạy đằng trời
                               Trời không của chúng bay
                                Đạn ta rào lưới sắt
                               Đất không của chúng bay
                                         Đai thép ta thắt chặt!
Lần đầu tiên cao pháo của chúng ta đã vươn nòng làm chủ bầu trời vít cổ những máy bay giặc cướp xuống để tiêu diệt. Địa pháo của ta gầm lên nhả những viên đạn đồng theo nhau dội thác lửa hờn căm cấp tập xuống đầu thù, chi viện đắc lực cho bộ binh ta ào ào xốc tới tiêu diệt từng cứ điểm một, lần lượt đến cứ điểm cuối cùng là hầm chỉ huy của tên tướng thực dân. Đúng là một trận đánh hiệp đồng các binh chủng tuyệt đẹp, chưa từng có trong suốt cuộc kháng chiến: ta ở thế áp đảo, địch ở thế co lại phòng thủ, bị tấn công tứ phía, chỉ có một lối thoát duy nhất (hoặc là bị tiêu diệt hoàn toàn, hoặc là đầu hàng vô điều kiện):
                              Chúng bay chỉ một đường ra
                              Một là tử địa, hai là tù binh
Nếu ở phần trên tác giả dùng những câu thơ dài/ ngắn khác nhau để diễn tả thế trận của ta đang hình thành, thì ở đây tác giả lại dùng thể thơ 7 chữ cố định để diễn tả trận “quyết chiến điểm” ở giờ phút quyết định, thế giặc thua là tất yếu không thể đảo ngược. Những câu thơ ở đây vừa kết hợp việc dùng những yếu tố biền ngẫu đối lập (đối lập giữa từ với từ, giữa ý với ý, giữa thế ta và thế địch…); cách dùng một số từ Hán – Việt; với việc ngắt nhịp câu thơ thành từng nhịp ngắn, mạnh, dứt khoát tạo ra một âm hưởng dồn dập, vừa trang trọng vừa hùng tráng. Cả 2 tiểu đoạn bao gồm những câu thơ đạt tới mức cổ điển hay nhất trong toàn bài. Chính vì vậy mà khi đọc hai đoạn thơ này lên ta như nghe âm vang những cung bậc của Bình Ngô đại cáo: “Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông/ Cơn gió to trút sạch lá khô/ Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ…”. Ta cũng như nghe những tiếng reo hò giết giặc vang dội của nghĩa quân Cần Giuộc năm xưa trong thơ Nguyễn Đình Chiểu: “Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không/ Nào sợ thằng tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chắng có/ Kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh/ Bọn hè trước lũ ó sau trối kệ tàu thiếc tầu đồng súng nổ…”. Xin đọc lại cả hai đoạn thơ:
                           Lũ chúng nó phải hàng, phải chết
                           Quyết trận này quét sạch Điện Biên
                           Quân giặc điên
                           Chúng bay chui xuống đất
                           Chúng bay chạy đằng trời
                           Trời không của chúng bay
                           Đạn ta rào lưới sắt!
                           Đất không của chúng bay
                           Đai thép ta thắt chặt!
                           Của ta, trời đất, đêm ngày
                           Núi kia, đồi nọ, sông này, của ta!
                           Chúng bay chỉ một đường ra
                           Một là tử địa, hai là tù binh
                           Hạ súng xuống, rùng mình run rẩy
                           Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm
 
                           Nghe trưa nay tháng 5 mùng 7
                           Trên đầu bay thác lửa hờn căm!
                           Trông: bốn mặt, lũy hầm sụp đổ
                           Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
                           Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng
                            Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
                            Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!
Quả đúng là hào khí chiến thắng!
Cả bài thơ có tới ba câu thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” tạo thành một điệp khúc, nhưng chỉ có câu này là được đặt đúng vị trí của nó nhất, có giá trị biểu cảm cao nhất. Hoan hô các chiến sĩ, Tố Hữu cũng không quên hoan hô Tổng tư lệnh chiến dịch, người được Bác Hồ giao toàn quyền quyết định ngoài chiến trường đã có những quyết sách kịp thời và đúng đắn đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
                                    Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp
                          Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp
                          Vinh quang Tổ quốc chúng ta!...
Từ những tiếng hoan hô vang dậy cả bài thơ, từ niềm vui bao trùm lên mọi dòng, mọi chữ, từ âm hưởng anh hùng ca xuyên suốt từ đầu đến cuối. Hoan hô chiến sĩ Điện Biên trở thành khúc ca khải hoàn của cả dân tộc! Bài thơ cũng được coi là bức tượng đài nghệ thuật ngôn từ về người chiến sĩ Điện Biên anh dũng. Sau chiến thắng Điện Biên thì những tiếng “Việt Nam – Điện Biên Phủ  -  Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp” gắn liền với nhau, vang lên một cách tự hào, như là tên gọi mới của Tổ quốc chúng ta trong thế kỷ XX đầy bi tráng! 
Có thể nói bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên là sự kết tinh về mặt nghệ thuật của Tố Hữu.


 ****
*Đề 2: Đọc lại bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của cố nhà thơ cách mạng Tố Hữu, chúng ta càng nhận thức sâu sắc bài thơ chứa đầy khí tiết hào hùng ngày toàn thắng Điện Biên. Anh/chị hãy phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ

Bài làm ( HS lớp 9 )

 “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” là bài thơ theo thể thơ tự do, xen lẫn những câu lục bát và câu song thất. Bài thơ mang tiết tấu nhanh, mạnh ào ào như sóng reo, thác cuốn. Câu, chữ trong thơ dễ hiểu, hàm lượng thông tin cao, xuyên suốt bài thơ là tiếng reo vui ngày chiến thắng, thể hiện ngay ở đầu đề bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên". Lấy một câu khẩu ngữ mang tính khẩu hiệu làm đầu đề bài thơ, nhà thơ đã khẳng định âm hưởng chính cho bài thơ của mình trong niềm vui hân hoan ngày giải phóng Điện Biên. Nhà thơ  không tiếc lời ngợi ca tinh thần anh dũng của các chiến sĩ trong chiến dịch Điên Biên.
Bài thơ dài, nhưng bố cục chặt chẽ, chia làm sáu đoạn nhỏ. Có thể cảm nhận, bảy câu đầu là một loại thông tin viết dưới góc độ nhìn thể hiện tình cảm, trái tim yêu nước nồng nhiệt của nhà thơ, biểu lộ rõ thời gian khi nhận được tin, qua câu mở đầu:
 “Tin về nửa đêm//Hỏa tốc hỏa tốc” và tin ấy đến rất nhanh, rất kịp thời, rất hỏa tốc. Tin chiến thắng đến với nhà thơ bằng một chiến sĩ thông tin đi ngựa chứ không phải bằng điện báo “Ngựa bay lên dốc”. Sau khi nhà thơ biết tin, cả làng cả bản nơi ông ở cùng biết
 “Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa”.
 Câu mở đầu đoạn tiếp theo, nhà thơ báo tin bằng một lời reo vui, một khẩu hiệu “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Niềm vui lớn làm cho nhà thơ không thể kìm nén nổi lòng mình, bật reo lên những lời xưng tụng, rất gần với khẩu ngữ, ngợi ca vị tướng tài ba, ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch lịch sử để làm nên chiến thắng lẫy lừng. Những lời thơ rạo rực khí phách - một hồn thơ dạt dào cháy bỏng ở đoạn tiếp theo
 “Kháng chiến ba ngàn ngày/
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước như huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng”. 
Câu và ý thơ là khúc hát hân hoan, một dàn đồng ca dào dạt vang lên, thông qua những câu lục bát như lời ru của Mẹ
 “Điện Biên vời vợi ngàn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung” . 
Đoạn 4 bài thơ, nhà thơ dành 27 câu thơ để mô tả trực diện cuộc chiến đấu gian khổ, nhưng vô cùng oanh liệt của quân và dân ta để giành thắng lợi cuối cùng. Mở đầu đoạn thơ này, nhà thơ láy lại câu "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" như một tôn vinh, một tượng đài bất tử. Đây là bức chân dung ca ngợi sự rạng danh chiến sĩ Điện Biên trong cách nhìn toàn cảnh, đặc tả gương mặt anh hùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... được nhà thơ khắc ghi vào lịch sử “Những đồng chí thân chôn làm giá súng//Đầu bịt lỗ châu mai//Băng mình qua núi thép gai ào ào vũ bão//Những đồng chí chèn lưng cứu pháo//Nát thân, nhắm mắt còn ôm...”. Trong giờ phút dào dạt niềm vui chiến thắng, nhà thơ nhớ và nghĩ tới công lao trời biển của Bác Hồ trong trận quyết chiến Điện Biên Phủ. Với thể thơ lục bát, nhà thơ đã khắc nên hình ảnh Bác kính yêu ngày toàn thắng
 “Tiếng reo núi vọng sông rền
Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ/
Bác đang cúi xuống bản đồ
Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo
Từ khi vượt suối băng đèo
Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày
Tin về mừng thọ đêm nay
Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông”.
Thế hệ ngày nay, vinh dự được sống và làm việc trên vùng đất Điện Biên Phủ anh hùng thật đáng tự hào và ghi ơn công lao bậc cha anh đã quên tuổi xanh ngã xuống trên mảnh đất một thời máu lửa - một thời “Máu trộn bùn non” để hôm nay và mai sau “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam//Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng”. Càng cận kề ngày kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cứ mỗi lần lật lại từng trang thơ, đọc từng câu thơ trong 96 câu thơ, 625 chữ hùng tráng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của cố nhà thơ cách mạng Tố Hữu, chúng ta càng nhận thức sâu sắc bài thơ chứa đầy khí tiết hào hùng ngày toàn thắng Điện Biên.


 * * * * *
 *Cuối cùng xin giới thiệu
Lời bình của nhà văn Trịnh Thanh Sơn
Nếu nói Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ thời sự thì Hoan hô chiến sĩ Điện Biên có lẽ là một trong những bài thơ thời sự nhất của ông. Theo ngày tháng đề dưới bài thơ (5-1954) thì ông viết bài thơ này ngay sau ngày Điện Biên Phủ chiến thắng.
Ngày "Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về là ngày 7-5-1954, thì ngày 11-5-1954, báo Nhân Dân đã in trang trọng trên trang nhất bài thơ này của Tố Hữu. Có nghĩa là, từ khi viết cho đến lúc bài thơ ra mắt hàng triệu độc giả chỉ vẻn vẹn có bốn ngày.
Bài thơ dài tới 96 câu thơ, viết bằng thể thơ tự do có vần (Tố Hữu không viết thơ không vần bao giờ), xen lẫn những đoạn lục bát và vài ba câu song thất, như những lời hát hân hoan xen vào một ký sự thơ.
Cả bài thơ mang một tiết tấu nhanh, mạnh; khỏe ào ào như sóng reo, thác cuốn, lửa cháy và bão táp. Câu, chữ trong thơ là câu chữ dân giã, dễ hiểu, mang hàm lượng thông tin rất cao. Sắc độ chính, xuyên suốt bài thơ là tiếng reo vui, hân hoan chiến thắng. Ngay "tít" bài thơ cũng thể hiện điều đó: "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên"! Lấy một tiếng reo vui, một câu khẩu ngữ mang tính khẩu hiệu làm đầu đề cho bài thơ Tố Hữu đã khẳng định âm hưởng chính cho bài thơ của ông rồi: Đây là niềm hân hoan chiến thắng.
Bài thơ dài, vì thế nhà thơ tổ chức bố cục thật chặt chẽ và khoa học. Có thể thấy bài thơ được chia làm sáu đoạn nhỏ, mỗi đoạn mang một mầu sắc riêng và mang một sứ mạng cụ thể:
Đoạn 1 (bảy câu đầu): Đây là một tin thông tấn được viết dưới góc độ nhìn và tình cảm của một nhà thơ có trái tim yêu nước nồng nhiệt. Ông cho biết rõ thời gian ông nhận được tin, đó là "nửa đêm" (Tin về nửa đêm) và tin ấy đã đến với ông rất nhanh, rất kịp thời, rất "hỏa tốc" (Hỏa tốc, hỏa tốc). Rồi tin ấy đã đến với ông bằng một chiến sĩ thông tin đi ngựa (chứ không phải bằng điện đài - (Ngựa bay lên dốc). Sau khi ông biết tin, thì cả làng bản nơi ông ở đều cùng được biết:
Đuốc chạy sáng rừngChuông reo tin mừngLoa kêu từng cửaLàng bản đỏ đèn, đỏ lửa! 
Tuy nhiên, ta chỉ biết đó là một tin vui, từ một người nhân ra nhiều người, từ một nhà nhân ra nhiều nhà, từ một bản nhân ra nhiều bản. Nhưng tin vui đó là tin gì vậy, ông vẫn giấu, ông dành cái tin vui ấy cho câu mở đầu ở đoạn 2. Cái tài của người đưa - tin - thi - sĩ chính là ở đấy!
Đoạn 2 (bảy câu tiếp): Ngay câu mở đầu của đoạn 2, tác giả đã "bật mí" cái tin vui to lớn kia là tin gì: Nhưng vì là nhà thơ, thay vì nói "Chúng ta đã giải phóng Điện Biên rồi!", thì nhà thơ lại báo tin bằng một lời reo vui, một khẩu hiệu:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên! 
Niềm vui to lớn quá làm cho nhà thơ không kìm nén nổi lòng mình, bật reo lên những lời xưng tụng, rất gần với khẩu ngữ mà vẫn tràn đầy chất thơ, ngợi ca vị tướng tài ba, ngợi ca Bác Hồ, những người trực tiếp chỉ đạo để làm nên chiến thắng lẫy lừng:
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên GiápSét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp... Vinh quang Hồ Chí Minh - cha của chúng ta ngàn năm sống mãi! Quyết chiến quyết thắng cờ đỏ sao vàng vĩ đại! 
Đọc tới đây, ta chợt nhớ đã có hơn một lần, nhà thơ cũng reo vui bồng bột và nồng nàn như thế. Đó là cái đêm lịch sử đứng dậy cướp chính quyền ở Huế, quê hương ông:
Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãyHãy bay lên! Sông núi của ta rồi!Nước mắt ta trào híp mí, tràn môiCổ ta ré trăm trận cười, trận khóc!... Gió gió ơi! Hãy làm giông, làm tốCuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươiVàng vàng bay đẹp quá sao sao ơiTa ngã vật trong dòng người cuộn thác... 
(Huế tháng Tám - Từ ấy)
Chín năm, sau niềm vui ấy là niềm vui hôm nay, dù có từng trải và ghìm nén hơn,nhưng những lời thơ hào sảng thì vẫn nguyên như thế, nguyên một hồn thơ dạt dào như thế; tràn qua đoạn 3 (9 câu):
Kháng chiến ba ngàn ngàyKhông đêm nào vui bằng đêm nayĐêm lịch sử Điện Biên sáng rựcTrên đất nước như huân chương trên ngựcDân tộc ta dân tộc anh hùng! 
Khúc hát hân hoan như một trữ tình ngoại đề, như một dàn đồng ca dào dạt cất lên, thông qua những câu lục bát như lời ru của Mẹ:
Điện Biên vời vợi ngàn trùngMà lòng bốn biển nhịp cùng lòng taĐêm nay bè bạn gần xaTin về chắc cũng chan hòa vui chung? 
Đoạn 4 (27 câu): Đây là đoạn thơ quan trọng nhất có sức nặng nhất của toàn bộ bài thơ. Tác giả dành hẳn 27 câu thơ để mô tả một cách trực diện cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của quân dân ta để giành thắng lợi cuối cùng. Mở đầu đoạn thơ quan trọng này, nhà thơ láy lại câu "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" như một tôn vinh, như một tượng đài bất tử:
Hoan hô chiến sĩ Điện BiênChiến sĩ anh hùngĐầu nung lửa sắtNăm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắtMáu trộn bùn nonGan không núngChí không mòn! 
Đó là bức chân dung sáng rỡ của tập thể những người chiến sĩ Điện Biên trong một cái nhìn toàn cảnh, còn đây là những đặc tả gương mặt của những anh hùng cụ thể, có tên tuổi như Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... đã được nhà thơ khắc ghi vào lịch sử văn học đời đời:
Những đồng chí thân chôn làm giá súngĐầu bịt lỗ châu maiBăng mình qua núi thép gaiÀo ào vũ bãoNhững đồng chí chèn lưng cứu pháoNát thân, nhắm mắt còn ôm... 
Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh, là cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, có sự đóng góp sức lực và xương máu của cả nước. Nhà thơ đã ngợi ca điều đó trong những vần thơ kế tiếp: Và những chị, những anh đêm ngày ra tiền tuyến/ Mấy tầng mây gió lớn mưa to/ Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh... Và tác giả khẳng định: 
Hỡi các chị, các anhTrên chiến trường ngã xuốngMáu của anh chị, của chúng ta không uổngSẽ xanh tươi đồng ruộng Việt NamMường Thanh, Hồng Cúm, Him LamHoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng!
Hoa, quả của đất nước mãi còn từ máu và nước mắt, từ tuổi thanh xuân của những anh hùng, liệt sĩ Điện Biên, đó không chỉ là những lời an ủi mà là sự tôn vinh vĩnh hằng!
Đoạn 5 (22 câu): Nhà thơ dành đoạn thơ này để mô tả kẻ thù, những kẻ thù trực tiếp và gián tiếp, những kẻ xâm lược mà kết cục cuối cùng là sự thất bại thảm hại. Lời thơ ở đoạn này thật rắn rỏi, quyết liệt chứng tỏ một tinh thần không khoan nhượng trước kẻ thù! Nhà thơ vốn tài hoa và dịu dàng là thế mà không ngần ngại dùng những từ nhân xưng thật mạnh mẽ và thấm thía: "Lũ" và "nó" và "chúng bay": 
Lũ chúng nó phải hàng, phải chếtQuyết trận này quét sạch Điện BiênQuân giặc điênChúng bay chui xuống đấtChúng bay chạy đường trời!... Chúng bay chỉ một đường raMột là tử địa, hai là tù binh?
Những lời thơ ấy, không phải chỉ được viết ra sau khi chúng ta đã giành được chiến thắng; như một sự ăn theo, một tràng vỗ tay muộn mằn, mà nó hình thành ngay từ khi chúng ta quyết định đối đầu với Pháp ở Điện Biên Phủ. Niềm tin chiến thắng, niềm tin ở Đảng và Bác Hồ là động lực vô cùng to lớn để những chiến sĩ Điện Biên phất cờ chiến thắng trên hầm De Castries. Bức tranh hoành tráng này, nhà thơ vẽ trên núi rừng, sông suối của Điện Biên:
Nghe trưa nay, tháng 5, mồng 7,Trên đầu bay thác lửa hờn cămTrông: Bốn mặt lũy hầm sụp đổTướng quân bay lố nhố cờ hàngTrông: Chúng ta cờ đỏ sao vàngRực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Và thêm một lần nữa, nhà thơ reo lên: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!
Đoạn 6. Chiến thắng lẫy lừng ấy của toàn dân tộc từ đâu mà ra, do đâu mà có? Trong phút lắng lại của những ngày vui dào dạt, nhà thơ nhớ đến Bác Hồ và nghĩ tới công lao của Bác cho trận quyết đấu lịch sử này. Bằng tám câu thơ lục bát, nhà thơ đã vẽ nên hình ảnh Bác kính yêu trong niềm vui của toàn dân tộc:
Tiếng reo núi vọng sông rềnĐêm nay chắc cũng về bên Bác HồBác đang cúi xuống bản đồChắc là nghe tiếng quân hò quân reoTừ khi vượt suối băng đèoTa đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngàyTin về mừng thọ đêm nayChắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!
Đọc những câu thơ reo vui ấy, tự nhiên ta giật mình! Ừ nhỉ, chiến thắng Điện Biên (7-5-1954) chỉ cách sinh nhật lần thứ 64 của Bác hơn mười ngày! Nhà thơ liên hệ ngay rằng, chiến thắng này là những bông hoa của toàn dân tộc gửi lên mừng thọ Bác: "Tin về mừng thọ đêm nay/ Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!". 
Cũng trong đoạn thơ thứ 6 này, nhà thơ nhớ tới Thủ tướng Phạm Văn Đồng và phái đoàn ngoại giao Việt Nam ở Hội nghị Geneva. Tin chiến thắng Điện Biên sẽ làm cho chúng ta có được một tư thế mới trước kẻ thù:
Tin đây Anh, Điện Biên Phủ hoàn thànhNgày mai vào cuộc đấu tranhNhìn xuống bọn Bi đôn, SmítAnh sẽ nói: Thực dân, phát xítĐã tàn rồi!
Và như thế, để chuyển sang phần kết của bài thơ mang vóc dáng một trường ca này. Ở đoạn cuối cùng, nhà thơ tuyên bố với thế giới rằng, chúng tôi, những người Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình. Và bài học Điện Biên này sẽ làm cho các dân tộc thuộc địa biết vùng lên giành quyền tự do, độc lập cho dân tộc mình. Nhà thơ khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ đã chôn vùi chế độ thực dân cũ:
Tổ quốc chúng tôiMuốn độc lập, hòa bình trở lạiKhông muốn lửa bom đổ xuống đầu con cáiNước chúng tôi và nước các anhNếu còn say máu chiến tranhỞ Việt Nam, các anh nên nhớTre đã thành chông, sông là sông lửaVà trận thắng Điện BiênCũng mới là bài học đầu tiên!
Có thể nói, cùng với chiến thắng Điện Biên lịch sử, vang dội địa cầu, bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu đã làm nên bức tượng đài sừng sững tạc vào năm tháng, tạo một mốc son trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc nói chung và trong tiến trình thơ Tố Hữu nói riêng.
(Theo Văn nghệ) 

PHH s ưu t âm & GT (4 -2014)

File đính kèm:

  • doc3 BÀI VĂN HAY về chiến sĩ Điện Biên.doc